73
Hệ thống ưu đãi thuế theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp quá phức tạp và dàn trải
Xét trên phạm vi quốc gia, sự dàn trải thể hiện ở chỗ có 90% ngành nghề kinh tế cấp II, 33% ngành nghề kinh tế cấp III, 32% địa phương được hưởng ưu đãi và 24% địa phương được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế thu nhập doanh nghiệp. Sự phức tạp thể hiện trên hai góc độ:
Thứ nhất, do việc ưu đãi áp dụng đối với quá nhiều trường hợp nên các dự án đầu tư liên quan tới nhiều ngành nghề, nhiều địa bàn, khó xác định chính xác mức độ ưu đãi.
Thứ hai, các điều kiện ưu đãi chưa rõ ràng, khó thực hiện. Thêm vào đó, một số chính sách xã hội được lồng ghép để thực hiện qua các ưu đãi thuế đã là cho Luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành thêm dàn trải và phức tạp.
Chế độ ưu đãi thuế gồm cả việc ưu đãi bằng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, việc miễn, giảm thuế tính theo số năm nhất định, vì thế việc thực hiện gặp không ít khó khăn, nhất là với cơ quan trực tiếp quản lý thuế đơn vị được ưu đãi. Mặt khác do ưu đãi bằng nhiều chỉ tiêu nên tính thống nhất không cao, việc theo dõi quá trình ưu đãi đầu tư đòi hỏi các cơ quan có chức năng liên quan nói chung, cơ quan thuế nói riêng phải dành nhiều thời gian cập nhật, nắm bắt, quyết toán kịp thời tình hình của doanh nghiệp. Nếu không có thể dẫn đến áp dụng các mức ưu đãi và số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn, giảm không chính xác, gây thất thu. Trong các quy định về ưu đãi thuế đều lấy mốc thời gian là “Kể từ khi có thu nhập chịu thuế”, như vậy việc ưu đãi nhiều hay ít, dài hay ngắn phụ thuộc cơ bản vào việc xác định thời gian (năm) doanh nghiệp bắt đầu có thu nhập chịu thuế. Điều này có thể tạo ra khe hở để dẫn đến tiêu cực trong thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước. Đây cũng chính là một trong những vấn đề cần đề cập khi trong thực tiễn rất nhiều đơn vị kéo dài thời gian lỗ để đẩy lùi thời hạn xác định mốc thời gian bắt đầu có thu nhập chịu thuế.
74
Các trường hợp thực hiện ưu đãi đầu tư bổ sung theo quy định là rất phức tạp. Có thể thấy sự phức tạp ở cả hai phía: Phía doanh nghiệp và phía cơ quan quản lý. Phía doanh nghiệp để được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư bổ sung phải có các phương án sản xuất kinh doanh, báo cáo kết quả thực hiện dự án, phải hạch toán để bóc tách chính xác phần thu nhập tăng thêm do dự án đầu tư mới mang lại, phải có đơn đăng ký ưu đãi đầu tư bổ sung, đó là chưa kể phải kèm theo các thủ tục ban đầu của doanh nghiệp... Về phía các cơ quan quản lý cần phải kiểm tra sát, chi tiết, xác định đúng kết quả của riêng phần dự án đầu tư mới của doanh nghiệp mang lại, cơ quan kế hoạch đầu tư phải nghiên cứu (cần thiết phải tham khảo ý kiến của các ngành có liên quan) để có được giấy chứng nhận đầu tư bổ sung cho doanh nghiệp, vì thế không tránh khỏi chậm về thời gian.
