8 Iran bắt đầu nghiên cứu và phát triển công nghệ hạt nhân từ những năm 50 của thế kỷ trước bằng việc nghiên cứu về lò phản ứng mua được từ Mỹ vào năm 1959 Được sự hỗ trợ và ủng hộ của các nước phương
2.3.5. Thúc đẩy ký kết, thực thi các văn kiện pháp lý khác
Việc Tổng thống Obama thuyết phục thành công Thượng viện phê chuẩn Hiệp ước START mới là bước đi đầu tiên trong nỗ lực của chính phủ Obama nhằm thực hiện cam kết giải trừ quân bị với cộng đồng quốc tế. Hiệp ước START mới sẽ là động lực cho Tổng thống Mỹ tiếp tục ký kết và thực thi các văn kiện pháp lý quan trọng khác trong thời gian sắp. Không chỉ có Hoa Kỳ và
Nga cần cắt giảm hơn nữa kho vũ khí, mà họ cần phải hợp tác chặt chẽ để kiềm chế các quốc gia khác xây dựng và phát triển kho VKHN. Để thành công, Hoa Kỳ cần nỗ lực thiết lập một cơ chế cấm toàn cầu về việc sản xuất vật liệu phân hạch cho vũ khí, FMCT và củng cố lệnh cấm toàn cầu các vụ thử nghiệm hạt nhân bằng cách phê chuẩn CTBT.
Trong tháng 4/2009, Tổng thống Obama đã kêu gọi Quốc hội xem xét lại và phê chuẩn CTBT, nghiên cứu và cập nhật tình hình mới cho hiệp ước. Sau khi START mới được phê chuẩn, đây là lúc mà chính phủ Obama cần đưa trở lại vấn đề phê chuẩn CTBT và Thượng viện Mỹ cần nghiêm túc xem xét, bỏ phiếu thông qua Hiệp ước này trong thời gian sắp tới. Gần hai thập kỷ đã trôi qua sau vụ thử nổ cuối cùng của Mỹ, rõ ràng Mỹ và các cường quốc khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan đã không cần hoặc muốn tiếp tục các vụ thử hạt nhân để cải thiện khả năng hạt nhân của họ. Trong khi đó muốn đóng băng tình thế hạt nhân, tức là muốn ngăn chặn các quốc gia khác phát triển hoặc nâng cấp VKHN thì việc ký kết một hiệp ước đa phương giữa các nước trên thế giới về cấm thử hạt nhân toàn diện là một điều rất quan trọng. Ngoài ra, chính phủ Obama trong năm 2009 cũng cam kết sẽ “dẫn đầu một nỗ lực toàn cầu” để thương lượng, đàm phán cho một hiệp ước FMCT [51].
Việc thông qua một hiệp ước giữa Mỹ - Nga sẽ mở đường cho những cuộc đàm phán về VKHN chiến lược với Trung Quốc. Mặc dù chỉ có khoảng 40 trong tổng số 300 VKHN của Trung Quốc có thể tiến tới lãnh thổ Mỹ, song Trung Quốc đang tiến hành hiện tại hóa quân đội [83]. Lôi kéo Trung Quốc vào một cuộc đối thoại nhằm giảm nguy cơ hạt nhân là việc nên thực hiện. Thậm chí, các nước như Anh, Pháp, Mỹ có thể bàn thảo về một khung pháp lý cho quá trình loại bỏ VKHN ra khỏi đời sống quốc tế. Một hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược như START mới có thể được phát triển trở thành một hiệp ước đa phương với sự tham gia sâu rộng hơn của các cường quốc hạt nhân trên thế giới.
Tóm lại, đứng trước những thách thức mới trong quá trình phổ biến VKHN sau chiến tranh lạnh, buộc các quốc gia sở hữu VKHN phải tăng cường hợp tác. Phổ biến hạt nhân trở thành một trong những vấn đề toàn cầu, thách thức không nhỏ đến tính ổn định, hòa bình và phát triển của thế giới; cũng như ảnh hưởng mạnh mẽ đến an ninh mỗi quốc gia. Những bài toán về cắt giảm VKHN, kiểm soát hạt nhân, chống rò rỉ nguyên vật liệu, kỹ thuật hạt nhân vào tay các phần tử khủng bố, các tổ chức tội phạm xuyên quốc gia… chỉ có một lời giải duy nhất: đó là sự hợp tác giữa các cường quốc hạt nhân, trong đó Mỹ - Nga đóng vai trò “đầu tầu” trong việc thúc đẩy tiến trình chống phổ biến VKHN trên thế giới.
Đã có những giai đoạn mối quan hệ giữa Mỹ - Nga khá căng thẳng, khiến cho quá trình chống phổ biến VKHN trên thế giới bị ngưng trệ, và không đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, khi Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới ra đời, đã giúp khai thông mối quan hệ chiến lược này. Từ đó thúc đẩy Mỹ - Nga hợp tác giải quyết từ các vấn đề song phương như hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tại Châu Âu, đến các vấn đề đa phương liên quan đến an ninh thế giới như vấn đề hạt nhân của Iran, Bắc Triều Tiên, chủ nghĩa khủng bố quốc tế… Đồng thời, hiệp ước START mới là một “bước đệm” quan trọng cho chính quyền Tổng thống Obama có thể thuyết phục Thượng viện thông qua một số hiệp ước đa phương trước đây như Hiệp ước CTBT, FMCT… Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược START mới cũng mở ra một “mô hình” pháp lý mới cho quá trình giải giáp VKHN, từ một văn bản song phương, có thể phát triển trở thành một văn bản đa phương, với sự hợp tác sâu rộng hơn của các cường quốc hạt nhân khác; bởi lẽ chống phổ biến VKHN không phải là nhiệm vụ của từng quốc gia riêng lẻ nào, mà đó là trách nhiệm của toàn cầu.
CHƯƠNG 3