Khi tỉnh Vĩnh Phúc mới được tái lập năm 1997, toàn tỉnh chỉ có 152 doanh nghiệp, trong đó có 10 doanh nghiệp Nhà nước trung ương, 32 doanh nghiệp Nhà nước địa phương, 38 doanh nghiệp tập thể, 69 doanh nghiệp tư nhân, 26 doanh nghiệp hỗn hợp và 12 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Với những chính sách ưu đãi của tỉnh, sau hơn 10 năm tái lập tỉnh, số lượng doanh nghiệp trên địa bàn đã gia tăng nhanh chóng. Tính đến hết 2009 toàn tỉnh có 2.617 doanh nghiệp, trong đó có 104 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hàng năm đóng góp quan trọng vào ngân sách của tỉnh. Năm 2000, có 279 doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước với 264 tỷ đồng, đến năm 2009, các doanh nghiệp nộp ngân sách đạt 11.300 tỷ đồng. Trong sự phát triển chung của các doanh nghiệp phải kể đến sự lớn mạnh không ngừng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các doanh nghiệp dân doanh. Tính đến hết năm 2009 số lượng các doanh nghiệp này đăng ký là 2.112 doanh nghiệp, gấp 30,6 lần so với số lượng đăng ký kinh doanh năm 1997 và chiếm 80,7 % số lượng các doanh nghiệp trên địa bàn, có 6 doanh nhân được đề nghị xét tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu”. Ta có thể thấy được số lượng cũng như vốn đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp dân doanh tính đến hết năm 2009 như Bảng 2.2 sau.
40
Bảng 2.2: Tổng hợp các doanh nghiệp dân doanh đăng ký kinh doanh hết năm 2010
Chỉ tiêu Tổng cộng Tỷ lệ
Số lượng doanh nghiệp dân doanh 3.110 100,0
Công ty TNHH 2.027 65,1
Công ty cổ phần 770 24,8
Doanh nghiệp tư nhân 313 10,1
(Nguồn: Phân tích từ dữ liệu Sở kế hoạch và đầu tư Vĩnh phúc)
Sau khi đã trừ đi các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Quang Minh thuộc địa phận Hà Nội từ ngày 01/8/2008 thì đến hết năm 2010 Vĩnh Phúc đã có 546 dự án đầu tư, trong đó có 115 dự án FDI và 431 dự án DDI. Số liệu cụ thể của các dự án DDI đầu tư vào Vĩnh Phúc theo các khu vực đến hết 2010 được tập hợp cụ thể ở Bảng 2.3.
Bảng 2.3: Tổng hợp số dự án DDI đầu tư vào Vĩnh Phúc luỹ kế đến hết 2010 TỈNH VĨNH PHÚC (Trừ huyện Mê linh) 431
I Trong các KCN, CCN 115 1 - Trong các KCN 38 + KCN Bình Xuyên 21 + KCN Khai Quang 17 2 - Trong các CCN 77 + CCN Hương Canh 4 + CCN Hợp Thịnh 37 + CCN Đồng Văn 4
+ CCN Tân Tiến, Đại Đồng 32
II Ngoài các KCN, CCN 316
(Nguồn: Tổng hợp số liệu ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh phúc)
Với 115 dự án FDI trong các khu công nghiệp tính đến hết 2010 (không kể huyện Mê Linh có số dự án FDI là 59 chuyển Hà Nội quản lý từ 01/8/2008) thì lượng vốn đầu tư của các doanh nghiệp FDI là 2.299.139.830 đô la Mỹ. Số liệu được tập hợp ở Bảng 2.4.
41
Bảng 2.4: Tổng hợp số dự án đầu tư nước ngoài phân theo KCN đến hết năm 2010
Stt Tên Khu công nghiệp Số dự án Vốn đầu tư (USD) Tổng 115 2.299.139.830 1 CCN Lai Sơn 3 17.486.049 2 CCN Hợp Thịnh 4 13.857.395 3 Các khu vực khác 19 97.485.496 4 CCN Hương Canh 4 33.280.513 5 KCN Kim Hoa 1 290.427.084 6 KCN Bình Xuyên 23 189.457.724 7 KCN Khai Quang 41 285.979.321 8 KCN Bình Xuyên II 3 318.000.000 9 Khu vực Phúc Thắng 3 98.575.460 10 KCN Bá Thiện 13 691.385.000 11 KCN Bá Thiện II 1 64.523.000
(Nguồn: Tổng hợp số liệu Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh phúc)
Về cơ cấu: Năm 1997 sau khi tái lập, Vĩnh Phúc vẫn là một tỉnh thuần nông, cơ cấu GDP năm 1997 như sau:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (40,3%) - Công nghiệp, xây dựng (39,0%) - Dịch vụ (20,7%)
Sau 10 năm cơ cấu kinh tế đã chuyển dịch theo hướng tích cực, năm 2007 - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 14,05%
- Công nghiệp, xây dựng: 61,23% - Dịch vụ: 24,72%
Năm 2008:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 18,3% - Công nghiệp, xây dựng: 57% - Dịch vụ: 24,7%
42 Năm 2009:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 15,1% - Công nghiệp, xây dựng: 56,8% - Dịch vụ: 28,1%
Năm 2010:
- Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 15% - Công nghiệp, xây dựng: 43% Dịch vụ: 42%
Cơ cấu kinh tế của tỉnh đã có sự chuyển đổi mạnh theo hướng gia tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Cơ cấu kinh tế chung đó phần nào cũng phản ánh cơ cấu hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Có sự biến đổi một cách nhanh chóng như vậy là do Vĩnh Phúc đã biết lựa chọn công nghiệp làm ngành kinh tế đòn bẩy trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, hơn nữa việc khai thác ngoại lực, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển công nghiệp là quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình phát triển của ngành này.
Theo con số thống kê, giá trị thực tế thực hiện của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài qua các năm thường chiếm tỷ trọng lớn. Cụ thể ta xem xét tỷ lệ chính thức giá trị sản xuất từ năm 2001 đến năm 2008 qua Bảng 2.5.
Bảng 2.5: Chính thức giá trị sản xuất từ 2001-2010 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng số: 20.563 25.429 31.574 42.266 51.265 69.827 38.418,7 45.662,7 Kinh tế Nhà nước 2.817,6 3.018,2 3.384,1 4.577,0 4.716,7 5.236,9 3.524,3 4.007,3 Kinh tế tập thể 1.402,7 1.574,5 1.603,3 1.648,1 1.659,7 2.071,3 1.832,5 1.997,2
Kinh tế tư nhân 4.268,9 6.153,4 8.056,3 10.334,8 10.360,3 17.434,8 9.535,4 11.325,6
Kinh tế có vốn ĐTNN 12.073,5 14.682,7 18.530,8 25.706,5 34.529,1 45.084,0 23.526,5 28.332,6
Tỷ lệ kinh tế có vốn
ĐTNN/ Tổng số (%) 58,72 57,74 58,69 60,82 67,35 64,57 61,24 62,05
(Nguồn : Tổng hợp số liệu sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Vĩnh phúc)
Như vậy tổng giá trị sản xuất thực hiện của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có đóng góp to lớn, thường là trên 50% trong tổng giá trị sản xuất ngành công
43
nghiệp của tỉnh. Điều này cho thấy tăng trưởng của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc chủ yếu là từ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và cũng có thể nói công nghiệp Vĩnh Phúc đi lên chính là từ ngoại lực.