Một số khoản ưu đãi thuế không thật sự phù hợp, cần tiếp tục nghiên cứu để đơn giản hoá, đó là các ưu đãi nhằm thực hiện các mục tiêu xã hội như: miễn thuế cho phần thu nhập từ hoạt động kinh doanh dành riêng cho người tàn tật, từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người tàn tật, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, từ hoạt động dạy nghề cho người dân tộc thiểu số; giảm thuế cho doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số. Việc bỏ bớt các ưu đãi này sẽ giúp việc thực thi chính sách thuế đơn giản, đồng thời, tránh việc lợi dụng để trốn hoặc tránh thuế. Tất nhiên, cùng với việc thực hiện đề xuất này, cần chuyển việc thực hiện chính sách ưu đãi, giúp đỡ các đối tượng này sang các hoạt động khác của Nhà nước như chi ngân sách, tín dụng ưu đãi…
Các điều kiện cho từng trường hợp cụ thể chưa được quy định rõ. Chẳng hạn như, các điều kiện để được hưởng miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập từ hoạt động bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm, sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng ở Việt nam, từ dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Tất nhiên, các điều kiện này cũng có thể do Chính phủ quy định chi tiết, song sẽ minh
75
bạch hơn nếu các điều kiện để được hưởng các ưu đãi này được quy định trong văn bản luật.
Chính sách thuế thay đổi quá nhanh thiếu ổn định trong một thời kỳ, việc ban hành chế độ miễn giảm chưa thực sự khuyến khích và cân đối giữa các ngành, nghề
Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta vừa phức tạp lại vừa thay đổi một cách quá nhanh dẫn tới việc thực thi chính sách thuế gặp nhiều khó khăn. Khó khăn thuộc về cả hai phía: Phía doanh nghiệp trong việc tìm hiểu và áp dụng; phía các cơ quan quản lý trong công tác theo dõi, cũng như việc áp dụng trong quá trình quản lý doanh nghiệp, dự án. Đơn cử Chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2003 đến nay đã thay đổi bằng việc Bộ tài chính ban hành nhiều thông tư hướng dẫn như: Thông tư 128/TT-BTC; TT88/TT-BTC; TT134/TT-BTC và hiện tại là luật số 14/2008/QH12 về TNDN được áp dụng từ 1/1/2009, đi kèm theo luật này là nghị định, các thông tư như nghị định số 124/2008/NĐ-CP và thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008. Ngoài ra còn có rất nhiều các chính sách miễn giảm được bổ sung ví dụ như các chính sách về miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các biện pháp hỗ trợ giảm thuế cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các văn bản hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung... gây khó khăn cho vấn đề nghiên cứu, tính phổ biến, nhất quán làm ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Vẫn biết rằng chế độ miễn giảm, giãn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp kịp thời trong thời gian vừa qua có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp, tuy nhiên cần cân nhắc tới các vấn đề xã hội, tính công bằng trong chính sách thuế. Hơn nữa hiệu quả thực sự của chính sách miễn, giảm chưa thực sự phát huy tác dụng. Hệ thống chính sách thuế còn lồng ghép quá nhiều mục tiêu, cấu trúc ưu đãi đầu tư đặt quá nhiều tham vọng...
Ở những những mức độ nhất định, một số quy định trong chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chưa thực rõ ràng, chặt chẽ, tạo điều kiện lợi dụng làm sai lệch mục đích chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhà nước
76
Trong chính sách miễn, giảm thuế hiện tại việc lợi dụng các chính sách ưu đãi đầu tư với các cơ sở sản xuất mới thành lập, đầu tư mở rộng sản xuất vẫn diễn ra. Các trường hợp sau khi hết thời gian miễn, giảm thuế lại thành lập dự án mới để hưởng ưu đãi với ngành nghề, kinh doanh như cũ. Có những trường hợp thành lập nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một ngành nghề để chuyển lợi nhuận sang các doanh nghiệp đầu tư mới đang được miễn thuế, giảm thuế bằng cách chuyển các hợp đồng, chuyển các chi phí sang các doanh nghiệp cũ đang kinh doanh để giảm lợi nhuận ở đơn vị cũ, tăng lợi nhuận đối với các đơn vị mới. Bằng các hình thức này có thể nhiều doanh nghiệp đang trong thời gian miễn, giảm thuế có tỷ lệ lợi nhuận cao, tránh được thuế thu nhập doanh nghiệp gây thất thu cho ngân sách Nhà nước. Bên cạnh đó với các báo cáo tài chính rất khả quan có lãi ở những dự án mới như vậy thì một lượng vốn lớn của các ngân hàng thương mại sẽ được đổ ra để đầu tư cho các doanh nghiệp này trong việc góp vốn thành lập một dự án mới khác với ngành nghề như cũ nhưng chỉ khác là có lãi và được "miễn, giảm thuế". Như vậy các cơ quan chức năng cũng khó lường hết những hậu quả xảy ra trong trường hợp sản xuất bị đình trệ, kinh tế suy thoái...
