Một số định hướng hoàn thiện chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 94)

doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay ở nước ta

Hoàn thiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong giai đoạn mới nhất là trong các điều kiện thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Sau 6 năm thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 nhìn chung Luật đã đạt được mục tiêu đề ra, đánh dấu bước phát triển quan trọng, góp phần cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, đáp ứng được yêu cầu

87

của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình thực thi luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003 đã bộc lộ nhiều bất cập. Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008 mới đã ra đời và có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 về cơ bản đã hạn chế được những nhược điểm chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. Đây cũng là những thay đổi kịp thời đáp ứng được những mục tiêu, chính sách của Đảng và Nhà nước, phù hợp với thông lệ quốc tế cũng như các cam kết quốc tế. Chính sách miễn, giảm được quy định trong luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới như sau:

Về đối tượng miễn, giảm

Theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003, đối tượng nộp thuế bao gồm cả tổ chức và cá nhân, hộ gia đình sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ. Nay theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân đã được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2007 thì các đối tượng là cá nhân và hộ gia đình sẽ chuyển sang nộp thuế thu nhập cá nhân từ ngày 01/01/2009. Vì vậy, đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo Luật mới chỉ còn bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập.

Các đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp này khi đáp ứng đủ các điều kiện về miễn, giảm thuế được quy định trong luật sẽ được miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp.

Hiện nay, ở nước ta đã có các tổ chức thuộc Hội khuyến nông, Hội khuyến học, Hội người cao tuổi, Hội bảo trợ người tàn tật… và các tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam (Hội đồng Anh, Cộng đồng Pháp ngữ, Trung tâm giáo dục của Hội đồng Bộ trưởng các nước ASEAN…). Đây là các tổ chức có tham gia tích cực vào một số lĩnh vực của đời sống xã hội, cung cấp một số dịch vụ công mang tính tự nguyện, từ thiện (đào tạo, tư vấn đời sống, pháp luật, hoạt động giao lưu, phát triển văn hoá, nghiên cứu khoa học…). Thu nhập từ hoạt động của các tổ chức này được sử dụng cho mục đích, tôn chỉ được pháp luật thừa nhận như nêu trên mà không phân chia. Tuy nhiên, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và các văn bản

88

hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp được áp dụng trước ngày 01/01/2009 chưa quy định rõ về đối tượng nộp thuế và chính sách điều tiết thu nhập đối với các tổ chức có thu nhập không chia mà áp dụng chung cơ chế, chính sách điều tiết như doanh nghiệp nên phần nào có ảnh hưởng đến sự phát triển các hoạt động của các tổ chức đó.

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy các nước cũng quy định những đối tượng này thuộc đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp nhưng có những quy định đặc thù về thu nhập chịu thuế, chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp khác với quy định áp dụng cho các doanh nghiệp. Để phù hợp với tình hình thực tiễn nước ta, tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm của các nước, Luật quy định cụ thể hơn về đối tượng nộp thuế và bổ sung chính sách điều tiết thu nhập đối với tổ chức có hoạt động kinh tế có thu nhập nhưng không chia lợi nhuận cho chủ sở hữu.

Các quy định về quyền đánh thuế của nước ta đối với các tổ chức nước ngoài hoạt động tại Việt Nam hoặc có thu nhập phát sinh tại Việt Nam hiện hành đang được quy định tại các văn bản dưới luật nay cũng được đưa vào luật để nâng cao cơ sở pháp lý trong thực hiện.

Về mức miễn, giảm

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật thuế mới được áp dụng là 25%, riêng đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Như vậy thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp đã giảm 3% so với Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 là 28%. Việc giảm thuế suất như vậy là tương đối phù hợp với các nước trong khu vực và lộ trình cắt giảm thuế của Chính phủ. Tại thời điểm ban hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2003, việc quy định mức thuế suất 28% đã được cân nhắc, tính toán kỹ, vừa đảm bảo thống nhất giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài, vừa bảo đảm thấp hơn các nước có điều kiện về cơ sở hạ tầng tốt hơn nước ta như: Malaysia (32%), Thái Lan (30%), Philippin (35%), Inđônêxia

