Về quan điểm hoàn thiện

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89)

Chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ở nước ta đã được thể hiện rõ nét trong Luật thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành từ năm 2003, song qua quá

82

trình thực hiện đã bộc lộ một số hạn chế như đã chỉ ra ở chương 2. Trong những năm tiếp theo tình hình kinh tế xã hội nói chung và tình hình hoạt động của các doanh nghiệp nói riêng sẽ có nhiều diễn biến, cơ hội và thách thức đan xen lẫn nhau. Nhằm khắc phục những hạn chế của chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp ban hành năm 2003 và thích ứng với tình hình mới, việc tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được đặt ra như là những đòi hỏi khách quan. Hoàn thiện chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo hệ thống những quan điểm nào đã và đang được các nhà kinh tế, các nhà quản lý thuế hết sức quan tâm và có nhiều ý kiến khác nhau. Nhằm góp phần vào định hướng thiết lập hệ thống chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp hợp lý, hợp tình thích ứng với bối cảnh mới, bản luận văn xin đề cập một số quan điểm sau đây:

Quan điểm 1: Xác định rõ hệ thống các mục tiêu kinh tế xã hội của chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp trong tình hình mới nhằm tránh việc thiết lập chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp một cách tràn lan không có tác dụng tích cực đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta đối với tình hình trước mắt cũng như lâu dài. Việc hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi, miễn, giảm trong giai đoạn hiện nay cũng như về lâu dài phải có tác dụng: Khuyến khích và thúc đẩy đầu tư gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế bao gồm cả chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ; khuyến khích xuất khẩu, bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước; tạo việc làm; tăng thu nhập cho người lao động. Đó cũng chính là mục tiêu chiến lược mà Đảng và Nhà nước đã xác định trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Quan điểm 2: Ưu đãi thuế nhưng vẫn phải đảm bảo số thu cho ngân sách

nhà nước: Đưa ra hệ thống chính sách ưu đãi thuế cần phải tính toán đảm bảo được nguồn thu với mức độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước để bảo đảm nhu cầu chi tiêu thường xuyên Ngân sách và dành một phần tăng dần cho tích luỹ sản xuất mở

83

rộng, đầu tư xây dựng hiện đại hoá đất nước, tỷ lệ động viên thuế và phí/GDP đạt như mục tiêu đề ra.

Quan điểm 3: Sử dụng hệ thống chính sách ưu đãi thuế nhưng không làm

ảnh hưởng đến mục tiêu cải cách thuế. Điều đó có nghĩa là cải cách hệ thống chính sách ưu đãi thuế cần quán triệt đường lối, xu hướng cải cách hệ thống chính sách thuế.

Trước thực tế chênh lệch về trình độ kinh tế và cơ cấu đầu tư, xu hướng phát triển chính sách thuế trong thời gian tới vẫn có sự khác biệt nhất định giữa các nhóm nước. Về cơ bản, các nước phát triển vẫn phải tiếp tục theo đuổi các chuẩn mực và thông lệ của những nước đi trước. Các yêu cầu đặt ra cho điều chỉnh chính sách thuế nếu được các nước tuân thủ hoàn toàn thì có thể khắc phục được những kẽ hở và sự trái ngược giữa các hệ thống thuế làm giảm thiểu cơ hội trốn thuế. Các nguyên tắc chủ đạo của việc hoàn thiện chính sách thuế là:

- Mục tiêu số thu: tiếp tục là mục tiêu quan trọng nhất và ngày càng cấp thiết do nhu cầu tăng chi tiêu của Chính phủ và gánh nặng Phúc lợi xã hội. Các nước OECD

(Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) đã đặt mục tiêu này dưới tên gọi "Sát với mức cân bằng Ngân sách" để đảm bảo cải cách thuế nhưng không làm giảm số thu và giới hạn sự thâm hụt Ngân sách trong khoảng dưới 2%. Cơ cấu thu sẽ cân bằng giữa thuế gián thu và thuế trực thu.

