Để tồn tại những hạn chế trong hoạt động thanh tra có nhiều nguyên nhân, đòi hỏi không chỉ đội ngũ làm công tác thanh tra trong ngành TT&TT mà cần có sự quan tâm giải quyết của Nhà nước và xã hội, tìm ra nguyên nhân để khắc phục những hạn chế đó là yêu cầu cấp bách, có hướng đi giải quyết thích hợp để từng bước nâng cao hiệu quả của công tác này. Qua thực tế tìm hiểu có thể rút ra được một số nguyên nhân chính sau:
- Sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về thanh tra nói riêng, đây là nguyên nhân đầu tiên làm giảm hiệu lực, hiệu quả của hoạt động thanh tra ngành TT&TT. Để hoạt động thanh tra TT&TT có hiệu quả, một mình Luật thanh tra chưa đủ, bởi vì Luật Thanh tra chủ yếu quy định về trình tự, thủ tục thanh tra, còn để kết luận thanh tra đó đúng hay sai,
biện pháp xử lý như thế nào còn phải dựa vào các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực TT&TT, trong khi đó hệ thống pháp luật về TT&TT cũng có những hạn chế nhất định, tản mạn, không đồng bộ, một số quy định thể hiện rõ tính bất cập, khó áp dụng như trình bày ở phần sau. Những bất cập còn ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, hướng dẫn theo ngành dọc, trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh tra, kiểm tra của lực lượng thanh tra TT&TT. Còn cơ sở pháp lý cho toàn bộ hoạt động của hệ thống Thanh tra ngành TT&TT thì chưa được Chính phủ quy định kịp thời và còn có sự chồng lấn về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn đối với quyền tác giả và quyền liên quan trong hoạt động TT&TT giữa hai Bộ: Bộ TT&TT và Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch.
- Tính độc lập trong tổ chức và hoạt động thanh tra chưa cao, thủ trưởng cơ quan thanh tra không có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra; thẩm quyền tự quyết định việc thanh tra còn hạn chế, nhất là quyền quyết định thanh tra đột xuất và tính công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra còn thấp.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của các cơ quan thanh tra ngành TT&TT không được phân định rõ ràng, chưa tương xứng với sứ mệnh được giao, chưa phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính và chưa được kiện toàn trước những đòi hỏi chung về kiện toàn bộ máy hành chính.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của lãnh đạo cơ quan thanh tra ở một số địa phương có lúc chưa đúng đắn và toàn diện, nhất là đối với những vấn đề nhạy cảm, phức tạp, đột xuất, đòi hỏi việc nắm bắt vấn đề phải hết sức khách quan, toàn diện, sâu sắc và nghiêm túc. Mối quan hệ giữa các cơ quan thanh tra và thủ trưởng cơ quan hành chính còn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế, phương thức lãnh đạo chậm được đổi mới trước những biến đổi nhanh chóng, đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Số lượng biên chế cán bộ công chức ngành thanh tra chưa đủ để đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao do cơ cấu biên chế chưa có quy định
chung trong toàn quốc, thường là do các địa phương quy định trên cơ sở tổng biên chế giao cho các địa phương đó.
- Công tác cán bộ còn chậm được đổi mới, chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp hóa đội ngũ thanh tra viên. Công tác đào tạo và đào tạo lại cán bộ cũng chưa được các Sở chú trọng, quan tâm khiến trình độ nghiệp vụ chuyên môn của một số cán bộ, chuyên viên thanh tra còn yếu, chất lượng công tác chưa cao, chưa có khả năng phát hiện, xử lý cũng như đề xuất, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý. Nhất là đối với các lĩnh vực phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, công tác quản lý có tính đặc thù, đòi hỏi phải có kiến thức về công nghệ, kỹ thuật; hoặc công tác quản lý nội dung thông tin cần có bề dày kiến thức xã hội và những kinh nghiệm nhất định, nhưng trên thực tế, trình độ, năng lực của cán bộ quản lý, nhất là ở một số địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn công tác quản lý.
- Việc tổ chức lại bộ máy Chính phủ tạo ra khoảng trống quản lý trong khoảng thời gian nhất định, đặc biệt là ở địa phương. Việc thay đổi này gây xáo trộn tổ chức, nhân lực, cần phải có thời gian sắp xếp. Chủ trương quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực là một chủ trương mới được triển khai, quản lý nhà nước về lĩnh vực TT&TT chính là sự hiện thực hóa của chủ trương đó, quản lý nhà nước về TT&TT được thành lập trên cơ sở quản lý nhà nước về BCVT với báo chí, xuất bản, do vậy kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đa ngành còn nhiều khó khăn, chưa thể thích nghi ngày được, cần có thời gian đúc rút kinh nghiệm thực tế.
- Đối tượng thanh tra gồm nhiều thành phần, nhận thức khác nhau, một số đối tượng có hành vi cản trở, không cung cấp thông tin, tài liệu chứng từ có liên quan theo yêu cầu của người có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, tẩu tán tang vật vi phạm đang bị thanh tra, kiểm tra, cố tình không chấp hành các quyết định thanh tra, kiểm tra, xử phạt VPHC, đây cũng là những nguyên nhân của những yếu kém hạn chế trong hoạt động thanh tra.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật cho cán bộ thanh tra chưa đạt yêu cầu, hiệu quả thấp. Ở nhiều địa phương chưa tập huấn, phổ biến văn bản quy phạm pháp luật cho tổ chức, doanh nghiệp đang tham gia hoạt động trong lĩnh vực TT&TT, cách thức tuyên truyền khô cứng, không phù hợp với từng đối tượng cụ thể.
- Cơ chế phối hợp chưa chặt chẽ, rõ ràng, đồng bộ, trong một số trường hợp không thống nhất về nhận thức, phương pháp xử lý tình huống. Bất cập này thể hiện không chỉ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương mà còn giữa các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương với nhau. Sự phối hợp cũng chỉ mang tính sự vụ, không thường xuyên, liên tục.
- Hoạt động thanh tra, kiểm tra chưa được tiến hành thường xuyên, thiếu tính chủ động, khi phát hiện sai phạm, việc xử lý chưa kịp thời, triệt để. Một số địa phương có biểu hiện coi nhẹ, buông lỏng hoạt động thanh tra, kiểm tra.
- Cơ sở vật chất, phương tiện thiết bị và kinh phí phục vụ công tác thanh tra của lực lượng thanh tra TT&TT còn rất thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu công tác thanh tra, ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động thanh tra của toàn ngành.
Mặt khác, do điều kiện chung của cả nước, các cán bộ thanh tra của Thanh tra Bộ TT&TT nói riêng và đội ngũ cán bộ công chức nói chung có mức thu nhập rất thấp so với nhu cầu cơ bản của cuộc sống hiện tại. Trong khi xét theo tính chất, đặc điểm công việc hiện tại và những yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới, chế độ tiền lương của thanh tra viên TT&TT có nhiều điểm bất hợp lý, không tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Chế độ tiền lương thấp trong khi công việc nặng nề, phức tạp là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc khó thu hút được cán bộ có năng lực, trình độ về công tác trong ngành thanh tra cũng như không thể thu hút được nguồn chất xám, chất lượng cao phục vụ cho công tác của các tổ chức Thanh tra TT&TT. Mức thu nhập không đảm bảo cho cuộc sống đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư và suy nghĩ của một bộ phận cán bộ. Đây là một ảnh hưởng rất nguy hiểm cho công tác quản lý nhà nước, nhất là đối với hoạt động thanh tra, kiểm tra.
Chƣơng 3