Trong các trường hợp lợi dụng ưu đãi miễn, giảm ở một số tỉnh khác có hoạt động đầu tư và môi trường đầu tư tương tự Vĩnh phúc còn có các trường hợp do trong thời gian miễn, giảm đã hạch toán tăng lãi khống để chuyển đổi thành công ty cổ phần và tiến tới niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán. Đây là một tình trạng phát sinh ở các doanh nghiệp chuẩn bị trở thành các công ty đại chúng. Chúng ta cũng đã chứng kiến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong thời gian qua và một số tiêu cực do việc kiểm toán không chính xác các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trước khi lên sàn chứng khoán. Điển hình trong năm 2008 là các công ty như công ty Bông Bạch Tuyết và một số doanh nghiệp đầu tư ở các tỉnh phía Nam.
Việc miễn, giảm thuế kích thích các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị để đầu tư sản xuất kinh doanh. Trong thời gian lắp đặt là thời gian miễn thuế. Khi hết thời gian miễn thuế thì dây chuyền, máy móc thiết bị bắt đầu đưa vào hoạt động sản
77
xuất kinh doanh bắt đầu được tính khấu hao. Tuy nhiên giá thành các dây chuyền này rất khó kiểm soát, thường được nhập khẩu dưới dạng mua bán sau đó lại chuyển thành vốn góp đầu tư. Như phân tích ở trên các dây chuyền này lại trở thành tài sản thế chấp hữu hiệu trong việc vay vốn đầu tư của các ngân hàng thương mại. Như vậy việc kiểm soát đối với các dạng đầu tư dự án như vậy cần phải có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan hữu quan.
Tình trạng dự án được ưu đãi miễn, giảm cho ngành sản xuất này nhưng thực tế sử dụng với mục đích kinh doanh khác rất khó kiểm soát. Tình trạng bóc tách các hoạt động ngoài ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi gặp không ít khó khăn đối với công tác quản lý thuế.
Tình trạng lợi dụng ưu đãi, miễn, giảm trong khu vực đầu tư nhưng thực chất nơi đó chỉ để là trụ sở, kho hàng, cho thuê kho hàng còn các hoạt động lại diễn ra ở nơi khác vẫn còn phổ biến.
Tình trạng chuyển, trả, đổi dự án còn diễn ra, có những trường hợp do không vay được vốn ngân hàng không thể tiếp tục đầu tư gây ra các trường hợp chiếm đất, gây lãng phí cho công tác quản lý, quy hoạch.
Thông qua các trường hợp ưu đãi những năm trước do cơ cấu sử dụng lao động nữ, số lượng lao động lớn nên có những trường hợp doanh nghiệp sử dụng lao động khống. Tình trạng hồ sơ một công nhân có mặt ở cả hai hoặc nhiều hơn các đơn vị trong cùng một ngành nghề làm cho chi phí của các doanh nghiệp hết thời gian miễn, giảm thuế tăng lên gây thất thu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Các hoạt động kiểm tra, thanh tra sau cấp giấy chứng nhận đầu tư chưa hiệu quả, tình trạng xin đất dự án, có thể nói là chiếm đất dự án còn tồn tại. Các doanh nghiệp viện dẫn nhiều lý do để trì hoãn việc đầu tư hoặc đầu tư mang tính chắp vá, tạm bợ để đối phó.... Vừa qua tỉnh Vĩnh phúc đã có đợt rà soát các dự án được cấp phép để tiến hành xác định các doanh nghiệp thực sự đầu tư, tiến độ góp vốn để chấn chỉnh cũng như tạo điều kiện thúc đẩy các hoạt động của các dự án đạt hiệu quả hơn.
78
Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng như cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, ban quản lý các khu công nghiệp, cơ quan công an... còn nhiều hạn chế, chưa thực sự hiệu quả.