89

(30%, riêng thuế suất đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực khai thác mỏ, dầu khí, thuỷ điện từ 30% đến 45%) và Trung Quốc (33%). Gần đây, do tác động của quá trình toàn cầu hoá, cạnh tranh giữa các quốc gia ngày càng gay gắt hơn nên nhiều nước trên thế giới và trong khu vực đã sử dụng thuế thu nhập doanh nghiệp như là một công cụ quan trọng để tăng sức hấp dẫn thu hút đầu tư. Xu hướng quốc tế gần đây cho thấy nhiều nước chuyển từ ưu đãi nhiều ngành, lĩnh vực sang ưu đãi theo diện rộng, khuyến khích tổng thể nền kinh tế bằng chính sách điều tiết thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý (hạ thuế suất), chỉ tập trung ưu đãi để phát triển một số rất ít ngành mũi nhọn và vùng đặc biệt khó khăn. Ví dụ: Trung Quốc bên cạnh việc hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 33% xuống còn 25% còn xoá bỏ (theo lộ trình 5 năm) hầu hết các ưu đãi thuế, kể cả ưu đãi đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trước đây. Đối với lĩnh vực, Trung Quốc chỉ còn ưu tiên cho doanh nghiệp có công nghệ cao, đồng thời là công nghệ mới; đối với địa bàn Trung Quốc chỉ có ưu đãi thuế cho các doanh nghiệp đầu tư vào các vùng tự trị và khó khăn ở phía Tây. Singapore đã hạ thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp từ 20% xuống còn 19%. Philippin giảm từ 35% xuống còn 30%.

Vì vậy để khuyến khích tổng thể nền kinh tế, tạo thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp có điều kiện tăng tích luỹ, tích tụ, thêm nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh và cũng là tăng khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới thay đổi đã hạ mức thuế suất phổ thông từ 28% xuống 25%, bỏ thu thuế bổ sung đối với thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất để áp dụng chung mức thuế suất của hoạt động kinh doanh bất động sản.

Trong những năm qua, để thống nhất không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, giữa đầu tư trong nước với đầu tư nước ngoài, các quy định về ưu đãi thuế được tổng hợp từ tất cả các văn bản pháp luật ban hành từ lúc nền kinh tế nước ta mới mở cửa, môi trường đầu tư kém hấp dẫn, cơ sở hạ tầng còn khó khăn… trên nguyên tắc chọn mức ưu đãi cao nhất, thuận lợi nhất.

90

Các chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nêu trên đã phát huy tác dụng tích cực trong cải thiện môi trường đầu tư trong những năm đầu mới ban hành. Tuy nhiên, trước thực tế phát triển kinh tế, xã hội thì chính sách ưu đãi ngày càng bộ lộ nhược điểm dàn trải, phức tạp; chưa đáp ứng được yêu cầu là công cụ phân bổ nguồn lực để phát triển kinh tế theo vùng và lãnh thổ, nhất là các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Do ưu đãi dàn trải vừa theo ngành nghề, lĩnh vực, vừa theo địa bàn (90% số lượng ngành kinh tế cấp II được hưởng ưu đãi thuế; 32% số huyện thuộc diện ưu đãi và 24% số huyện thuộc diện đặc biệt ưu đãi; 154 khu công nghiệp, khu chế xuất, 10 khu kinh tế, 23 khu kinh tế cửa khẩu do trung ương thành lập; hàng trăm khu công nghiệp nhỏ và vừa, cụm công nghiệp do địa phương thành lập, chưa kể các điểm công nghiệp cũng thuộc diện ưu đãi) nên các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài, đều tập trung chủ yếu vào các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc những địa bàn thuận lợi tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Vĩnh Phúc (chủ yếu là khu vực thuận lợi như Vĩnh Yên, Bình Xuyên, Quang Minh), Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh.

Vì vậy, để chính sách ưu đãi thuế phát huy tác dụng là công cụ tạo sự chuyển biến trong phân bổ nguồn lực, thực hiện thu hút đầu tư có chọn lọc, có hiệu quả, nâng cao chất lượng nhà đầu tư Luật đã sửa đổi so với Luật cũ là cùng với việc hạ mức thuế suất chung từ 28% xuống còn 25% như nêu trên, chính sách ưu đãi thuế được cải cách theo hướng vừa đơn giản, vừa tạo khoảng cách đủ lớn giữa các mức ưu đãi, tăng sức hấp dẫn để thu hút đầu tư vào các địa bàn khó khăn, kém phát triển và một số ngành nghề mũi nhọn. Cụ thể như sau:

+ Giữ nguyên mức ưu đãi cao nhất về thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế suất 10% trong 15 năm và miễn thuế tối đa trong 4 năm, giảm 50% số thuế tối đa trong 9 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động

91

trong các lĩnh vực mũi nhọn như: công nghệ cao, nghiên cứu và phát triển, các lĩnh vực được xã hội hoá gồm: giáo dục – đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ môi trường. Đối với các trường hợp đặc biệt thì có thể được hưởng thuế suất 10% trong thời gian dài hơn theo quy định của Chính phủ.

+ Giữ mức thuế suất 20% trong thời gian 10 năm, được miễn thuế tối đa 2 năm và giảm 50% tối đa 4 năm áp dụng với các địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn như hiện hành. Đồng thời bỏ mức thuế suất 15% là mức thuế suất hiện hành chủ yếu áp dụng đối với các dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư và thực hiện tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn để vừa đơn giản vừa tạo sức hấp dẫn của các mức ưu đãi 10% và 20% như nêu trên.

