Tác động của miễn, giảm thuế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 31)

Việc đánh thuế trực thu có ảnh hưởng mạnh tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trên giác độ Nhà nước thì khi đánh thuế, nó sẽ tác động tới toàn bộ nền kinh tế. Miễn, giảm thuế cũng vậy, việc đưa ra chính sách miễn, giảm thuế sẽ tác động đến doanh nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung.

Trên giác độ doanh nghiệp

Phải khẳng định rằng việc ban hành chính sách miễn, giảm thuế sẽ k hông đem lại công bằng cho tất cả các nhà đầu tư. Khi Nhà nước ưu đãi thuế TNDN sẽ tác động đến doanh nghiệp theo xu hướng làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp hoặc tạo cho doanh nghiệp có điều kiện sử dụng tiền thuế lẽ ra phải đóng như một khoản vốn trong một thời gian nhất định. Nói cách khác nó làm tăng tích lũy vốn cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh hoặc tạo điều kiện cho doanh nghiệp có vốn để đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến quy trình chất lượng sản phẩm trong thời gian nhất định. Thực vậy, đối tượng chịu thuế TNDN là thu nhập của doanh nghiệp, liên quan sát sườn đến quyền lợi của nhà đầu tư. Nếu được miễn, giảm thuế hoặc kéo dài thời gian nộp thuế… thì số tiền vào túi nhà đầu tư sẽ tăng lên.

Dễ dàng nhận thấy rằng việc tăng hay giảm tiền thuế có thể làm giảm hay tăng tiết kiệm và đầu tư của các doanh nghiệp, hạn chế hay kích thích hoạt động của doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy việc quá ưu đãi đối với một số doanh nghiệp nào đó sẽ gây tâm lý không tốt cho các doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu đãi, thậm chí có thể ảnh hưởng đến khả năng tiết kiệm, tích tụ vốn để phát triển của các doanh nghiệp không thuộc đối tượng ưu đãi.

Trên giác độ Nhà nước

Các ưu đãi thuế được coi là có hiệu quả nếu chúng có tác dụng kích thích để tạo ra các quyết định đầu tư với hình thức như mong muốn của các Chính phủ và nếu không có động lực kích thích đó thì sẽ không có quyết định đầu tư.

24

Một ưu đãi được coi là hiệu quả nếu chi phí của việc đưa ra các ưu đãi nhỏ hơn phần giá trị của các lợi ích phát sinh từ việc đưa ra các ưu đãi đó. Mọi ưu đãi đầu tư đều có thể coi như một khoản chi phí và là khoản thu nhập về thuế đã bị bỏ qua, trừ khi các ưu đãi được đưa ra hợp lý đối với các nhà đầu tư mà nếu không có ưu đãi này, họ sẽ không quyết định đầu tư. Khoản chi phí đó được Nhà nước trang trải hoặc bằng sự cắt giảm các dịch vụ mà Nhà nước lẽ ra sẽ cung cấp hoặc bằng việc tăng thu các loại thuế khác.

Việc ưu đãi thuế có tính hai mặt, nó chứa đựng những yếu tố tích cực, tạo điều kiện thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Nhà nước, nhưng nó cũng chứa đựng các yếu tố tiêu cực.

Trước hết nó có thể làm méo mó ý tưởng ban đầu khi thiết lập các sắc thuế làm cho tác động thực xa rời tác động danh nghĩa của các sắc thuế và khó có thể thực hiện được các tiêu chuẩn của một hệ thống thuế hiện đại.

Việc quy định về ưu đãi thuế nếu không thận trọng cũng có thể tạo ra cơ cấu thuế phức tạp. Một cơ cấu thuế phức tạp phản ánh ý đồ của Chính phủ muốn can thiệp sâu hơn vào các hoạt động kinh doanh. Tùy theo quan điểm của Chính phủ, những ngành được khuyến khích sẽ chịu thuế suất thấp hơn trong khi những ngành không được khuyến khích sẽ bị đánh thuế nặng hơn. Những ngành gặp khó khăn cũng có thể xin Chính phủ giảm thuế suất, và điều này sẽ làm cho hệ thống thuế thiếu tính ổn định, dễ dẫn đến tình trạng trốn thuế, làm giảm mức độ tuân thủ các quy định về thuế, đồng thời làm gia tăng chi phí hành chính thuế. Trong nhiều trường hợp, do tính phức tạp của hệ thống thuế và những quy định không cần thiết như yêu cầu phải gửi báo cáo tài chính và báo cáo thu nhập hàng quý mà chi phí của người nộp thuế trong quá trình tuân thủ các quy định về thuế cũng tăng lên.

