Cùng với lợi thế đã chỉ ra ở phần trên, với quan điểm mong muốn các nhà đầu tư đều gặt hái được thành quả, những năm gần đây Vĩnh Phúc đã dành hàng ngàn tỷ đồng, tập trung đầu tư hệ thống đường, điện, thông tin liên lạc... tạo mọi điều kiện
53
thuận lợi về cơ chế chính sách như: áp dụng cơ chế một cửa trong cấp phép đầu tư, ưu đãi về sử dụng đất trực tiếp cho sản xuất; miễn, giảm thuế đất; xây dựng cơ sở hạ tầng ngoài hàng rào. Thủ tục cấp phép đầu tư được thực hiện linh hoạt trên cơ sở pháp lý, quy định của Nhà nước và của tỉnh.
Nhờ vậy Vĩnh Phúc trở thành một trong những địa phương hấp dẫn nhất đối với các nhà đầu tư, tạo làn sóng mới đổ về đầu tư tại Vĩnh Phúc. Các dự án đầu tư chủ yếu vào các lĩnh vực sản xuất các sản phẩm như linh kiện phụ tùng ô tô, xe máy, cửa nhựa, ô tô bus, các sản phẩm điện tử, vật liệu xây dựng, hàng may mặc... Bên cạnh đó đã bắt đầu xuất hiện các lĩnh vực đầu tư mới như sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, bao gồm máy tính, điện thoại di động, sản xuất và gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu... Trên địa bàn tỉnh bước đầu đã hình thành những trung tâm công nghiệp lớn, với một số ngành công nghiệp đứng hàng đầu trong cả nước như công nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, vật liệu xây dựng, sản lượng chiếm 1/3 thị phần cả nước... Đặc biệt, với làn sóng đầu tư nước ngoài mạnh mẽ các năm trở lại đây, Vĩnh Phúc đã và đang hình thành ngành công nghiệp điện tử, công nghệ cao do các tập đoàn lớn trên thế giới đầu tư. Những nước, vùng lãnh thổ có nguồn vốn đầu tư lớn phải kể đến là: Đài Loan (40 dự án) với số vốn đầu tư 992,2 triệu USD, chiếm 58,3 % tổng vốn đầu tư, Nhật Bản (14 dự án) với số vốn đầu tư 522,2 triệu USD, chiếm 26,5 %, Hàn Quốc (28 dự án) với số vốn 165,9 triệu USD, chiếm 8,4 %, còn lại là các nước Trung Quốc, Mỹ, Italia... Thông qua các dòng vốn đầu tư này góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đưa Vĩnh Phúc trở thành địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định nhất trong cả nước (giai đoạn 1997 – 2010 tăng bình quân 17,6%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, công nghiệp – xây dựng chiếm tỷ trọng rất cao.
Điều đáng nói, các sản phẩm của ngành công nghiệp Vĩnh Phúc đã khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong và ngoài nước với các thương hiệu nổi tiếng như Toyota, Honda, Nissin, Eurowindow, Prime Group...
54
Nói chung do chính sách cởi mở, thủ tục thông thoáng, cải cách, chuyển đổi đúng hướng đã tạo ra sự hấp dẫn không chỉ các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong nước mà cả những nhà đầu tư, doanh nghiệp nước ngoài đều tìm đến Vĩnh Phúc để sinh cơ lập nghiệp, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài đã đến với Vĩnh Phúc ngày càng nhiều. Họ đến Vĩnh Phúc không chỉ đem theo vốn liếng, kinh nghiệm mà điều quan trọng là họ đã đem đến một tư duy mới về quy hoạch tổng thể. Tuy nhiên, thu hút đầu tư ở Vĩnh Phúc còn một số hạn chế như chưa thu hút dược nhiều dự án công nghệ cao thân thiện với môi trường; các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu còn hạn chế, hàng năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu còn chưa cao. Riêng năm 2009 chỉ đạt 378 triệu đô la, năm 2010 đạt 380 triệu đô la, chưa tương xứng với tốc độ thu hút đầu tư phá triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh đó, những năm qua, tỉnh Vĩnh Phúc chủ yếu thu hút được nhiều nhà đầu tư đến từ khu vực Bắc Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, chưa có nhiều dự án đến từ châu Âu và châu Mỹ, đặc biệt là doanh nghiệp Hoa Kỳ, nền kinh tế số 1 thế giới.
Trên đây là những nét khái quát về chính sách ưu đãi và tác động của các chính sách đó đối với quá trình phát triển của tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua.
Không chỉ đề ra chính sách ưu đãi nói chung mà trong những năm qua, trên cơ sở nắm vững chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã chỉ đạo sát sao các ngành các cấp, nhất là Cục thuế triển khai thực thi chính sách ưu đãi, miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, bước đầu đã đạt được một số kết quả tích cực.