Tăng cường tính ổn định hạt nhân chiến lược

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 70)

5 Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lớn nhất thế giới với 2.4 nghìn tỷ USD và năm 2010 vừa qua, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Sự phát triển của lực lượng quân độ

2.3.2. Tăng cường tính ổn định hạt nhân chiến lược

Hiệp ước START mới đã đánh dấu mức độ hợp tác hạt nhân chiến lược mới giữa Mỹ và Nga, bởi nó là khung pháp lý cơ bản cho quá trình cắt giảm thực chất hai kho VKHN lớn nhất thế giới. Điều này đảm bảo mối quan hệ hạt nhân ổn định và có tính dự đoán của Mỹ - Nga. Hai nước sẽ cắt giảm đáng kể số VKHN trong vòng 7 năm từ ngày hiệp ước có hiệu lực. Với số lượng cắt giảm quy ước trong START mới, Mỹ và Nga vẫn là hai cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới và họ vẫn có thể duy trì chính sách răn đe hạt nhân hiệu quả và linh hoạt để răn đe bất kỳ ý định tấn công hạt nhân nào. Ở phương diện song phương, giới hạn của START mới kèm theo những điều khoản cụ thể được đánh giá là sát với thực tế và phản ánh sự bình đẳng giữa Mỹ Nga trong lực lượng hạt nhân chiến lược được triển khai cũng như đặt nền tảng vững chắc cho sự cắt giảm hơn nữa của hai nước.

Hiệp ước START mới đồng thời cũng đảm bảo tính cân bằng trong cấu trúc hệ thống chiến lược của hai nước, như Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nga S. Lavrov đã từng phát biểu: START mới “duy trì sự bình đẳng của tất cả các thành tố (trong cấu trúc hạt nhân hai nước) mà không có ngoại lệ, từ những nguyên tắc căn bản đến số lượng cắt giảm, cơ chế thẩm tra và những tham số khác”. Hiệp ước cũng đảm bảo tính linh hoạt của các bên trong việc tự xác định cấu trúc lực lượng chiến lược của mình trong kế hoạch phát triển và triển khai lực lượng hiện tại và tương lai.

Bên cạnh đó, Hiệp ước START mới khi bắt đầu có hiệu lực sẽ giúp hoàn thiện việc giám sát lực lượng chiến lược đang còn thiếu kể từ khi START I hết hạn. Nếu không có START mới, sự nghi kỵ và hiểu nhầm có thể xảy ra và leo thang giữa hai quốc gia, thậm chí có thể dẫn đến chạy đua vũ trang. Hiệp ước mới bao gồm các điều khoản giám sát phù hợp với những giới hạn mới và thực tế tình hình hai kho vũ khí của Mỹ - Nga. Những điều khoản này cho phép các bên có thể đếm chính xác số lượng đầu đạn hạt nhân thực tế trong mỗi tên lửa đạn đạo – điều khoản đầu tiên tồn tại trong một hiệp ước kiểm soát vũ khí. Đồng

thời, các điều khoản thanh sát, kiểm tra này giúp tạo lập sự tin tưởng giữa hai nước, khi cả hai đều chắc chắn thực hiện theo đúng quy định của Hiệp ước. START mới giúp giảm bớt khả năng hiểu nhầm và những viễn cảnh tồi tệ về một vụ tai nạn hạt nhân. Những hạn chế của START mới, kết hợp với chế độ kiểm tra đầy đủ, chặt chẽ có thể đảm bảo tính minh bạch, dễ dự báo và xây dựng thêm lòng tin giữa hai quốc gia. Từ đó giúp giảm bớt nghi kỵ để hai bên hướng đến mục tiêu cắt giảm hơn nữa VKHN.

Có thể thấy, START mới là bước đi đầu tiên, mở ra cơ hội hợp tác sâu rộng hơn giữa Mỹ - Nga nhằm cân bằng tình thế hạt nhân, giảm nghi kỵ giữa hai quốc gia. Một trong những vấn đề vướng mắc giữa Mỹ và Nga từ sau chiến trạnh lạnh là việc xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ để chống lại các nguy cơ hạt nhân từ những quốc gia bị Mỹ cho là “ngỗ nghịch”. Nga luôn lo ngại việc xây dựng lá chắn tên lửa đạn đạo của Mỹ sẽ vô hiệu hóa vũ khí của Nga, làm mất khả năng răn đe của nước này, từ đó dẫn đến mất tính cân bằng và ổn định trong chiến lược hạt nhân giữa hai nước. Khi đàm phán về START mới, chính quyền Obama có phần “nhượng bộ” với Nga về vấn đề này hơn chính quyền Bush, quyết định tạm thời không triển khai lá chắn tên lửa tại vùng Viễn Đông, gần biên giới Nga. Thậm chí chính quyền Obama còn gợi ý mời Nga tham gia vào kế hoạch thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu. Trong Báo cáo đánh giá tình thế hạt nhân 2010, Mỹ đã đưa ra đề nghị hợp tác phòng thủ tên lửa với Nga: cùng nghiên cứu và phát triển; cùng thử hệ thống phòng thủ tên lửa; cùng làm mẫu, mô phỏng và phân tích kiến trúc phòng thủ tên lửa để chống lại những nguy cơ an ninh khu vực và thế giới. Đề xuất này đã nhận được sự tán thành của một số nước trong Khối NATO [31]. Hiện tại, Mỹ và Nga đang cố gắng bàn bạc về khuôn khổ hợp tác chung để triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tại Châu Âu.

Có thể nói, Quá trình thực thi Hiệp ước với sự hợp tác và trao đổi lẫn nhau là điều rất quan trọng để Mỹ - Nga có thể tránh khỏi hiểu lầm về ý đồ của nhau, trong khi cùng tìm cách giảm lực lượng hạt nhân và những mối nguy hiểm từ

VKHN. START mới có thể duy trì và tăng cường sự bình đẳng chiến lược giữa Mỹ - Nga cũng như giúp ngăn chặn những xung đột nổi lên trong quan hệ hạt nhân chiến lược ít nhất trong vòng 10 năm tới.

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 70)