Những bài học đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41)

Qua việc nghiên cứu chính sách ưu đãi thuế của 3 nước: Trung Quốc, Singapore, Indonesia cho thấy ở nước nào việc khuyến khích thuế đi kèm với những điều kiện hết sức thận trọng tập trung khuyến khích đầu tư vào các dự án đầu tư dài hạn, vốn lớn, vào lĩnh vực, ngành nghề cần ưu tiên như công nghệ cao, nông nghiệp, xuất khẩu… thì chính sách ưu đãi thuế sẽ ít bị các doanh nghiệp đầu tư lợi dụng hơn, đem lại hiệu quả cao, đạt được mục đích cần khuyến khích (như Trung Quốc).

Thực tế ở các nước trên cho thấy, không phải tất cả các khuyến khích về thuế là có hiệu quả như nhau. Khấu hao nhanh có nhiều ưu điểm nhất, tiếp theo là miễn thuế đầu tư và giảm thuế. Miễn thuế có thời hạn và hoàn thuế cho lợi nhuận dùng để đầu tư phải hết sức thận trọng, tránh bị lợi dụng.

Việt Nam cần phải nghiên cứu thận trọng khi đưa ra các chính sách ưu đãi miễn, giảm về thuế. Việc đưa ra các chính sách miễn, giảm cần được thực hiện trong một thời gian ổn định, tránh tình trạng thay đổi các chính sách một cách quá nhanh hoặc chính sách ưu đãi quá thông thoáng, có nhiều kẽ hở để các doanh nghiệp lợi dụng. Bên cạnh đó cũng cần phải xem xét các điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp để có tác dụng khuyến khích trong việc thu hút đầu tư. Việc thẩm định các dự án đầu tư cũng như việc giám sát tiến độ thực hiện đầu tư của các doanh nghiệp tương ứng với các điều kiện ưu đãi được hưởng cũng là một trong các nội dung cần xem xét.

34

- Để thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, các nước thường sử dụng đồng loạt các chính sách ưu đãi đầu tư, trong đó chính sách miễn, giảm thuế chỉ là một bộ phận.

- Chính sách về thuế không thể đứng riêng lẻ mà còn phải dựa trên chính sách kinh tế.

- Chính sách thuế phải nằm trong tổng thể chiến lược khuyến khích thu hút đầu tư, được thiết kế nhằm phát triển các ngành mục tiêu. Chẳng hạn như Trung Quốc là một nước rất thành công khi đưa ra các ưu đãi thuế với thuế suất khác nhau nhằm khuyến khích đối với NNT thực hiện các chương trình phát triển kinh tế. Trong điều kiện hội nhập, chính sách thuế phải có tác dụng khuyến khích các doanh nghiệp nâng cao cạnh tranh trên phạm vi quốc tế. Do có rất nhiều hình thức khuyến khích về thuế, để biến điều này thành hiện thực thì mỗi quốc gia tại mỗi thời điểm phải biết tập trung vào một vài hình thức ưu tiên đó.

- Chính sách thuế cần phải phù hợp, được thiết kế dựa trên các tham chiếu các thỏa thuận khu vực và quốc tế, song phương và đa phương để tránh việc các quốc gia đua nhau đề ra những biện pháp khuyến khích, ưu đãi một cách không cần thiết. Nói cách khác là để tránh gây ra nguy cơ “cuộc chiến cạnh tranh” mà không bên nào thu được lợi ích.

- Khi đưa ra các vấn đề ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, cần phải tính đến phản ứng của các doanh nghiệp khác không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư và phản ứng của các nước khác vì nó sẽ gây mâu thuẫn trong việc bình đẳng vể nghĩa vụ nộp thuế trên thị trường.

- Xu hướng của Trung Quốc và nhiều quốc gia ở châu Á đã dần thống nhất chính sách thuế và ưu đãi thuế đối với các loại hình doanh nghiệp, xóa bỏ các ưu đãi về thuế kinh doanh cho các tổ chức tài chính và doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại các đặc khu kinh tế.

35

- Ở Malaysia, Chính phủ khuyến khích rất nhiều về thuế và xem xét rất kỹ trong từng thời kỳ, từng khuyến khích nhằm mục đích gì, có thực sự hiệu quả cho nền kinh tế hay không, nếu không thì xóa bỏ. Vì vậy phải xem xét số thuế giảm thấp có tương ứng với những mục tiêu đã đạt được hay không.

- Pháp và Đức là các quốc gia phát triển. Theo sự đánh giá của các chuyên viên thuế nước này thì môi trường đầu tư của Pháp và Đức phụ thuộc chặt chẽ vào tình hình chính trị, kinh tế ổn định nên biện pháp về thuế là rất nhỏ.

Như vậy, trong quá trình xem xét những vấn đề cơ bản của thuế Thu nhập doanh nghiệp cả ở góc độ lý luận và thực tiễn, thông qua khảo sát các nghiên cứu trước đây, tôi thấy rằng việc nghiên cứu về thuế Thu nhập doanh nghiệp và miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp ở nước ta còn bộc lộc nhiều hạn chế, cụ thể trong hai vấn đề sau:

Một là, quan điểm và định hướng hoàn thiện chính sách miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Hai là, quá trìnhthực thi chính sách miễn, giảm thuế.

Những vấn đề trên đây cho thấy việc nghiên cứu những vấn đề chung về thuế Thu nhập doanh nghiệp và miễn, giảm thuế Thu nhập doanh nghiệp là một việc làm cấp thiết.

36

Chương 2

THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH MIỄN, GIẢM THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

VĨNH PHÚC

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)