- Đánh thuế theo nguyên tắc coi trọng bản chất kinh tế hơn là hình thức giao dịch kinh doanh.

- Chuyển mục tiêu thuế là công cụ phân phối lại thu nhập thành mục tiêu hiệu quả kinh tế.

- Thay đổi vai trò khuyến khích đầu tư dưới hình thức ưu đãi thuế bằng các điều kiện kinh tế chính trị - xã hội và cơ chế điều tiết của thị trường.

- Triệt để chống trốn và tránh thuế thông qua các biện pháp như hạn chế sự bất đồng, mâu thuẫn trong chính sách thuế của các nước hoặc tăng cường hợp tác về thuế giữa các nước bằng việc trao đổi thông tin và trợ giúp truy thu thuế. Nhiều khả năng ra

84

đời tổ chức thuế thế giới để bao quát các vấn đề đa quốc gia nhằm thống nhất các hệ thống thuế (giống mô hình của EU về việc các nước thành viên phải thực hiện theo khung thuế suất thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế Thu nhập) và tăng cường hợp tác giữa các cơ quan quản lý thuế (thông qua việc ký kết các hiệp định về hỗ trợ quản lý thuế do OECD khởi thảo).

- Chính sách thuế cũng phải lưu ý đến việc dành chế độ đối xử quốc gia công bằng đối với các nhà đầu tư, đặc biệt đối với các nhà đầu tư nước ngoài là một nội dung quan trọng trong quá trình hội nhập tự do hoá về đầu tư. Công bằng trong lĩnh vực đầu tư được hiểu là các công ty nước ngoài và các công ty trong nước trong mọi khía cạnh liên quan đến thành lập, hoạt động, quản lý dự án đầu tư. Điều này tạo niềm tin vào Đảng, Nhà nước, tạo ra tâm lý an tâm khi đầu tư và đặt tất cả các doanh nghiệp vào môi trường cạnh tranh bình đẳng, từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành và địa bàn cần khuyến khích. Nội dung này đã được thể hiện cụ thể tại Điều 7, Hiệp định khung về khu vực đầu tư Asean(AIA) và Điều 2, Hiệp định thương mại Việt nam – Hoa Kỳ. Trong những khía cạnh này các cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư sẽ là một nội dung được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất.

- Từng bước đơn giản chính sách thuế, nhất là thu gọn mức thuế suất. Đẩy mạnh cải cách hệ thống thuế theo hướng đơn giản, minh bạch, công khai, dân chủ trong công tác quản lý thuế. Bảo đảm dễ hiểu, dễ thực hiện giúp cho người nộp thuế thực hiện tốt nghĩa vụ của mình; cơ quan thu thuế thực hiện tốt nghĩa vụ quản lý thuế. Đẩy nhanh việc áp dụng công nghệ tin học vào công tác quản lý thuế, đảm bảo thu đúng chính sách, thu kịp thời các khoản thuế và phí vào Ngân sách nhà nước. Không ngừng hiện đại hoá, kiện toàn nâng cao năng lực của bộ máy quản lý thuế, hạn chế thấp nhất các hành vi gian lận thuế, chống thất thu Ngân sách, khắc phục các hiện tượng tiêu cực, yếu kém trong quản lý thuế; kiện toàn bộ máy quản lý thuế trong sạch, vững mạnh.

- Các chính sách ưu đãi thuế của Việt Nam phải được điều chỉnh theo các nguyên tắc chung của đầu tư quốc tế. Tham gia hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để