Không chỉ có vậy, ưu đãi thuế cũng gây tác động không tốt đến phân bổ nguồn lực. Nó giúp duy trì những ngành sản xuất kém hiệu quả, đồng thời lại hạn chế việc di chuyển vốn và lao động sang các lĩnh vực có nhiều tiềm năng hơn. Bởi vì sự giới hạn

25

về nguồn lực của toàn xã hôi, sự tập trung nguồn lực cho ngành này sẽ là sự rút bớt nguồn lực từ những ngành khác. Các trợ cấp có thể kiểm soát trong khuôn khổ nhất định và các nhóm mục tiêu có thể hưởng chỉ với phần trợ cấp của nó. Các ngành công nghiệp không phụ thuộc về các nhóm mục tiêu phải tăng trưởng và điều chỉnh đối với thị trường trên cơ sở nguồn lực riêng của họ bị phân biệt đối xử. Việc trợ cấp như vậy có thể dẫn tới lãng phí nguồn lực và tạo ra hành vi dựa dẫm, cản trở ý thức tự vươn lên của các doanh nghiệp được trợ cấp. Và điều đặc biệt quan trọng là do cơ chế ưu đãi mà Chính phủ không biết trước các lợi thế so sánh tiềm năng của mình. Việc bảo hộ sản phẩm trong nước chống lại sự cạnh tranh gay gắt của hàng hóa bên ngoài được thực hiện bằng chính sách thuế quan và hạn chế về số lượng đối với một số hàng hóa nhập khẩu làm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, của một số hàng hóa được nâng lên. Nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội, chi phí đối với người tiêu dùng tăng lên như hàng nhập khẩu và trợ cấp địa phương đối với hàng nhập khẩu làm chúng trở nên đắt đỏ hơn là chúng tồn tại trong điều kiện thương mại tự do. Do vậy chúng sẽ gây tổn hại cho những nhóm người có thu nhập thấp trong nền kinh tế được bảo hộ và thậm chí dẫn tới sự thay đổi về nhu cầu tiêu dùng của con người. Thuế quan cũng sẽ đẩy chi phí lên cao, điều đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa trên trường quốc tế. Các ngành công nghiệp có sản phẩm là những sản phẩm được bảo hộ sẽ được phân biệt đối xử mà chủ yếu là các ngành hàng xuất khẩu. Trên phạm vi quốc tế, nếu các quốc gia khác cũng áp dụng các biện pháp tự vệ tương tự thì các hoạt động buôn lậu có xu hướng tăng.

Ưu đãi thuế trực thu có ưu điểm là không yêu cầu các công ty phải nộp tờ khai thuế trong thời gian miễn, giảm thuế (kỳ nghỉ thuế) ở hầu hết các nước, đơn giản về mặt chính sách, giảm bớt gánh nặng về hành chính cho cơ quan thuế, là một lợi ích để nhận thấy cho phép nhà đầu tư không cần quan tâm đến những quy định thuế rất phức tạp tại nước sở tại, không gây tác động về việc chuyên sâu các nhân tố liên quan (vốn và lao động) đối với các dự án có đủ điều kiện nhưng nó cũng có mặt hạn chế nhất định

26

như: việc quy định kỳ miễn thuế tạo ra cơ hội cho tránh thuế vì các doanh nghiệp bị đánh thuế có thể sử dụng quan hệ kinh tế với doanh nghiệp được miễn, giảm thuế để chuyển lợi nhuận của mình sang cho doanh nghiệp miễn thuế thông qua chuyển giá, thời gian của kỳ miễn thuế, ngay cả khi có ràng buộc về thời gian, có khuynh hướng bị các nhà đầu tư lợi dụng và kéo dài thông qua việc tái tạo đầu tư mới từ đầu tư cũ, kỳ miễn thuế giới hạn về thời gian có xu hướng thu hút các dự án ngắn hạn và không có lợi cho nền kinh tế như các dự án dài hạn, chi phí về số thu ngân sách (số thu bị mất đi do miễn, giảm thuế) không được rõ ràng, trừ khi các doanh nghiệp được hưởng miễn thuế vẫn bị yêu cầu nộp tờ khai thuế nhưng trong trường hợp đó cơ quan thuế lại mất nguồn lực quản lý đối với hoạt động không mang lại số thu.

Một phần của tài liệu Tác động của chính sách miễn, giảm thuế TNDN đối với các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 31)