công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội
Công việc này phải đáp ứng hai yêu cầu cơ bản: có đủ lực lượng cán bộ làm công tác giảng dạy pháp luật cho thanh thiếu niên với các phương thức khác nhau và lực lượng này phải được đào tạo, tái đào tạo bài bản để có một trình độ, kiến thức chính trị, xã hội, pháp luật cần thiết cũng như có kỹ năng sư phạm, phương pháp giáo dục pháp luật hiệu quả nhất.
Về việc tạo nguồn, cần tiến hành trên cơ sở hiện trạng đội ngũ giáo viên, giảng viên hiệu có và đào tạo một cách bài bản đội ngũ cán bộ bổ sung mới. Cần khắc phục tình trạng kiêm nhiệm mà nên thực hiện chế độ chuyên trách công tác giảng dạy pháp luật cho thanh thiếu niên.
Đối với việc bổ sung cho đội ngũ giáo viên, giảng viên giáo dục pháp luật tương lai, có thể vận dụng các hướng đào tạo như sau:
+ Ở các trường Đại học sư phạm, cần hướng cho những sinh viên thuộc nhóm ngành chính trị - xã hội tình nguyện dạy môn Giáo dục công dân sau khi tốt nghiệp. Trên cơ sở đó, tăng cường thời lượng, nội dung về môn học pháp luật cho họ ngay từ khi còn học ở trường.
+ Ở các trường Cao đẳng sư phạm, ngoài việc đào tạo để họ đủ khả năng dạy một môn văn hóa cơ bản, cần đào tạo để họ có thể dạy môn Giáo dục công dân với lượng kiến thức pháp luật cần thiết.
96
+ Đối với sinh viên các khoa, trường Đại học Luật hệ chính quy, sau khi tốt nghiệp, nếu họ (tình nguyện và vận động) làm công tác giảng dạy ở trường phổ thông thì phân công giảng môn Giáo dục công dân, nhưng trước đó tổ chức khóa đào tạo ngắn hạn về mặt sư phạm phổ thông và một số nội dung sát hợp thuộc chương trình môn Giáo dục công dân (ngoài khối kiến thức pháp luật).
+ Riêng về đào tạo, đào tạo lại về kiến thức, cần tổ chức bồi dưỡng đại trà những kiến thức cơ bản về pháp luật phù hợp cho tất cả các giáo viên trong các trường phổ thông. Tất cả sinh viên, giáo sinh trong các loại hình trường Sư phạm cần được học tập môn Pháp luật đại cương, Đại cương về một số ngành luật phổ biến nhất, pháp luật về chuyên ngành giáo dục - đào tạo.
+ Trong những đợt tập huấn giáo viên vào các dịp hè, cần có nội dung về pháp luật với hai nhóm vấn đề:
* Nhóm 1: giới thiệu về những văn bản pháp luật mới có tính phổ biến, được dư luận quan tâm nhiều;
* Nhóm 2: giới thiệu thực trạng pháp luật hiện hành, thực trạng thi hành pháp luật trong cả nước, trong ngành giáo dục - đào tạo ở địa phương, thực trạng công tác giáo dục pháp luật ở địa phương.
Cùng với những hướng mang tính giải pháp chung cho việc nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên trong cả nước nêu trên, đối với riêng khu vực Hà Nội, cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội cần trang bị thêm cho mình những kiến thức về tình hình kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa của Hà Nội. Đồng thời, họ cũng phải tìm hiểu kỹ càng đặc điểm của thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên Hà Nội nói riêng, thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội như thế nào, trình độ nhận thức pháp luật của các em đến đâu, tình hình vi phạm pháp luật của thanh thiếu
97
niên Hà Nội ra sao… Có vậy, người giáo viên, giảng viên mới có được những trang giáo án, những bài giảng pháp luật hấp dẫn, làm cho người học say mê, hứng khởi khi nghe và có niềm tin, tình cảm với pháp luật, tuân thủ pháp luật trong mọi hành vi của mình.