+ Các trường hợp đầu tư mở rộng, đầu tư theo chiều sâu sẽ được trích khấu hao nhanh hơn so với mức thông thường thay thế cho việc giảm thuế hiện nay để đảm bẩo tính khả thi và minh bạch.

+ Thời gian bắt đầu tính ưu đãi thuế là năm đầu tiên có doanh thu

+ Ngoài ra Luật còn quy định ưu đãi mới cho tất cả các doanh nghiệp: được trích đến 10% thu nhập trước khi tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ như quy định tại Điều 45 của Luật chuyển giao công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích doanh nghiệp chủ động đầu tư phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị.

Xét về mặt tổng thể, việc thiết kế thuế suất và các ưu đãi thuế trong luật đảm bảo duy trì được chính sách ưu đãi hiện hành (thậm chí còn ưu đãi cao hơn), tạo được động lực khuyến khích mới cho toàn bộ nền kinh tế như Chương trình cải cách thuế đến năm 2010. Bên cạnh đó, hệ thống chính sách ưu đãi này khắc phục được các hạn chế, tồn tại của chính sách hiện hành về tính phức tạp, dàn trải và hạn chế trong việc ưu tiên phân bổ nguồn lực cho vùng đặc biệt khó khăn. Đồng thời hệ thống ưu đãi này bảo đảm cải thiện được môi trường đầu tư, kinh doanh của nước ta, phù hợp với xu thế của các nước trên thế giới và trong khu vực, nâng cao tính cạnh tranh cộng đồng doanh

92

nghiệp và nền kinh tế. Đối với tỉnh Vĩnh Phúc chính sách ưu đãi này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp/ dự án đầu tư vào các lĩnh vực như giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá, thể thao, môi trường và sản xuất sản phẩm phần mềm.

Việc điều chỉnh giảm thuế suất và sắp xếp lại ưu đãi thuế như trên đây về cơ bản bảo đảm sẽ không ảnh hưởng đến số thu ngân sách. Tuy có giảm thuế do hạ thuế suất phổ thông từ 28% xuống 25% nhưng bù lại, với chính sách ưu đãi đồng bộ và môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi hơn, cùng với việc tăng trưởng kinh tế sẽ tạo nên sự tăng trưởng nguồn thu một cách bền vững, ổn định trong tương lai. Đối với Vĩnh Phúc ngay từ những năm bắt đầu thực hiện Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 mặc dù thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp có giảm từ 32% xuống 28% nhưng do các cơ chế được cụ thể hơn, minh bạch và thông thoáng hơn nên số thu Ngân sách Nhà nước vẫn được đảm bảo, số thu hàng năm cao hơn năm trước như các phân tích ở Chương 2.

Về điều kiện miễn, giảm

Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003 vừa quy định về thủ tục, vừa quy định về điều kiện để hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Luật quản lý thuế đã bãi bỏ các quy định về quản lý thuế trong các luật thuế, do đó Luật chỉ quy định về điều kiện để hưởng ưu đãi theo hướng kế thừa quy định hiện hành.

Điều kiện cơ bản là các ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định và đăng ký, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai. Đây là một trong các điều kiện cơ bản. Hầu hết các doanh nghiệp, dự án đều thực hiện nghiêm chỉnh luật kế toán, các chuẩn mực kế toán ban hành. Tuy nhiên bên cạnh các doanh nghiệp chấp hành nghiêm chỉnh vẫn còn có các doanh nghiệp chưa chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kế toán theo yêu cầu. Chất lượng kiểm toán bắt buộc đối với một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chưa cao Công tác kiểm tra của cơ quan thuế đối với các điều kiện ưu đãi thuế còn hạn chế, chủ yếu dựa vào các giấy phép ưu đãi, các báo cáo tài chính đã được kiểm

93

toán. Công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế ít chú ý hoặc chưa chú trọng vào việc kiểm tra cơ sở lập báo cáo tài chính ban đầu của doanh nghiệp do thời gian cũng như điều kiện về nhân lực còn hạn chế. Đây cũng là một trong những yêu cầu hoàn thiện hơn trong công tác thanh kiểm tra xác định thời gian, mức độ ưu đãi và điều kiện ưu đãi.

Về thời gian miễn, giảm

- Doanh nghiệp thành lập từ ngày 01/01/2009 thì thời gian miễn, giảm thuế được tính liên tục kể từ năm đầu tiên doanh nghiệp có thu nhập chịu thuế. Trường hợp doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế trong 3 năm đầu kể từ năm đầu tiên có doanh thu thì thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ tư.

- Doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/01/2009 nhưng đến ngày 01/01/2009 phát sinh lỗ trên 3 năm thì thời gian miễn, giảm thuế tính từ năm 2009.

- Tính đến ngày 01/01/2009 doanh nghiệp phát sinh lỗ dưới 3 năm thì thời gian miễn, giảm thuế được tính từ năm thứ tư có doanh thu.

Về thời gian áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn, giảm, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới đã khắc phục những hạn chế của Luật thuế thu nhập doanh

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)