phát từ những yếu tố đặc trưng về khả năng nhận thức của đối tượng thanh thiếu niên Hà Nội khác biệt so với thanh thiếu niên khu vực khác như: khả năng tiếp nhận thông tin mới tốt hơn, các vấn đề xã hội thay đổi nhanh và môi trường xã hội thuận lợi nhưng phức tạp, các tác động trong nước và ngoài nước đến từ nhiều hướng với cường độ dồn dập, đa chiều và phức tạp hơn. Do vậy, cần coi trọng đánh giá năng lực của thanh thiếu niên Hà Nội để có những nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp.
3.3. Một số giải pháp cơ bản nhằm tăng cƣờng giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên thành phố Hà Nội hiện nay cho thanh thiếu niên thành phố Hà Nội hiện nay
3.3.1. Đổi mới, hoàn thiện nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội thiếu niên Hà Nội
Đây là biện pháp trung tâm trong những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên. Bởi lẽ, nội dung giáo dục pháp luật không chỉ đóng vai trò quy định đối với nhận thức, ý thức pháp luật của thanh thiếu niên mà còn chi phối đến công tác tổ chức, hoạt động giảng dạy pháp luật, hình thức, biện pháp giáo dục pháp luật. Nhưng, mặt khác, với tư cách là kết quả của quá trình nhận thức, nghiên cứu phương pháp chuyển tải nội dung luật thực định vào giảng dạy trong nhà trường, kết quả của sự đúc rút kinh nghiệm tiến hành giáo dục pháp luật, khái quát thực trạng hiểu biết pháp luật, hành vi pháp luật của thanh thiếu niên, nên nội dung giáo dục pháp luật, ở mức độ tổng thể, phải được xây dựng sao cho mục đích của giáo dục pháp luật trở thành hiện thực. Nói như vậy để thấy rằng việc đổi mới, hoàn thiện nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên là một quá trình liên tục, một công việc to lớn, đòi hỏi sự đầu tư về trí tuệ không chỉ của những nhà tổ chức, nghiên cứu mà cả những người trực tiếp làm công tác giảng dạy trong các nhà trường, trong các cơ sở Đoàn, Hội.
89
Tồn tại lớn nhất trong hoạt động giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên hiện nay là còn nặng về lý thuyết, nội dung đơn điệu, chủ yếu cung cấp điều luật chung chung nên người nghe dễ nhàm chán. Việc chuẩn bị nội dung của báo cáo viên còn tùy tiện, nhiều lúc chưa đi vào trọng tâm, chưa gắn với thực tế cuộc sống. Do vậy, cần đổi mới nội dung giáo dục pháp luật theo hướng không chỉ đáp ứng nhu cầu kiến thức cơ bản về pháp luật, mà còn phải thiết thực, đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nội dung pháp luật phải nhằm trang bị cho người nghe những nguyên lý lý luận, phương pháp luận cần thiết để một mặt nâng cao trình độ nhận thức cho các đối tượng, mặt khác giúp họ có khả năng vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cuộc sống.
Cơ quan tư pháp xuất phát từ thực tế, từ nhu cầu của người dân và từ yêu cầu của xã hội để xây dựng các nội dung pháp luật cụ thể cần tuyên truyền giáo dục trong từng thời kỳ, nhằm định hướng cho các báo cáo viên tiến hành nhiệm vụ giáo dục pháp luật ở địa bàn mình. Trên cơ sở nội dung giáo dục pháp luật đã được cung cấp, các báo cáo viên biên soạn lại cụ thể, phù hợp với đặc điểm, điều kiện, trình độ nhận thức, tính chất công việc của từng đối tượng. Các đề cương giới thiệu không chỉ được xây dựng trên cơ sở nội dung luật mà còn trên cơ sở văn bản hướng dẫn thực hiện.
Định kỳ ba tháng hoặc sáu tháng, cơ quan tư pháp tiến hành sơ kết, đánh giá nội dung giáo dục pháp luật, từ đó xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xác định nội dung giáo dục pháp luật thời gian tiếp theo.
Nội dung chương trình giáo dục pháp luật phải vừa sức với thanh thiếu niên. Thực ra, yêu cầu này đã phần nào thể hiện trong tính khoa học của giáo dục pháp luật. Tuy vậy, vẫn cần dựa vào năng lực nhận thức của thanh thiếu niên để xác định nội dung giáo dục pháp luật cho từng lứa tuổi.
Đối với thiếu niên, trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế, tư duy cụ thể đóng vai trò quan trọng, hay "bắt chước" nên chưa có đầy đủ năng lực nhận thức các chuẩn mực pháp luật trên bình diện lý luận hoặc có nội dung
90
"xa lạ" với những kinh nghiệm sống còn nghèo nàn của họ. Do đó, nội dung nội dung giáo dục pháp luật cho thiếu niên cần phải hết sức đơn giản, gần gũi với môi trường sống và học tập của các em. Mặt khác, đặc điểm này đòi hỏi nội dung nội dung giáo dục pháp luật phải được "mẫu hình hóa" dưới các hành vi, sơ đồ, biểu tượng cụ thể. Ví dụ, giáo viên có thể xây dựng những mô hình, chốt giao thông ngay tai sân trường hoặc cho học sinh "kiến tập" tại các ngã ba, ngã tư gần trường.
Đối với thanh niên, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống đã dần phát triển phong phú nên nội dung giáo dục pháp luật cho họ cần tăng về khối lượng và rộng về các ngành, lĩnh vực pháp luật, phong phú về nội dung và chuẩn mực pháp luật. Nội dung pháp luật cần chuyển tải cho thanh niên gồm các kiến thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật: khái niệm pháp luật, pháp luật xã hội chủ nghĩa, ngành luật, quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam (Luật Nhà nước, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật tố tụng hình sự, Luật dân sự, Luật tố tụng dân sự, Luật kinh tế, Luật tài chính, Luật đất đai, Luật lao động, Luật hôn nhân và gia đình, Luật pháp quốc tế gồm hai bộ phận: Công pháp quốc tế và tư pháp quốc tế), các loại văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam (gồm: Hiến pháp, các đạo luật, bộ luật, nghị quyết của Quốc hội; Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Lệnh, quyết định của chủ tịch nước; Nghị quyết, nghị định của Chính phủ; chỉ thị, quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ; Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; quyết định, chỉ thị, thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị- xã hội; nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân và chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp).
91
Trong các văn bản quy phạm pháp luật, cần lựa chọn giới thiệu cho thanh thiếu niên trong 11 ngành luật và luật pháp quốc tế các bộ luật, đạo luật để giới thiệu tóm tắt, như: Hiến pháp, bộ luật dân sự, bộ luật hình sự, bộ luật lao động, luật giáo dục, luật hôn nhân và gia đình, Luật thanh niên, Luật đất đai, Luật môi trường, Luật giao thông đường bộ, Luật giao thông đường sắt, Luật giao thông đường thủy nội địa;… Pháp lệnh dân số, pháp lệnh phòng chống AIDS, pháp lệnh phòng chống tội phạm, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành pháp luật.