Đối với Thanh tra Cục

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 42)

Hiện nay, Bộ TT&TT có 02 Cục là có tổ chức thanh tra đó là Cục TSVTĐ và Cục QLCL CNTT&TT (gọi chung là Thanh tra Cục). Thanh tra Cục là cơ quan của Cục quản lý chuyên ngành thuộc Bộ TT&TT thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong phạm vi quản lý nhà nước của Cục. Thanh tra Cục có Chánh Thanh tra, Phó Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và chuyên viên làm công tác thanh tra. Chánh Thanh tra Cục do Bộ trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo đề nghị của Cục trưởng sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra Bộ. Phó Chánh Thanh tra Cục do Cục trưởng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.

Tổng số cán bộ công chức Thanh tra tại 02 Cục là 22 người, trong đó: - Thanh tra Cục QLCL CNTT&TT có 03 cán bộ, thanh tra viên, trong đó có Chánh Thanh tra là Thanh tra viên cao cấp, 01 Phó Chánh Thanh tra là Thanh tra viên và 01 Chuyên viên thanh tra.

- Thanh tra Cục TSVTĐ có 19 cán bộ, thanh tra viên, trong đó có Chánh Thanh tra là Thanh tra viên cao cấp, 01 Phó Chánh Thanh tra là Thanh tra viên chính, 15 Thanh tra viên (trong đó có 03 Thanh tra viên chính nữa) và 02 chuyên viên thanh tra.

- Cán bộ đảng viên của cả 02 Cục là 18 đồng chí; Trình độ chuyên môn: 07 Thạc sỹ; 16 cử nhân, kỹ sư; trong đó 04 người có từ 02 bằng đại học trở lên.

* Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Cục TSVTĐ và Cục QLCL CNTT&TT

Được quy định tại Nghị định số 115/2006/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra BCVT và CNTT, theo Điều 9 Thanh tra Cục có nhiệm vụ quyền hạn sau đây:

1- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Cục.

2- Thanh tra việc chấp hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành của Cục; tham gia các đoàn thanh tra của Thanh tra Bộ và của các cơ quan thanh tra liên quan khi được yêu cầu.

3- Xử phạt VPHC theo quy định của pháp luật.

4- Giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Cục trưởng theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

5- Giúp Cục trưởng thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Cục trưởng theo quy định của pháp luật về chống tham nhũng.

6- Kiến nghị cơ quan, người có thẩm quyền đình chỉ việc thi hành hoặc hủy bỏ, bãi bỏ quy định trái pháp luật được phát hiện qua công tác thanh tra.

7- Tổng hợp, báo cáo kết quả thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục trưởng theo quy định.

8- Hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức trực thuộc Cục thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra.

9- Tổng kết, rút kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh tra trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Thanh tra Cục.

Như vậy, có thể thấy quy định trên đây thể hiện rõ Thanh tra Cục thực hiện cả hai nhiệm vụ thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành đồng thời có quyền hạn xử phạt VPHC, một quyền hạn quan trọng khi thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành. Thẩm quyền xử phạt VPHC của Chánh Thanh tra Cục được quy định tại khoản 2 Điều 28 của Nghị định số 142/2004/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định xử phạt VPHC về BCVT và TSVTĐ. Chánh Thanh tra Cục có thẩm quyền phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Việc quy định về thẩm quyền xử phạt cho Chánh Thanh tra Cục là xuất phát từ thực tế quản lý trong lĩnh vực TSVTĐ và QLCL khi xác định hành vi phạm thì phải có trang thiết bị, máy móc kỹ thuật thì mới tiến hành đo kiểm để khẳng định rõ hành vi vi phạm và khi có hành vi vi phạm xảy ra trong hai lĩnh vực này thì chỉ có Chánh thanh tra Cơ quan chuyên ngành đó mới xử phạt chính xác, kịp thời. Thực tế Chính phủ cũng đã quy định tổ chức và hoạt động của Thanh tra Bộ BCVT và CNTT tại Nghị định số 115/2006/NĐ-CP ngày 10/4/2006 quy định thanh tra chuyên ngành được thành lập ở cả cấp Cục, đây là các tổ chức nằm trong bộ máy của Thanh tra Bộ.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)