Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 72)

của Thanh tra ngành Thông tin và Truyền thông

Thứ nhất, tăng cường hơn nữa vị trí, vai trò của Thanh tra ngành TT&TT trên cơ sở xác định Thanh tra ngành TT&TT là một bộ phận gắn liền với hoạt động quản lý nhà nước chuyên ngành của Bộ TT&TT.

Như đã phân tích, Thanh tra ngành TT&TT gắn liền với quản lý nhà nước chuyên ngành của Bộ TT&TT, song ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh, để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với ngành TT&TT, trước tiên phải tăng cường hơn nữa vị trí, vai trò của Thanh tra trên cơ sở khoa học về thực trạng tổ chức, hoạt động của Thanh tra ngành TT&TT trong giai đoạn đổi mới hiện nay. Hoàn thiện tổ chức và hoạt động phải có trình tự khoa học: xác định chức năng, nhiệm vụ, thiết lập tổ chức và bố trí cán bộ. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cần xác định rằng, Thanh tra ngành TT&TT là hoạt động không chỉ nhằm "tìm kiếm khuyết điểm" để rồi "vạch mặt chỉ tên" đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân, mà nó còn có vai trò rất quan trọng khác đó là giúp cho cơ quan quản lý nhà nước đề ra những chính sách vĩ mô, sửa chữa, thay đổi những quyết định quản lý. Thực tiễn có nơi, có lúc các cấp quản lý còn cho rằng, Thanh tra là lực lượng cản trở công việc quản lý, vì vậy việc thành lập các tổ chức thanh tra còn mang tính hình thức, nếu có hoạt động thì bị gò ép, khống chế, do đó không phát huy được sức mạnh vốn có của tổ chức này.

Thứ hai, đổi mới tổ chức và hoạt động Thanh tra TT&TT theo hướng đảm bảo tính tập trung, thống nhất và đồng bộ. Điều đó có nghĩa là hệ thống thanh tra thống nhất từ trung ương xuống địa phương, không chồng chéo về

chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Tổ chức thanh tra tinh gọn, nhưng thực quyền và đủ trình độ, năng lực để có thể hoạt động độc lập chỉ tuân theo pháp luật, không bị "ràng buộc" bởi các cơ quan quản lý.

Thứ ba, đổi mới tư duy trong chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ của các cơ quan thanh tra TT&TT theo hướng đề cao tính hiệu quả, tính chịu trách nhiệm trong hoạt động, coi đây là yếu tố then chốt, quyết định trong hoạt động của mỗi tổ chức thanh tra cũng như trong thực hiện nhiệm vụ của cán bộ thanh tra.

Trước hết, các cơ quan thanh tra cần được chủ động trong việc đề xuất và xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra. Bởi lẽ trong quá trình hoạt động, nếu như việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra phụ thuộc quá nhiều vào cơ quan quản lý cùng cấp thì hoạt động thanh tra sẽ bị động. Mặt khác trong hoạt động quản lý, khi nảy sinh những vấn đề mới việc chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra sẽ đảm bảo tính kịp thời, khách quan cho hoạt động thanh tra. Ngoài ra để hoạt động thanh tra có định hướng thì cơ quan thanh tra cấp trên có quyền chủ động định hướng và kiểm tra kế hoạch thanh tra của cơ quan thanh tra cấp dưới. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch thanh tra phải gắn liền với nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng địa phương của toàn ngành thanh tra TT&TT, có trọng tâm, trọng điểm.

Thứ tư, đổi mới hoạt động thanh tra theo xu hướng giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm trong quản lý nhà nước.

