Hiệp ước START

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 27)

4 Hiệp ước STAR TI bao gồm một chế độ kiểm tra việc thực hiện Hiệp ước khá phức tạp Điều này làm tăng tính minh bạch về số lượng và cấu trúc hạt nhân của hai bên, xây dựng lòng tin, và khuyến khích tinh thần

1.2.2. Hiệp ước START

Nga và Mỹ ký kết Hiệp ước START II vào ngày 3/1/1993 sau gần 1 năm đàm phán. Đây là giai đoạn 2 trong tiến trình cắt giảm kho VKHN của hai cường quốc. Tuy nhiên cả hai bên đều trì hoãn việc phê chuẩn Hiệp ước này trong những năm 1990s, và kết quả là hiệp ước START II chưa bao giờ có hiệu lực thực thi, mặc dù có lúc Hiệp ước này đã được Thượng viện Mỹ và Đuma Quốc gia Nga đồng ý thông qua.

1.2.2.1. Các điều khoản của START II

START II định ra mức trần bằng nhau đối với VKHN chiến lược của mỗi bên. START II được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn 1, mỗi bên phải giảm được số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược đã triển khai xuống còn 3800 – 4250. Con số này bao gồm các đầu đạn trên SLBM, hay trên không. Trong tổng số 3800 – 4250 đầu đạn, tối đa là 1200 đầu đạn có thể được triển khai trên tên lửa có nhiều đầu đạn, tự tách và định vị mục tiêu một cách độc lập (viết tắt MIRV); tối đa 2160 trên các tàu và 650 trên ICBM hạng nặng. Giai đoạn thứ 2, các bên sẽ giảm tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược xuống còn 3500 trên những phương tiện vận chuyển tấn công chiến lược – ICBM, SLBM và máy bay ném bom hạng nặng. Hiệp ước cũng cấm tất cả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang nhiều đầu đạn (MIRV ICBM) và quy định mỗi bên được duy trì tối đa 1750 đầu đạn trên SLBM. Về thời điểm kết thúc quá trình cắt giảm, tháng 9/1997, Mỹ và Nga đã

ký Nghị định thư Helsinki thư để gia hạn từ đầu năm 2003 trở thành cuối năm 2007 [104; 3].

Như vậy, Hiệp ước START II nhằm hoàn thiện tính ổn định chiến lược

giữa hai cường quốc hạt nhân Nga – Mỹ thông qua việc loại bỏ các MIRV ICBM là những bệ phóng hạt nhân có khả năng tham gia vào một cuộc tấn công phủ đầu. Việc áp dụng Hiệp ước này cũng sẽ giúp làm giảm 2/3 sức mạnh hạt nhân chiến lược mà Liên Xô cũ và Mỹ nắm giữ ở thời kỳ cao điểm trong Chiến tranh lạnh [41; 830]. Bên cạnh đó, việc thi thực START II sẽ đạt được mục tiêu của Mỹ là muốn loại bỏ loại SS-18 ICBM hạng nặng của Nga, loại vũ khí mà trước kia Liên bang Xô viết đã từ chối hạn chế. Đổi lại, Nga cũng hạn chế được số lượng đầu đạn hạt nhân trên SLBM của Mỹ, mặc dù sự cắt giảm này không lớn như đối với MIRV ICBM.

1.2.2.2. Vấn đề thông qua START II

Mặc dù được ký kết vào đầu năm 1993, song quá trình xem xét để thông qua Hiệp ước này chỉ bắt đầu khi START I có hiệu lực vào cuối năm 1994. Thượng viện Mỹ đã trì hoãn việc thông qua hiệp ước này do những bất đồng giữa Tổng thống Clinton và một số thành viên Thượng viện về nhiệm vụ, tổ chức của Cơ quan giải trừ và kiểm soát vũ khí, Bộ Ngoại giao Mỹ. Cuối cùng, Thượng viện Mỹ đã đồng ý phê chuẩn START II với tỷ lệ bầu là 87 phiếu đồng ý và 4 phiếu chống vào ngày 26/1/1996 [105; 10]. Hạ viện Nga bắt đầu xem xét các điều khoản của Hiệp ước này vào năm 1995, nhưng phải đến tận ngày 14/4/2000 mới thông qua.

