Thiết lập chế độ tài chính, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thanh tra

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 97)

công nghệ vào hoạt động thanh tra

Có chế độ tài chính phù hợp, có tài khoản, tăng cường trang bị cơ sở vật chất, ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thanh tra là những điều kiện để Thanh tra ngành TT&TT thực hiện triệt để các quyền pháp luật quy định. Trong thời gian qua vấn đề này chưa được quan tâm nhiều và đây cũng là một hạn chế lớn trong hoạt động thanh tra ngành TT&TT.

TT&TT là một ngành bao gồm nhiều lĩnh vực có tính chất kinh tế, kỹ thuật và xã hội khác nhau. Trong đó, hiện nay các lĩnh vực như điện tử, viễn thông, CNTT và phát tranh truyền hình đều ứng dụng những công nghệ tiên tiến có trình độ khoa học kỹ thuật cao. Do đó để tiến hành thanh tra, kiểm tra

các lĩnh vực này thì đòi hỏi người cán bộ thanh tra ngoài những kiến thức về nghiệp vụ, kỹ thuật chuyên ngành và kiến thức về pháp luật thì cần phải được trang bị những phương tiện, thiết bị kiểm tra phù hợp với công nghệ của các thiết bị đang được sử dụng trên thị trường. Mặt khác, do đặc thù của hoạt động thanh tra là luôn làm việc trong tình trạng lưu động, do đó cần thiết phải được trang bị những phương tiện và cho phù hợp. Tuy nhiên phần lớn các chi phí hoạt động thanh tra của thanh tra TT&TT hiện nay cũng không được độc lập, phụ thuộc hoàn toàn vào Bộ TT&TT và Sở TT&TT hoặc theo kế hoạch chi rất cứng nhắc. Các chế độ công tác đối với thanh tra và các hoạt động quản lý hành chính thường bị đánh đồng, không có sự phân biệt nên hoạt động của thanh tra ngành TT&TT hoạt động rất khó khăn, vướng mắc. Chính điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến tính độc lập, khách quan trong hoạt động của thanh tra TT&TT.

Mặc dù các tổ chức thanh tra ngành TT&TT có những tính chất hoạt động đặc biệt, mang tính chuyên ngành sâu sắc, song hầu hết các tổ chức thanh tra ngành TT&TT không có hoặc có thì cũng rất hạn chế phương tiện, thiết bị hiện đại để phục vụ thanh tra. Như trên đã đề cập, phương tiện phục vụ hoạt động thanh tra là rất quan trọng, là phương tiện để thu thập, phân tích, lưu giữ chứng cứ, thông tin, tài liệu thanh tra. Đây cũng là yếu tố làm tăng thêm tính tin cậy của chứng cứ thanh tra đảm bảo cho các kết luận, quyết định đảm bảo độ chính xác cao, giúp cho cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu quả quản lý đối với ngành. Do đó căn cứ vào tính chất của ngành TT&TT nhất thiết phải trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho các tổ chức thanh tra ngành TT&TT, coi đây là điều kiện bắt buộc đối với tổ chức thanh tra của ngành TT&TT. Cụ thể trang bị tối thiểu cho mỗi đoàn thanh tra bao gồm: mỗi cán bộ một máy tính xách tay, 01 máy ảnh (hoặc máy quay), 01 máy ghi âm, 01 máy in di động cỡ nhỏ. Nguồn kinh phí để trang bị mua sắm một phần được chi từ nguồn ngân sách mua sắm trang thiết bị hằng năm, còn lại thì lấy từ nguồn được trích lại từ thu xử phạt VPHC.

Đối với nguồn kinh phí chi cho công tác tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ và phổ biến tuyên truyền các chính sách và pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý chuyên ngành TT&TT thì căn cứ kế hoạch hàng năm, các cơ quan Thanh tra TT&TT căn cứ vào kế hoạch hoạt động đề xuất để đưa vào kế hoạch chi ngân sách hàng năm của đơn vị. Ngoài nguồn ngân sách, còn có thể vận dụng chi từ nguồn kinh phí được trích lại từ thu xử phạt VPHC. Trong thời gian tới đây, để sử dụng nguồn kinh phí được trích lại từ thu xử phạt VPHC đạt hiệu quả cao, phục vụ tốt cho công tác thanh tra, các cơ quan Thanh tra TT&TT cần phải xây dựng quy chế chi tiêu cụ thể từ nguồn kinh phí được trích lại từ thu xử phạt VPHC trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

KẾT LUẬN

Từ những phân tích trong khuôn khổ của luận văn về thực trạng tổ chức và hoạt động thanh tra ngành TT&TT, những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức thanh tra ngành TT&TT, chúng tôi thấy rằng việc đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra ngành TT&TT sẽ góp phần hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực TT&TT. Tuy nhiên, để công tác này phát huy hiệu quả, chất lượng các mặt hoạt động hơn nữa, chúng ta cần nghiên cứu, tổng kết để tiếp tục xây dựng, hoàn thiện pháp luật về thanh tra, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc kiện toàn tổ chức và hoạt động, tăng cường hiệu quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng.

Chính vì vậy việc nghiên cứu một cách toàn diện, qua đó đưa ra những giải pháp để hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra ngành TT&TT là một nhiệm vụ rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay. Kết quả thu được sẽ làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu đổi mới công tác thanh tra cả về phương diện pháp luật và hoạt động thực tiễn, đó là việc tiếp tục bổ sung các văn bản pháp luật về thanh tra, pháp luật về TT&TT. Trong quá trình này cần đảm bảo tính thống nhất và tính đồng bộ ngay trong chính hệ thống các văn bản pháp luật điều chỉnh về hoạt động thanh tra, pháp luật về TT&TT. Cần đổi mới tư duy về thanh tra, tăng cường và hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong hoạt động thanh tra TT&TT, cũng như phải đảm bảo mục tiêu đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra các giải pháp quan trọng khác để hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh ngành TT&TT như: hoàn thiện tổ chức, bộ máy thanh tra; nâng cao chất lượng đội ngũ công chức thanh tra; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh

tra; thực hiện tốt chính sách thi đua khen thưởng, chế độ lương, phụ cấp và các chế độ đãi ngộ đối với cán bộ thanh tra TT&TT; thiết lập chế độ tài chính, tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động thanh tra.

Hy vọng rằng những khía cạnh được đề cập đến và đặc biệt là sự phân tích những phương hướng, giải pháp của bản luận văn này sẽ ít nhiều có những đóng góp hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu cũng như các chuyên gia trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về thanh tra, pháp luật về TT&TT, đồng thời góp phần đổi mới, hoàn thiện tổ chức và hoạt động thanh tra ngành TT&TT trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực TT&TT, đưa các hoạt động BCVT, CNTT, báo chí, xuất bản vào đúng kỷ cương pháp luật và ngày càng phát triển để phục vụ thiết thực cho sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 97)