Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các bộ, ngành liên quan với Thanh tra Thông tin và Truyền thông

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 92)

với Thanh tra Thông tin và Truyền thông

Điều quan trọng trong vấn đề này là cần xác định nội dung có thể và cần phối hợp, phương thức thực hiện sự phối hợp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của mỗi cơ quan. Đây cũng là vấn đề phức tạp và còn nhiều hạn chế như đã phân tích ở trên. Để cơ chế phối hợp phát huy hiệu quả trong hoạt động thanh tra TT&TT nhằm giữ gìn trật tự kỷ cương, đảm bảo hiệu quả công tác quản lý, đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm trong lĩnh vực TT&TT, cần xây dựng theo hướng:

a) Nguyên tắc phối hợp giữa các cấp quản lý

Công tác phối hợp được thực hiện giữa các cơ quan cùng cấp phối hợp (ví dụ: Giữa Bộ với Bộ, giữa Sở với Sở); tuy nhiên trong trường hợp cơ quan chuyên môn cùng cấp không có đủ khả năng đảm nhiệm nội dung phối hợp thì việc phối hợp có thể được thực hiện giữa các cơ quan không cùng cấp.

b) Phạm vi phối hợp

- Phạm vi phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương là trên địa bàn cả nước, phối hợp xử lý đối với mọi hành vi vi phạm trong lĩnh vực TT&TT.

- Phạm vi phối hợp giữa các cơ quan cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương là trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phối hợp xử lý đối với mọi hành vi vi phạm xảy ra trên địa bàn quản lý của từng tỉnh.

c) Nội dung và trách nhiệm phối hợp

(1) Bộ Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì phối hợp với Bộ, ngành có liên quan ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực TT&TT cũng như trong việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật về lĩnh vực TT&TT.

- Chủ trì công tác thanh tra việc chấp hành pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực TT&TT. Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì lập hồ sơ chuyển cơ quan công an điều tra.

- Tổ chức giám định thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các Sở TT&TT phối hợp cơ quan Công an, Quản lý thị trường, Hải quan trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác điều tra theo quy định của pháp luật.

(2) Ban Tuyên giáo Trung ương

- Chủ trì, phối hợp cụ thể hóa chủ trương, quan điểm, chính sách và giải pháp của Đảng trong hoạt động báo chí, xuất bản. Tham gia ý kiến với các cơ quan nhà nước trong việc thể chế hóa và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định của Đảng trong hoạt động báo chí, xuất bản.

- Chủ trì nghiên cứu, phân tích, tổng hợp những âm mưu, thủ đoạn chống phá Đảng, Nhà nước, chế độ ta của các thế lực thù địch, kịp thời đề xuất đối sách và biện pháp chống các quan điểm, tư tưởng sai trái, thù địch.

(3) Bộ Công an

- Chỉ đạo các lực lượng thuộc Bộ Công an phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ TT&TT, các Sở TT&TT điều tra, phát hiện và khởi tố các đối tượng vi phạm pháp luật.

- Khi nhận được báo cáo của các doanh nghiệp, của người dân hoặc thông báo của cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực TT&TT về dấu hiệu

tội phạm thì kịp thời tổ chức điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự đối tượng vi phạm.

- Trong quá trình điều tra khởi tố vụ án, nếu cần thực hiện giám định tư pháp về lĩnh vực TT&TT thì phải ban hành Quyết định trưng cầu giám định tư pháp theo quy định của pháp luật.

(4)Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch

Chỉ đạo các đơn vị thuộc Bộ, các Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp Thanh tra Bộ, Thanh tra Sở TT&TT trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực quảng cáo và vi phạm bản quyền theo quy định của pháp luật.

(5) Bộ Tài chính

- Chỉ đạo Tổng cục Hải quan tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc nhập khẩu các loại xuất bản phẩm và hàng gửi qua mạng bưu chính, chuyển phát nhằm kịp thời phát hiện các vụ vận chuyển hàng lậu, hàng cấm từ nước ngoài vào trong nước và từ trong nước ra nước ngoài.

- Cử cán bộ phối hợp cùng Bộ TT&TT xây dựng văn bản pháp luật hướng dẫn công tác kiểm tra, giám sát hải quan đối với thư, bưu phẩm, bưu kiện xuất nhập khẩu qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát; xuất bản phẩm và tham gia các đoàn thanh tra, kiểm tra.

(6) Sở Thông tin và Truyền thông

- Chủ trì hoặc tham gia thanh tra, kiểm tra và xử lý đối tượng VPHC thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp trong quá trình thanh tra phát hiện dấu hiệu tội phạm thì nhanh chóng lập và chuyển hồ sơ sang cơ quan Công an để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận Quyết định trưng cầu giám định tư pháp và tổ chức thực hiện giám định tư pháp chuyên ngành BCVT, CNTT khi được yêu cầu của theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp.

- Cung cấp các thông tin cần xác minh từ phía các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TT&TT phục vụ công tác xác minh, điều tra xử lý tội phạm khi có yêu cầu của cơ quan điều tra.

(7) Cục Hải quan (Chi Cục Hải quan) các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

- Chủ trì công tác kiểm tra, kiểm soát, phát hiện và xử lý hàng lậu, hàng cấm xuất, nhập khẩu trong lĩnh vực TT&TT trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Trường hợp nhận được thông báo và đề nghị phối hợp về vụ việc xuất nhập khẩu hàng lậu, hàng cấm qua mạng bưu chính, mạng chuyển phát từ Sở TT&TT hoặc từ các doanh nghiệp, Chi cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với Sở TT&TT trong việc kiểm tra, kiểm soát và xử lý bưu phẩm, bưu kiện, kiện hàng hóa vi phạm theo quy định của pháp luật.

- Khi phát hiện các vụ việc xuất nhập khẩu hàng lậu, hàng cấm trong lĩnh vực bưu chính, lĩnh vực xuất bản, viễn thông. Chi cục Hải quan có trách nhiệm thông báo và kịp thời phối hợp với lực lượng Công an và Sở TT&TT để điều tra, xác minh và xử lý vi phạm.

(8) Sở Công thương

- Trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm trong lĩnh vực TT&TT, Sở Công thương có trách nhiệm chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường cung cấp thông tin cho Sở TT&TT và phối hợp với Sở TT&TT xử lý vi phạm.

- Chỉ đạo Chi cục quản lý thị trường phối hợp với Sở TT&TT trong việc thanh tra, kiểm tra việc kinh doanh thiết bị thiết bị viễn thông, CNTT, phương tiện kinh doanh dịch vụ bưu chính trên thị trường khi nhận được yêu cầu phối hợp.

Ngoài ra, cần tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành thống nhất giữa Trung ương và địa phương. Tạo sự thống nhất về nhận thức dẫn đến

thống nhất trong hành động, tránh sự tùy tiện và chồng chéo trong quản lý giữa trung ương với địa phương.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động thanh tra ngành thông tin và truyền thông (Trang 92)