85

Việt Nam tham gia vào những "luật chơi" chung, theo đó hệ thống chính sách thuế đối với việc thúc đẩy đầu tư sẽ phải tuân thủ các nguyên tắc của thương mại và đầu tư quốc tế đồng thời không ngừng tạo ra điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam tự đổi mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.Việc duy trì hàng rào thuế quan và một số sắc thuế khác mang tính bảo hộ cao nhằm ngăn chặn dòng thương mại quốc tế, qua đó tạo ra những ưu thế cho các doanh nghiệp trong việc tiếp cận, chiếm lĩnh thị trường nội địa, thực chất cũng là ưu đãi, khuyến khích về thuế dành cho các doanh nghiệp này. Đây là một trong những xu hướng mà nhiều nước đang phát triển trong đó có nước ta đang áp dụng. Tuy nhiên trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay chính sách bảo hộ thuế đó phải tôn trọng nguyên tắc không phân biệt đối xử về thuế và cắt giảm thuế quan nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá thương mại đã cam kết. Không phân biệt đối xử về thuế và cắt giảm thuế quan đồng nghĩa với thực hiện chính sách thuế giảm dần bảo hộ và tiến tới không còn bảo hộ nữa. Vì vậy, cần phải xây dựng lộ trình cắt giảm ưu đãi thuế cho phù hợp và thông báo cho các nhà đầu tư biết trước để có kế hoạch đầu tư kinh doanh.

Quan điểm 4: Chính sách ưu đãi phải có điều kiện và thời hạn nhất định:

Các doanh nghiệp chỉ được bảo hộ khi thoả mãn các điều kiện và thời hạn nhất định trong những thời gian nhất định. Khi không còn khó khăn nữa hoặc đã trợ giúp nhiều mà các nhà đầu tư không có khả năng phục hồi được thì cần phải bãi bỏ ưu đãi vì ưu đãi thuế bên cạnh những mặt tích cực thì nó cũng chứa đựng những mặt tiêu cực đối với cả nhà đầu tư và cho nền kinh tế.

Quan điểm 5: Chính sách ưu đãi thuế phải phù hợp và thống nhất với việc

sử dụng các ưu đãi khác: Ưu đãi thuế phải thiết kế tính đến các chính sách ưu đãi khác trong nền kinh tế như: hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (trợ cấp tài chính), ưu đãi về lãi suất tín dụng, ưu đãi về thủ tục hành chính, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận kịp thời và đầy đủ các thông tin về chính sách, thể chế và thực hiện chính sách này, đảm bảo sự ổn định, công khai, minh bạch trong hệ thống chính sách

86

của Nhà nước... để hình thành một môi trường đầu tư hấp dẫn cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Chính sách ưu đãi thuế đối với nhà đầu tư nên chỉ xem là một điều kiện cần trong thu hút đầu tư. Bối cảnh kinh tế quốc tế đang có nhiều sự thay đổi, sự cạnh tranh về vốn trên thị trường quốc tế đang diễn ra quyết liệt và đã có sự cạnh tranh về ưu đãi giữa các quốc gia. Việc chỉ dựa vào hệ thống thuế để thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh sẽ không đem đến thành công. Hiện nay cơ chế chính sách liên quan đến đầu tư ở Việt Nam còn có tính độc lập tương đối so với các nước trong khu vực, nhiều cơ chế chính sách chưa được thiết kế, xây dựng theo các nguyên tắc, thông lệ và thực hành quốc tế cũng như còn có sự khác biệt so với nhiều nước trong khu vực. Đây là một đặc điểm xuất phát từ thực tế xuất phát điểm của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình chuyển đổi. Do đó, yêu cầu đặt ra đối với Việt Nam trong thời gian tới là phải nhanh chóng sửa đổi, bổ sung hoàn thiện môi trường đầu tư của Việt Nam sao cho có sức hấp dẫn không thua kém các nước trong khu vực và trên thế giới. Như một công ty tài chính thuộc ngân hàng thế giới đã khẳng định: "Trước khi thiết lập một chế độ khuyến khích về thuế, quốc gia cần phải xem xét lại cả chế độ chính sách, chế độ thuế khoá của nước mình. Hệ thống chính sách nói chung và hệ thống chính sách thuế nói riêng hiện đại và hợp lý phải có tác dụng kích thích đầu tư ở tất cả các loại hình. Sau đó, quốc gia có thể mới tính đến một số trường hợp cụ thể khi mà những khuyến khích và ưu đãi tỏ ra phù hợp".

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 89)