Sở dĩ Đuma quốc gia Nga trì hoãn việc thông qua là do có nhiều nghị sĩ cho rằng Hiệp ước có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lực lượng tấn công hạt nhân của nước này và một số khác lại phản đối những chi phí mà Nga phải chi trả khi thực hiện hiệp ước. Nhiều thành viên chỉ trích về các điều khoản trong Hiệp định, cho rằng chúng có lợi cho Hoa Kỳ và cản trở lực lượng răn đe hạt nhân của Nga khi buộc Nga phải loại bỏ MIRV ICBM. Nếu giữ lại số vũ khí này, Nga có thể duy

trì sự cân bằng chiến lược đối với Mỹ. Do những người này lo ngại việc NATO mở rộng thêm thành viên là các quốc gia Trung và Đông Âu, sẽ tạo ra mối đe dọa đến an ninh của Nga, buộc Nga phải chống đỡ bằng VKHN khi lực lượng hạt nhân của Mỹ và NATO ngày càng tiến gần đến biên giới nước này.

Bên cạnh đó, việc thông qua START II lại gắn chặt với việc thực thi Hiệp ước ABM. Vào tháng 1/1999, Mỹ tuyên bố kế hoạch đàm phán với Nga để thay đổi các điều khoản của Hiệp ước này, trong khi quan chức Nga cho rằng việc thay đổi Hiệp ước ABM không có lợi cho lợi ích quốc gia Nga. Đối với Nga, ABM đã hình thành nên một khuôn khổ ổn định mang tính chiến lược và bất kỳ sự thay đổi nào cũng có thể dẫn đến việc triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo quốc gia. Việc Mỹ triển khai hệ thống này tại Alaska sẽ làm hạn chế khả năng răn đe hạt nhân của Nga, phá vỡ tính ổn định chiến lược giữa hai nước được xây dựng thông qua Hiệp ước ABM. Đồng thời, Nga cũng đặt câu hỏi về nhu cầu cần một hệ thống phòng thủ chiến lược của Mỹ để chống lại những nguy cơ mới từ các quốc gia như Bắc Triều Tiên, Iran, Iraq và nghi ngờ về việc các nước này có khả năng kỹ thuật hoặc ý muốn sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt để trở thành mối đe dọa đối với an ninh nước Mỹ. Nói cách khác, Nga cho rằng hệ thống phòng thủ tên lửa chiến lược của Mỹ nhằm chống lại lực lượng hạt nhân của Nga [104; 12]. Ngoài ra, việc Đuma quốc gia Nga trì hoãn thông qua START II xuất phát từ sau một loạt sự kiện: Mỹ và Anh tấn công Iraq tháng 12/1998; lực lượng NATO tiến hành chiến dịch oanh tạc không quân Yugoslavia vào tháng 4/1999 [72; 38].

Tuy nhiên, có ý kiến ủng hộ phê chuẩn hiệp ước cho rằng Nga không thể tiếp tục chi trả các khoản chi phí bảo dưỡng, tái cấu trúc lực lượng MIRV ICBM, nên cắt giảm loại vũ khí này là lựa chọn tốt nhất. Với nỗ lực của chính quyền Tổng thống Putin, Hiệp ước START II đã được Đuma quốc gia Nga thông qua sau khi Tổng thống hứa là sẽ rút khỏi Hiệp ước nếu Mỹ rút khỏi ABM 1972; và Mỹ phải thông qua một vài thỏa thuận được ký năm 1997 liên quan đến hiệp ước

ABM 1972. Tuy nhiên, Tổng thống Clinton đã không đệ trình những yêu cầu bổ sung của Nga lên Thượng viện Mỹ để thông qua; còn Tổng thống G.Bush sau đó đã tuyên bố rút khỏi Hiệp ước ABM vào tháng 6/2002. Do đó, Nga cũng rút khỏi Hiệp ước START II và không thực hiện việc cắt giảm VKHN theo hiệp ước.

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w