STAR TI (T9/1990) Số lượng VKHN

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 25)

START I (T9/1990) Số lượng VKHN Số lượng VKHN sau START I (T7/2009) Hoa Kỳ 1 Số lượng đầu đạn 10.563 5916

2 Phương tiện vận chuyển 2246 1188

Các nước Liên Xô cũ

3 Số lượng đầu đạn 10.271 3897

4 Phương tiện vận chuyển 2500 809

5 Số đầu đạn trên ICBM hạng nặng

3080 1540

6 Số đầu đạn trên ICBM di động

618 0

* Chú ý: Mỹ không triển khai Đầu đạn hạt nhân trên ICBM hạng nặng và di động

Nguồn: [96] Ngoài ra, tất cả đầu đạn hạt nhân từ 104 SS-18 ICBM ở Kazakhstan đã được tháo dỡ và đưa về Nga, tất cả bệ phóng tại quốc gia này đã bị phá hủy. Ukraine cũng đã phá hủy toàn bộ bệ phóng SS-19 ICBM và SS-24 ICBM trên lãnh thổ và hoàn trả đầu đạn hạt nhân về cho Nga. Belarus cũng hoàn thành cam kết trả lại Nga các tên lửa 88 SS-25 và đầu đạn hạt nhân vào cuối tháng 11/1996 [102].

* Một số đánh giá chung về Hiệp ước START I

Hiệp ước START I ký kết và được thực hiện mang một ý nghĩa rất to lớn

đối với tiến trình cắt giảm và chống phổ biến VKHN trên toàn thế giới. Bản Hiệp ước lần đầu tiên thể hiện mức độ cắt giảm cân bằng kho vũ khí của hai nước, “sẽ không cho phép một bên nào đơn phương chiếm ưu thế”. START I đã giúp giảm tiềm năng tấn công hạt nhân của hai siêu cường bằng việc hạn chế số lượng đầu đạn trên những loại tên lửa đạn đạo có nguy cơ đe dọa nhất; tạo khung pháp lý nhằm chấm dứt chạy đua hạt nhân thời kỳ Chiến tranh lạnh; giảm mối nguy hiểm thực tế và hiện hữu về chiến tranh hạt nhân; tạo ra quyền hợp pháp cho cả hai bên để kiểm tra mức độ tuân thủ Hiệp ước của nhau. Đây chính là những cơ sở để hạn chế rủi ro hạt nhân trong những tranh chấp chính trị tương lai4. Đồng thời, START I cũng là một kênh giao lưu, trao đổi mà qua đó, các nhà lãnh đạo, quan chức và giới học giả Mỹ, Nga có thể bàn bạc về những vấn đề cụ thể, những bất đồng trong lĩnh vực hạt nhân [24].

Tuy nhiên, START I vẫn tồn tại những hạn chế: 1/ Hiệp ước chú trọng việc giảm tên lửa tầm xa, đầu đạn và khả năng tải trọng (ICBM hạng nặng), có hạn chế một phần các tên lửa chở bằng máy bay nhưng lại bỏ qua bom rơi tự do; và hầu như bỏ qua tên lửa do các tàu hải quân phóng đi. 2/ START I không yêu cầu loại bỏ tất cả tên lửa đã không còn được sử dụng. Các quốc gia phải phá bỏ các bệ phóng tên lửa vượt quá số lượng quy định trong hiệp ước, tuy nhiên, trong một số trường hợp, tên lửa có thể được đưa trở lại trong kho và đầu đạn hạt nhân có thể được tái sử dụng trên những tên lửa không bị loại bỏ. 3/ Hiệp ước này đã cắt giảm một nửa số tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng nặng của Liên Xô (còn 154 ICBM hạng nặng). Đây là loại VKHN được coi là nền tảng trong lực lượng chiến lược của quốc gia này. Trong khi đó, cơ cấu lực lượng hạt nhân của Mỹ với hạm đội tàu ngầm đóng vai trò chủ đạo, trên thực tế, vẫn được giữ nguyên,

Một phần của tài liệu Chuyên Đề Tác động của hiệp ước start mới đến vấn đề chống phổ biến vũ khí hạt nhân (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w