TRIỂN VỌNG THỰC HIỆN HIỆP ƯỚC START MỚ

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 81)

3.1. Những khó khăn trong quá trình phê chuẩn Hiệp ước START mới

Thỏa thuận với nội dung cắt giảm gần 1/3 kho VKHN của hai nước Mỹ - Nga đã được Tổng thống Barack Obama và Dmitry Medvedev ký kết tại Prague. Hiệp ước dự kiến cắt giảm khối lượng lớn đầu đạn hạt nhân và các phương tiện vận chuyển, đồng thời thay thế cho thỏa thuận đã hết hiệu lực vào cuối năm 2009 – START I. Để Hiệp ước mới có hiệu lực thực thi, Quốc hội hai nước sẽ phải đồng bộ phê chuẩn START mới. Tuy nhiên, đây là một quá trình khá khó khăn, khiến cộng đồng quốc tế đặt câu hỏi: liệu số phận của START mới có giống như START II trước đó trong khi càng tiến gần đến thời điểm phê chuẩn, càng xuất hiện nhiều lời chỉ trích START mới?

3.1.1. Về phía Mỹ

Khó khăn trong phê chuẩn START mới là việc chính phủ Tổng thống Obama phải thuyết phục được các thượng nghị sỹ thông qua Hiệp ước. Tổng thống cần có ít nhất 67 trong tổng số 100 phiếu trong khi đảng Dân chủ, các nghị sỹ ủng hộ đường lối của Tổng thống Mỹ hiện tại chỉ giữ 59 ghế. Số còn lại là đảng viên Cộng hòa và các thượng nghị sỹ độc lập, do đó, chính phủ Obama cần thuyết phục họ về lợi ích START mới mang lại cho Mỹ. Các cuộc tranh luận tại Thượng viện Mỹ thường xoay quanh 3 vấn đề: 1/ sự phản đối của Nga đối với việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ; 2/ lo ngại của Nga về vũ khí tấn công thông thường tầm xa của Mỹ9; 3/ mối lo lắng của Mỹ về vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga [107; 71].

Các Thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa muốn đảm bảo hiệp ước không can thiệp vào khả năng Mỹ phát triển và triển khai phòng thủ tên lửa. Cụ thể, các thượng nghị sỹ muốn loại bỏ một vài câu chữ trong lời nói đầu của hiệp ước về

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 81)