Tình trạng mua bán, sử dụng hoá đơn, tăng khống giá trị hoá đơn bán tức là làm tăng lãi giả tạo ở các dự án được ưu đãi miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp làm đầu vào cho các doanh nghiệp khác vay vốn, tính khấu hao, chi phí vẫn còn xảy ra. Công tác hạch toán kế toán là một trong các điều kiện để là cơ sở cho miễn, giảm thuế ở một số doanh nghiệp còn chưa chấp hành nghiêm chỉnh.
Hàng loạt các vấn đề tăng, giảm chi phí ở các dự án cũ và mới gây phức tạp cho công tác thanh, kiểm tra của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp.
Chính sách thuế hướng dẫn phần xử lý các trường hợp rất khó khăn cho việc áp dụng
Các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp DDI đầu tư vào Việt Nam trong những năm đầu còn khó khăn, môi trường đầu tư về nhân sự còn chưa phù hợp. Cũng như phân tích ở phần trên, các doanh nghiệp rất khó khăn trong công tác kế toán do nhân sự còn thiếu và do chính sách thuế thay đổi quá nhanh dẫn tới việc chấp hành còn nhiều thiếu sót. Tuy nhiên trong quá trình kiểm tra việc xử lý đối với các doanh nghiệp đang trong thời gian miễn thuế còn khó khăn, kéo dài gây lãng phí nhiều nguồn lực xã hội. Các hướng dẫn chưa được tập trung, phổ biến cho toàn ngành thuế áp dụng. Tình trạng thông tư hướng dẫn nghị định, việc sử dụng các văn bản hướng dẫn, trả lời để áp dụng trong xử lý các vấn đề phát sinh chưa được cân nhắc một cách kỹ lưỡng. Cùng một vấn đề xử lý về miễn, giảm có nhiều cách hiểu, cách xử lý khác nhau. Tình trạng đó diễn ra ngay cả trong cơ quan thuế là cơ quan áp dụng các văn bản, luật thuế.
Theo quy định, chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị hoạt động trong nước trước đây thực hiện theo Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa
79
đổi) và các văn bản hướng dẫn. Trong quá trình thực hiện cụ thể chính sách khuyến khích của Nhà nước còn gặp phải những khó khăn, phức tạp.
Chính sách thuế chưa thực sự thể hiện sự điều tiết đối với các vùng
Điều này thể hiện qua việc phân bố đầu tư đối với các doanh nghiệp ở các khu vực khác nhau. Có những khu công nghiệp do điều kiện giao thông khó khăn rất khó thu hút đầu tư; có những lĩnh vực như du lịch, giáo dục đào tạo không có một nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào trong tỉnh. (Phụ lục số 3 – Cơ cấu vốn đầu tư theo lĩnh vực đến hết năm 2009). Xét trên phạm vi rộng hơn là cả quốc gia thì chính sách thuế là chính sách chung tuy nhiên có những tỉnh việc thu hút đầu tư hết sức khó khăn mặc dù đã có nhiều các biện pháp khác nhau. Điều này cho thấy việc quyết định đầu tư hoặc các quyết định kinh doanh đối với các doanh nghiệp chỉ phụ thuộc một phần nhỏ vào các tác động miễn, giảm của chính sách thuế. Các khu công nghiệp ở Vĩnh Phúc hiện nay xét về cơ bản cũng đã có các điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối tốt do vậy việc ưu đãi miễn, giảm dành cho các doanh nghiệp đầu tư vào khu công nghiệp là không hợp lý và công bằng đối với các vùng khác trong tỉnh. Các doanh nghiệp không nằm trong diện ưu đãi đang phải áp dụng một mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp cao so với các doanh nghiệp trong khu vực này.
Vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động nhất là nông dân sau khi thu hồi đất để xây dựng các khu công nghiệp chưa thực sự hiệu quả. Còn tồn tại nhiều vướng mắc, khó khăn cho công tác quy hoạch cũng như giải quyết đền bù đất.
Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm liên quan đến hàng loạt các chính sách của Trung ương, chính sách của tỉnh. Thực tế công nghiệp hoá cho thấy sau một thời gian