Công cụ ưu đãi

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29)

Có thể có rất nhiều các hình thức ưu đãi thuế song xét về công cụ để sử dụng thì có thể kể đến 3 loại công cụ ưu đãi:

- Thuế suất thấp: là mức thuế suất được đưa ra thấp hơn mức thuế suất thông thường (thuế suất phổ thông). Thuế suất cao hay thấp ngoài việc giải quyết vấn đề tỷ lệ phân phối giữa Nhà nước và NNT còn phân biệt rất rõ ràng giữa những đối tượng nộp thuế khác nhau, qua đó, tạo ra sự có lợi hay bất lợi, lợi ít hay nhiều… nhằm khuyến khích hay hạn chế đối tượng nộp thuế nào đó. Hay nói cách khác, thuế suất thấp là công cụ giúp cho các nhà đầu tư dễ nhận biết đầu tư vào khu vực nào thì được Nhà nước ưu đãi hơn. Về phía cơ quan thuế thì việc tính toán số thuế phải nộp nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên, việc ban hành mức thuế suất thấp đối với các đối tượng được đãi thường thể hiện rõ ràng ưu đãi của Chính phủ đối với các đối tượng được ưu đãi, số tiền miễn, giảm cũng lớn cũng lớn và vì vậy dễ gây nên tâm lý có sự phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư. Bên cạnh đó việc tính toán số tiền thuế mà Nhà nước cho các doanh nghiệp cũng khá phức tạp. Đối với các nhà đầu tư, ngay sau thời gian áp dụng thuế suất giảm, áp dụng ngay mức thuế suất thông thường có chênh lệch khá lớn so với mức thuế suất giảm nên có thể dẫn đến tâm lý đột ngột mất khoản lợi nhuận của các nhà đầu tư. Vì vậy, các nhà đầu tư thường tính đầu tư trong thời gian được hưởng thuế

22

suất thấp. Nếu thời gian chưa đủ để họ thực hiện dự án thì họ sẽ xem xét lại việc đầu tư.

Thuế suất thấp thường được sử dụng khi các nhà đầu tư đầu tư vào các vùng khó khăn.

- Giảm tỷ lệ thuế: Giảm tỷ lệ thuế là giảm tỷ lệ % nhất định trên mức thuế phải nộp. Điều này thể hiện chính sách khuyến khích giúp đỡ hay chiếu cố. Ngược lại áp dụng thuế suất lũy tiến từng phần, lũy tiến toàn phần lại thể hiện chính sách hạn chế hay trừng phạt.

Về cơ bản, giảm tỷ lệ thuế cũng giống như thuế suất thấp nhưng nó thường gắn với thời gian hưởng ngắn hơn. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tính toán được số tiền mà Nhà nước cho miễn, giảm một cách nhanh chóng. Nó thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp mới thành lập, còn non trẻ để kích thích đầu tư vào nền kinh tế và tạo điều kiện cho những doanh nghiệp vừa thành lập còn gặp nhiều khó khăn.

- Thời gian ưu đãi: Là khoảng thời gian nhất định doanh nghiệp được áp dụng những ưu đãi về thuế. Thời gian bắt đầu ưu đãi thuế có thể do doanh nghiệp hoặc cơ quan thuế lựa chọn. Ưu đãi khi đã đạt mục đích thì không cần phải sử dụng nữa vì chính sách ưu đãi bên cạnh những mặt tích cực cũng có rất nhiều những hạn chế như: làm giảm số thu NSNN, gây phức tạp cho thủ tục hành chính, tạo ra sự không công bằng giữa các nhà đầu tư…

Các hình thức ưu đãi thuế đều sử dụng một, hai hoặc cả ba công cụ ưu đãi thuế kể trên kết hợp lại. Thông thường ở nhiều nước trên thế giới, người ta thường sử dụng kết hợp hai công cụ ưu đãi nhưng ở Việt Nam thường kết hợp cả ba công cụ. Việc kết hợp cả ba công cụ trên làm cho việc ưu đãi thuế trở nên phức tạp, mất nhiều thời gian tính toán và dễ gây luồn lách, tránh thuế. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế thì hệ thống văn bản về ưu đãi thuế của Việt Nam là một trong những hệ thống phức tạp nhất trên thế giới.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 29)