Các doanh nghiệp được miễn, giảm thuế nói chung thường là các doanh nghiệp còn non trẻ hoặc đang rất cần sự trợ giúp về vốn, chính sách… để phát triển. Những doanh nghiệp này nếu được hưởng ưu đãi hợp lý, đúng thời điểm sẽ phát triển. Nhưng đến một lúc nào đó, nếu Chính phủ tiếp tục ưu đãi cho các đối tượng này thì có thể sẽ không những không khuyến khích doanh nghiệp nữa mà còn gây tâm lý dựa dẫm, làm chậm lại nỗ lưc giảm chi phí, nỗ lực cải tổ cơ cấu, tiếp thị và phân phối, cũng như nỗ lực để thực hiện đổi mới sản phẩm, quy trình sản xuất và đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động… Ngay cả việc ưu đãi không hợp lý, không đúng thời điểm thì có thể cũng sẽ không phát huy được tác dụng đối với doanh nghiệp và có thể gây ra sự kém phát triển, tâm lý dựa dẫm vào trợ giúp của Chính phủ, thậm chí kéo theo là cơ chế xin cho. Do đó khi thiết lập các ưu đãi về thuế Nhà nước cần phải tính toán hạn chế các tác động méo mó do ưu đãi gây ra, ưu đãi phải có cơ chế ràng buộc chặt chẽ về thời gian, điều kiện và các chế tài đảm bảo ưu đãi cho đúng đối tượng, mục đích.
Như vậy, ưu đãi có mối quan hệ chặt chẽ với đầu tư. Vì vậy, cần phải có sự lựa chọn có nên ưu đãi hay không trong quá trình phát triển kinh tế. Các nhà kinh tế đã đưa ra những kiến nghị cho trợ cấp của Chính phủ cũng như hình thức ưu đãi ngoại lệ khác:
27
- Trợ cấp hay các hình thức hỗ trợ khác của Chính phủ chỉ cần thiết khi thiếu nó, thành phần kinh tế tư nhân sẽ không thể kinh doanh tốt được.
- Ở nơi không có kinh doanh, các đơn vị có thể vô tình được hưởng những ngoại lệ, đó là sự lãng phí.
- Trợ cấp chỉ cho thời hạn nhất định và theo cách thức giảm thuế để các công ty có động lực để phát triển.
Để tránh việc phân phối khác nhau, các trợ cấp minh bạch tối đa là cần thiết. Nếu Chính phủ buộc phải công bố các trợ cấp, nó sẽ luôn chịu áp lực phải được công chúng đánh giá và kiểm soát.
- Cần có sự lựa chọn cho việc bảo hộ các ngành công nghiệp non trẻ. - Các công ty được lựa chọn hay các ngành công nghiệp phải được rà soát lại thường xuyên. Thông tin thường xuyên có thể giúp đỡ cho Chính phủ dự đoán trước những ngành sẽ không đạt được tính cạnh tranh cao trên trường quốc tế trong một thời gian hợp lý, chiến lược phát triển ban đầu phải được sửa đổi. Cần duy trì và thể chế hóa cơ chế kiểm soát hay phản hồi từ các doanh nghiệp. Nếu nhận ra các khiếm khuyết, các hành động điều chỉnh phải được tiến hành nhanh chóng và sự lựa chọn trong tương lai phải được xem xét trên cơ sở các kinh nghiệm trong quá khứ, tránh có độ trễ lớn trong chính sách.
- Bảo hộ chọn lọc nên được thực hiện theo cách phân biệt đối xử đối với các ngành khác phải được giảm thiểu đến mức tối thiểu.
Như vậy, nắm được tính hai mặt của vấn đề miễn, giảm thuế có tác dụng không chỉ với doanh nghiệp mà cả với Nhà nước. Doanh nghiệp xác định thuộc đối tượng được miễn, giảm có cơ hội để phát triển, tăng sức cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp không được miễn, giảm thì phải điều chỉnh đối với thị trường trên cơ sở nguồn lực riêng của họ bị phân biệt đối xử. Về phía Nhà nước cũng sẽ có thêm cơ sở để đề ra và thực hiện các chính sách kinh tế xã hội nói chung, đưa ra những ưu đãi hiệu quả, công bằng hơn đối với doanh nghiệp nói riêng. Thêm vào đó, các hình thức ưu đãi, các công
28
cụ ưu đãi như đã phân tích ở trên sẽ rất có tác dụng cho Nhà nước trong việc điều tiết đầu tư và tạo cơ hội cho doanh nghiệp lựa chọn lĩnh vực đầu tư mới hay quyết định đầu tư mở rộng.