Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc.
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đông Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Đông Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ.
Do tiếp giáp với thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc nên các nhà đầu tư có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng hiện có của khu vực này. Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 24,20C, diện tích tự nhiên khoảng 1.371 km2, dân số gần 1,2 triệu người. Tỉnh có 9 đơn vị hành chính gồm: Thành phố Vĩnh Yên – trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, Thị xã Phúc Yên và 7 huyện là Lập Thạch, Tam Đảo, Tam Dương, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Bình Xuyên và Sông Lô. Số lượng dân số, mật độ dân số tại các huyện, thành, thị được trình bày ở Bảng 2.1.
37
Bảng 2.1: Diện tích tự nhiên và dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2010
Stt Tên huyện, thị xã, thành phố Dân số (nghìn người) Diện tích (km2) Mật độ dân số (người/km2) 1 Tam Dương 92.894 107,18 867 2 Lập Thạch 123.664 173,10 714 3 Bình Xuyên 108.944 145,67 748 4 Tam Đảo 68.591 235,88 291 5 Sông Lô 93.984 150,32 625 6 Phúc Yên 104.092 120,13 866 7 Vĩnh Yên 122.568 50,81 2.412 8 Vĩnh Tường 176.830 141,90 1.246 9 Yên Lạc 144.000 106,77 1.349
(Nguồn: Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh phúc)
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi, hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Tại đây có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên nổi tiếng: rừng quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà... Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hoá mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu...
Người dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hoá rực rỡ. Cho đến nay, đất Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hoá Hùng Vương và Kinh Bắc, Thăng Long, của nền văn hoá dân gian đặc sắc, của khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy.
38
Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có tri thức và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.
Không kể các trường dạy nghề do huyện thị quản lý, tỉnh Vĩnh Phúc có gần 20 trường trung học, cao đẳng, đại học và chuyên nghiệp dạy nghề với đội ngũ giáo viên gần 1.000 người và trên 13.000 học sinh, sinh viên theo học/năm. Hàng năm tốt nghiệp trên 4.000 học sinh, sinh viên.