Trong xu thế phát triển nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, đối tượng thanh tra ngày càng đa dạng hơn. Do đó, để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, theo tinh thần giảm tiền kiểm, tăng cường hậu kiểm, các tổ chức thanh tra TT&TT cũng cần chú ý đổi mới phương thức thanh tra cho phù hợp với tình hình mới. Phải làm sao để không có "khoảng trống" trong quản lý nhà nước, không có lĩnh vực nào, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nào lại không chịu sự thanh tra, kiểm tra. Để làm được

điều này, bên cạnh hình thức thanh tra trực tiếp, có tổ chức theo đoàn thanh tra, cần nghĩ đến phương thức thanh tra mới hơn, tiên tiến hơn. Đó là sự kết hợp thanh tra theo địa danh, địa chỉ cụ thể, theo xác suất, với việc tăng cường hơn công tác giám sát từ xa, với địa bàn phụ trách rõ ràng của thanh tra viên. Đây là cách làm mà thanh tra nhiều nước trên thế giới đã áp dụng hiệu quả, thành công. Nó cũng sẽ khắc phục được sự hạn chế về số lượng của đội ngũ cán bộ thanh tra, trong khi lại tăng cường được khả năng quản lý, giám sát của các cơ quan thanh tra đối với đối tượng thanh tra.

Thứ năm, đổi mới hoạt động thanh tra phải đảm bảo nguyên tắc hoạt động thanh tra phải công khai, dân chủ, khách quan, kịp thời và đề cao vai trò, trách nhiệm của trưởng đoàn thanh tra.

Trong quá trình thanh tra, trưởng đoàn thanh tra và các thành viên cần phải thực hiện tốt chức trách, quyền hạn được giao, song cũng phải coi trọng nguyên tắc công khai, dân chủ, khách quan, công bằng, tránh hiện tượng quy kết, đánh giá chủ quan áp đặt. Để làm được điều này, trong tổ chức đoàn thanh tra phải lựa chọn cán bộ, thanh tra viên có năng lực phù hợp, coi đây là yếu tố quyết định thành công của mỗi cuộc thanh tra. Kế hoạch tiến hành các cuộc thanh tra phải cụ thể, sát hợp với nội dung, thời gian thanh tra. Tổ chức các đoàn thanh tra phải khoa học, có thành phần, số lượng hợp lý. Trong chỉ đạo, điều hành, đoàn thanh tra phải luôn nắm bắt kịp thời thông tin, diễn biến của cuộc thanh tra; thường xuyên kiểm tra, giám sát để hoạt động thanh tra đúng pháp luật; xác định rõ trách nhiệm của đoàn thanh tra, thanh tra viên, các đơn vị, bộ phận có liên quan cũng như trách nhiệm của lãnh đạo cơ quan thanh tra đối với từng cuộc thanh tra. Mỗi cuộc thanh tra, phải xác định rõ nội dung trọng tâm và những vấn đề chủ yếu để tập trung chỉ đạo, đảm bảo kết thúc gọn, kết luận chính xác. Kiến nghị về thanh tra phải cụ thể, rõ ràng; làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân có sai phạm, đồng thời phải đề xuất được giải pháp có tính khả thi để sửa chữa các yếu kém, sơ hở trong hoạt động quản lý và xử lý nghiêm minh người có hành vi vi phạm pháp luật. Bên cạnh đó cũng

cần đổi mới phương pháp nắm tình hình, thu thập thông tin liên quan đến nội dung thanh tra, phương pháp xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thanh tra; thực hiện nghiêm quy chế hoạt động của đoàn thanh tra và chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với người có thành tích hoặc sai phạm trong quá trình thanh tra.

Thứ sáu, xây dựng và nâng cao văn hóa thanh tra, hoàn thiện đạo đức của cán bộ thanh tra trên cơ sở nhận thức đầy đủ, sâu sắc mục đích, vị trí, vài trò của công tác thanh tra.

Xây dựng văn hóa thanh tra phải hướng đến việc xây dựng cho mỗi cán bộ có ý thức tự giác, tự rèn luyện, chống các biểu hiện kiêu ngạo, cửa quyền, sách nhiễu… trong quá trình thực thi nhiệm vụ. Phải làm cho tinh thần phục vụ nhân dân, các yếu tố cơ bản của văn hóa thấm sâu và biểu hiện cụ thể trong mỗi việc làm của cơ quan thanh tra, trong từng hành vi, thái độ ứng xử của mỗi cán bộ thanh tra.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)