Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 89)

tin và Truyền thông

a. Trong công tác thanh tra

Trong công tác quản lý nhà nước hoạt động thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng để đánh giá, kiểm chứng hiệu lực của công tác quản lý. Nếu không thanh tra, kiểm tra thì người quản lý không nắm được tình hình thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật, quyết định, chỉ thị, mệnh lệnh của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp dưới và việc thực hiện chính sách pháp luật của đối tượng thuộc quyền quản lý. Thực tiễn công tác thanh tra trong thời gian qua hiệu quả còn thấp có nhiều nguyên nhân song có lý do quan trọng là công tác thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu tính chủ động. Vì vậy Thanh tra Bộ TT&TT, Thanh tra Sở TT&TT cần tăng cường và đẩy mạnh hơn nữa công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trên các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ TT&TT. Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với các cơ quan đơn vị, từng bước chuyển hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra theo vụ việc sang hoạt động kiểm tra, thanh tra thường xuyên việc thực hiện chính sách pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Đồng thời tăng cường thanh tra trách nhiệm đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện Luật phòng chống tham nhũng. Xây dựng chương trình, kế hoạch trong năm cần có nội dung về thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, biện pháp tiến hành rõ ràng, có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan thanh tra và phối hợp với cơ quan kiểm tra của Đảng. Hoàn thiện và thực hiện tốt quy trình nghiệp vụ thanh tra, đặc biệt là quy trình nghiệp vụ thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước đồng bộ với thanh tra trách nhiệm giải quyết khiếu nại, tố cáo và thanh tra việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống, tham nhũng.

Cần đổi mới công tác thanh tra kiểm tra, tiến hành nhiều biện pháp, lựa chọn cách thức tiến hành cho linh hoạt, phù hợp. Bên cạnh hình thức

thanh tra theo đoàn, cần tăng cường hình thức thanh tra viên hoạt động độc lập.Thanh tra, kiểm tra đúng trọng tâm, trọng điểm, có chất lượng, tránh hình thức, qua loa, chiếu lệ. Tập trung vào những nơi có nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc, có những ý kiến của quần chúng và dư luận xã hội. Tránh làm tràn lan, chung chung, không kết quả. Trong các cuộc thanh tra, kiểm tra thực hiện phải đánh giá một cách khách quan, toàn diện về thực tiễn tình hình chấp hành pháp luật. Đưa ra những kết luận rõ ràng, chính xác, nêu được những sai phạm, khiếm khuyết, nguyên nhân của những sai phạm đó, trách nhiệm của các cá nhân, tập thể; kiến nghị các biện pháp thiết thực để khắc phục, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho cơ sở.

Thực hiện tốt việc giám sát các đoàn thanh tra, cơ chế kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kết luận, kiến nghị, xử lý sau thanh tra để thu hồi tài sản nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát và xử lý nghiêm minh các vi phạm được phát hiện qua hoạt động thanh tra. Quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện kết luận thanh tra, quyết định xử lý sau thanh tra.

Ngoài ra, chúng ta cần phải cải cách lề lối làm việc trong hoạt động của thanh tra TT&TT. Lề lối làm việc có liên quan chặt chẽ với những quy định về những nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, trình độ cán bộ như đã phân tích ở trên, nhưng ở đây chúng tôi muốn đề cập đến một vấn đề khác, đó là cơ chế chỉ đạo điều hành của Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức thanh tra TT&TT và ý thức trách nhiệm, tính khoa học trong công tác của Thanh tra viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ. Hiện nay nhiều tổ chức thanh tra TT&TT chỉ đạo điều hành và hoạt động còn luộm thuộm, phân tán, thiếu khoa học; hồ sơ, tài liệu quản lý thiếu chặt chẽ. Công việc bị ùn tắc, không trôi chảy… Một số cán bộ, công chức thanh tra vẫn chưa có "tác phong thanh tra", còn nặng tư tưởng "chủ nghĩa kinh nghiệm", thiếu tính linh hoạt, sáng tạo. Đây là yếu tố cản trở rất lớn đến hiệu quả hoạt động thanh tra. Theo chúng tôi, trước tiên các cấp có thẩm quyền ngành TT&TT cần nhận thức đầy

đủ, trách nhiệm quản lý, chỉ đạo, điều hành,tạo điều kiện để phát huy tính sáng tạo của thanh tra viên, song bên cạnh đó phải có tổng kết, rút kinh nghiệm để đưa ra hình thức và phương pháp hoạt động, chỉ đạo, điều hành phù hợp với tính chất, đặc điểm hoạt động của Thanh tra ngành TT&TT.

b. Trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo

Để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan thanh tra TT&TT trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, trước hết cần tăng cường vai trò của các cơ quan thanh tra TT&TT trong việc tham mưu giúp giúp thủ trưởng cơ quan quản lý giải quyết khiếu nại, tố cáo. Trong thời gian tới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo cần tập trung vào việc thanh tra, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn quá trình giải quyết các khiếu nại, tố cáo; tăng cường các biện pháp đôn đốc, theo dõi, hướng dẫn việc giải quyết khiếu nại ở cơ sở; đào tạo bồi dưỡng cán bộ thanh tra trực tiếp làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra để đảm bảo vai trò của công tác thanh tra trong việc giải quyết khiếu nại cần quan tâm đến công tác tiếp dân và hoàn thiện quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo; xem xét, đánh giá và xử lý trách nhiệm của thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; nâng cao kỹ năng giao tiếp, đối thoại và giải quyết xung đột của đội ngũ cán bộ thanh tra làm công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

d. Trong công tác phòng chống tham nhũng

Để đáp ứng các yêu cầu của công tác phòng, chống tham nhũng, để nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra TT&TT trong phòng, chống tham nhũng, nhất là thanh tra trách nhiệm đối với các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện Luật Phòng chống tham nhũng, cần thực hiện các giải pháp sau:

+ Xác định rõ chức năng chống tham nhũng gắn liền với những bộ phận chuyên trách phòng, chống tham nhũng của các cơ quan thanh tra TT&TT; xây dựng và ban hành, tổ chức thực hiện quy trình nghiệp vụ thanh tra phòng

chống tham nhũng (phân biệt với quy trình thanh tra nói chung và thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo).

+ Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan nhà nước khác và các tổ chức xã hội, báo chí về phòng chống tham nhũng đặc biệt là các cơ quan kiểm toán, điều tra, kiểm soát. Trong trường hợp phát hiện có vi phạm tham nhũng, có dấu hiệu cấu thành tội phạm, kiên quyết chuyển cơ quan pháp luật khởi tố.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)