Thực trạng về hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51)

Tỉnh Vĩnh Phúc được tái lập năm 1997, ngay từ những ngày đầu số lượng các doanh nghiệp còn hạn chế, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, buôn bán nhỏ, giá trị sản xuất thấp. Giá trị sản xuất theo giá trị thực tế trên địa bàn năm 1997 đạt 4.220.993 triệu đồng, trong đó thành phần kinh tế nhà nước đạt 936.917 triệu đồng, chiếm 22,2%; kinh tế tập thể đạt 950.525 triệu đồng, chiếm 22,52%; kinh tế tư nhân đạt 1.508.081 triệu đồng, tương ứng 35,73% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 825.420 triệu đồng, tương ứng 19,56%. Luật doanh nghiệp ra đời năm 2000 đánh dấu một bước trong sự phát triển kinh tế nói chung của đất nước và sự phát triển kinh tế nói riêng của tỉnh Vĩnh Phúc. Số lượng các doanh nghiệp không ngừng tăng lên, giá trị sản xuất cũng tăng lên tương ứng. Tính đến hết năm 2010, giá trị sản xuất so với năm 1997 đã tăng lên 24 lần, đạt 101.669 tỷ đồng, trong đó kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 78 lần với giá trị sản xuất đạt 64.115 tỷ đồng, chiếm tới 63,06 % so với tổng giá trị sản xuất của tỉnh năm 2010. Kinh tế tư nhân tăng 20 lần, kinh tế tập thể tăng 2 lần và kinh tế nhà nước tăng 5 lần với giá trị sản xuất đạt 5.001 tỷ đồng (Phụ lục số 2: Chính thức giá trị sản xuất từ 1997 – 2010)

Như vậy, qua phân tích số liệu ở Phụ lục 2 có thể thấy việc tăng lên về giá trị sản xuất của các thành phần kinh tế, đặc biệt là thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thể hiện chính sách ưu đãi đúng đắn của tỉnh trong việc thu hút vốn đầu tư. Nhờ không ngừng tăng lên, cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư cải thiện. Thông qua phát triển kinh tế tư nhân, hàng loạt các doanh nghiệp vệ tinh được thành lập phục vụ cho các doanh nghiệp lớn trong và ngoài các khu công nghiệp. Các ngành dịch vụ cũng phát triển không ngừng, tình hình xã hội ổn định, đời sống vật chất tinh thần của nhân

44

dân được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên việc tăng nhanh các nhà đầu tư vào Vĩnh Phúc cũng có những khó khăn nhất định như: việc giải phóng đền bù vẫn chưa thực sự hiệu quả, chất lượng lao động chưa cao, nhất là các lao động có tay nghề như đội ngũ kế toán, kỹ sư... Hầu hết các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hiện vẫn đang khắc phục bằng cách có chế độ xe đưa đón cán bộ công nhân viên từ Hà Nội. Ngoài ra các ngành dịch vụ hỗ trợ trong những năm đầu tái lập cũng chưa thực sự hiệu quả như đường truyền viễn thông, hệ thống giáo dục cho con em những nhà đầu tư nước ngoài, khách sạn, phòng hội thảo... Việc đầu tư cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, hệ thống quản lý trong các cơ quan công quyền chưa thực sự theo kịp với sự phát triển không ngừng của các doanh nghiệp, nhất là việc ứng dụng công nghệ trong quản lý. Đây cũng chính là một số những khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nói chung và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng. Bên cạnh những khó khăn đó thì một mặt đã được các doanh nghiệp khắc phục, mặt khác cùng với sự tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan ban ngành trong tỉnh, hệ thống giao thông cũng như sân bay quốc tế tiếp giáp là một lợi thế. Khoảng cách Hà Nội – Vĩnh Phúc không lớn do vậy hầu hết các doanh nghiệp đều yên tâm tập trung tối đa trong việc hoạt động sản xuất kinh doanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Các doanh nghiệp đều cảm nhận được một môi trường chính trị thuận lợi, cơ chế ưu đãi, miễn giảm đối với các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh. Có thể nói hơn mười năm tái lập tỉnh, số lượng các doanh nghiệp đã tăng lên không ngừng, đóng góp vào ngân sách nhà nước một cách đáng kể. Có được điều đó trước tiên nhờ vào chính sách thu hút đầu tư của Chính phủ, chính sách ưu đãi của tỉnh nói chung và các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng. Môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh hấp dẫn, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2009 xếp thứ 6 trong cả nước, khẳng định sự tin tưởng, đánh giá cao của nhà đầu tư đối với môi trường đầu tư, chất lượng dịch vụ công và hiệu quả điều hành của lãnh đạo tỉnh đối với hoạt động của doanh nghiệp. Tuy không phải là nhân tố chủ yếu tạo ra bức tranh với sắc màu sáng sủa trong hoạt động kinh tế của tỉnh nói chung và hoạt động sản

45

xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng, song phần nào chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đã có những đóng góp nhất định vào bức tranh đó.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 51)