Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân về chủ thể thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 77)

tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội

Ưu điểm:

Chủ thể chuyên nghiệp thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội (các giáo viên giảng dạy pháp luật trong các nhà trường, các báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, các biên tập viên, phát thanh viên, ban biên tập các tạp chí, sách báo có liên quan đến giáo dục pháp luật, các cá nhân, tổ chức quản lý về công tác giáo dục pháp luật, các cá nhân, tổ chức thực hiện công tác bảo vệ pháp luật, tổ chức trợ giúp pháp lý, cán bộ làm công tác nghiên cứu, chỉ đạo hoạt động giáo dục pháp luật...). Đây là lực lượng

72

nòng cốt của công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội. Hiện nay, Vụ Pháp chế Bộ Tư pháp chưa thực hiện một khảo sát, thống kê nào về số lượng các chủ thể chuyên nghiệp thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội, song tác giả luận văn ước tính, có đến hàng vạn người đang là những chủ thể chuyên nghiệp hàng ngày thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội. Trong lực lượng này, giáo viên dạy giáo dục công dân trong các trường phổ thông và giáo viên dạy pháp luật trong các trường đại học chiếm đa số.

Chủ thể chuyên nghiệp đã từng bước phát huy khả năng, tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm nhiệm vụ của mình đóng góp nhiều công sức vào những thành quả đạt được của công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội. Các cấp bộ đoàn đã tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo xây dựng mô hình từ cơ sở, xem xét, đánh giá, rút kinh nghiệm những hoạt động đã đạt được, đề ra được những nội dung và biện pháp thực hiện đã từng bước phù hợp với từng đối tượng thanh thiếu niên. Đồng thời, Trung ương Đoàn đã tích cực, chủ động phối hợp với các ngành chức năng, tranh thủ sự ủng hộ của các Bộ, ngành như: Tư pháp, Công an, Giáo dục và đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Quốc phòng, Hội Cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc... trong thực hiện công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở cơ sở. Hội Liên hiệp thanh niên, Hội sinh viên thành phố Hà Nội, Hội đồng đội Trung ương đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong đối tượng của mình.

Các chủ thể không chuyên nghiệp thực hiện giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội (đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, các cán bộ cơ quan hành pháp, tư pháp, các luật gia, luật sư, công chứng viên...), trong thực tế, cũng đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đối tượng là sinh viên. Tất cả các chương trình hành động của các tổ chức chính trị xã hội đều có mảng công tác giáo dục pháp luật với những giải pháp đa dạng. Tác động của các phương tiện thông tin nghe nhìn,

73

báo chí cũng góp phần tích cực trong công tác giáo dục pháp luật đại chúng. Những chương trình kiến thức pháp luật trên đài truyền hình; giải đáp pháp luật trên báo chí v.v… cũng đã góp phần cùng với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên thành phố tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh niên đạt hiệu quả cao trong thời gian vừa qua.

Hạn chế và nguyên nhân:

Công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên chưa được thực hiện thường xuyên, liên tục và chưa được quan tâm thỏa đáng. Việc chỉ đạo chưa được sát sao, thậm chí có thời gian buông lỏng, thiếu cán bộ chỉ đạo có năng lực.

Do hạn chế về lực lượng giáo viên giảng dạy pháp luật trong nhà trường, đội ngũ cán bộ báo cáo viên, tuyên truyền viên của Đoàn làm công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn thiếu nhiều nên có nhiều cơ sở Đoàn phải sử dụng những báo cáo viên chưa được đào tạo cơ bản, kiến thức pháp luật, năng lực sư phạm, kỹ năng truyền đạt còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Theo số liệu điều tra, khảo sát năm 2002 của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) thì:

+ 90% giáo viên dạy môn giáo dục công dân ở trung học cơ sở là giáo viên kiêm nhiệm;

+ 20% giáo viên giáo dục pháp luật ở Phổ thông trung học là giáo viên thừa, không bố trí giảng dạy các môn khác được nên chuyển sang dạy môn giáo dục công dân;

Đến năm 2007, tình hình đã được cải thiện hơn với số liệu như sau: + Giáo viên chuyên dạy pháp luật là 20,5%;

+ Giáo viên kiêm nhiệm dạy pháp luật là 79.5%;

+ Giáo viên dạy pháp luật đã tốt nghiệp đại học Luật là: 15%; + Giáo viên đã có từ 5 năm kinh nghiệm dạy pháp luật là: 76%

74

Trường hợp các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên (lấy từ các cơ sở Đoàn Thanh niên) đa số là những người làm công tác kiêm nhiệm.

Hầu hết các giáo viên dạy pháp luật, các báo cáo viên, tuyên truyền viên, hòa giải viên nếu chưa tốt nghiệp các trường đại học Luật thì chỉ được tập huấn những khóa đào tạo nghiệp vụ giáo dục pháp luật ngắn ngày mà không được bồi dưỡng đầy đủ và có hệ thống về pháp luật. Chính vì vậy, nội dung bài giảng thường khô khan, tẻ nhạt, kém sinh động.

Đồng thời, vì chế độ làm việc kiêm nhiệm nên các giảng viên, giáo viên chưa thật toàn tâm, toàn ý với hoạt động giáo dục pháp luật. Mặt khác, chế độ thù lao đối với những người làm công tác giáo dục chưa tương xứng, nên chưa tạo động lực mạnh mẽ cho họ khi thực hiện nhiệm vụ giáo dục pháp luật.

Sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội ở một số nơi trong việc thực hiện giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho con em mình chưa được chặt chẽ, đồng bộ, thường xuyên. Một số quận, huyện, các cấp chính quyền ít hoặc không quan tâm giúp đỡ và phối hợp với nhà trường trong công tác giáo dục này. Vai trò của gia đình trong giáo dục pháp luật chưa được phát huy đầy đủ.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 77)