START mới và Quy chế chống phổ biến hạt nhân NPT trên thế giớ

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 73)

5 Hiện tại, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc lớn nhất thế giới với 2.4 nghìn tỷ USD và năm 2010 vừa qua, Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới Sự phát triển của lực lượng quân độ

2.3.3. START mới và Quy chế chống phổ biến hạt nhân NPT trên thế giớ

Trong suốt giai đoạn Chiến tranh lạnh, hai chủ thể nòng cốt và chủ đạo của quá trình chạy đua vũ trang hạt nhân là Mỹ và Liên Xô. Đồng thời đây cũng là hai siêu cường chính trong tiến trình cắt giảm và chống phổ biến VKHN. Lợi ích chung đã thúc đẩy Mỹ và Liên Xô xây dựng các hiệp ước với mục đích hạn chế chạy đua vũ trang, tăng cường sự ổn định chiến lược và tránh hủy diệt lẫn nhau trong một cuộc chiến hạt nhân. Họ đã đạt được những hiệp định chung như Hiệp ước ABM, Hiệp ước INF và Hiệp ước START I.

Bước ra khỏi Chiến tranh lạnh, Mỹ vẫn là siêu cường, còn Nga – nước kế thừa của Liên Xô tuy suy yếu về nhiều mặt, song về lực lượng hạt nhân, Nga vẫn là một “siêu cường”, sở hữu kho vũ khí đứng thứ 2 sau Mỹ. Nga và Mỹ sở hữu đến 95% lực lượng hạt nhân trên thế giới. Do đó, Nga và Mỹ vẫn tiếp tục là hai chủ thể chính, đóng vai trò trung tâm và tích cực trong việc tăng cường Quy chế Không phổ biến VKHN trên thế giới. Bên cạnh đó, đứng trước tình trạng phổ biến hạt nhân ngày càng lan rộng, chủ nghĩa khủng bố quốc tế phát triển, là hai “siêu cường hạt nhân”, Mỹ và Nga cần phải thể hiện vai trò lãnh đạo, tiên phong

trong việc cắt giảm số lượng VKHN toàn cầu. Một mối quan hệ hợp tác giữa Mỹ - Nga có ý nghĩa khá to lớn đối với Quy chế chống phổ biến VKHN trên thế giới [70; 2]

Trước hết, hai nước đã thực hiện đúng cam kết của mình đối với những quy định cắt giảm vũ khí trong Điều VI – Hiệp ước NPT, thông qua việc thực hiện START mới. Hiệp ước NPT cũng như Quy chế Không phổ biến VKHN đã bị giới chuyên gia chỉ trích vì tính kém hiệu quả (Xem mục 2.1.1 và phụ lục 1), nhưng với START mới, có thể coi đây là một thành công nhất định của Cơ chế này trong thời gian gần đây.

Điều VI, Hiệp ước NPT quy định các bên cam kết “xúc tiến các cuộc đàm phán với niềm tin vào tính hiệu quả của các biện pháp để ngừng chạy đua vũ trang hạt nhân và giải trừ quân bị, cũng như hoàn tất việc giải trừ VKHN dưới sự quản lý hiệu quả và chặt chẽ của quốc tế”. Mỹ và Nga đã thực hiện điều khoản này bằng cách ký kết và thực thi một loạt hiệp ước. Trong đó, Hiệp ước START mới được coi là một trong những văn kiện pháp lý song phương quan trọng nhất giai đoạn sau chiến tranh lạnh, thể hiện thái độ thiện chí và nguyện vọng cắt giảm VKHN của hai cường quốc. Nếu như Hiệp ước SORT (Hiệp ước Mát-xcơ- va) không có những điều khoản giám sát thi hành thì START mới đã “lấp khoảng trống” pháp lý này. Hiệp ước START mới đã củng cố vị trí lãnh đạo

trong lĩnh vực kiểm soát và giải trừ VKHN của Mỹ và Nga với tư cách là hai cường quốc hạt nhân và là thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Việc ký kết START mới đã tăng cường mức độ tin tưởng không chỉ giữa Mỹ và Nga, mà còn giữa các thành viên hạt nhân và không sở hữu hạt nhân trong Hiệp ước NPT. Điều này góp phần cân bằng mối quan hệ hạt nhân giữa các nước sở hữu VKHN và không sở hữu loại vũ khí này. Đồng thời, tăng cường tiếng nói và uy tín chính trị cho Mỹ - Nga trên thế giới.

Với START mới, Nga – Mỹ có cơ sở thực tế để yêu cầu, đề nghị một số quốc gia phải tuân thủ theo đúng cam kết của họ trong Quy chế Không phổ biến VKHN, ví dụ như trường hợp của Iran. Bên cạnh đó, việc Mỹ cắt giảm hạt nhân theo START mới khiến Mỹ được ủng hộ hơn trong việc đưa ra những sáng kiến, hay các gói giải pháp cứng rắn, kiên quyết để xử lý một số vấn đề an ninh hạt nhân. Ngoài ra, việc ký kết và thực thi START mới đã giúp Mỹ khôi phục uy tín của mình, vì trước kia, họ bị chỉ trích đã không phê chuẩn Hiệp ước CTBT trong khi Nga đã thực hiện điều đó. Đây có thể được coi là bằng chứng cho những tuyên bố của chính quyền Obama rằng Mỹ và Nga sẽ cùng lãnh đạo thế giới trong tiến trình chống phổ biến VKHN.

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w