Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên thành phố Hà Nội Yêu cầu cấp bách hiện nay

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 90)

Yêu cầu cấp bách hiện nay

Thanh niên nước ta hiện nay là lực lượng chính trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Họ có mặt trong mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề của xã hội, giữ vai trò quan trọng đối với công cuộc đổi mới đất nước. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã ghi rõ:

Sự nghiệp đổi mới có thành công hay không, đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không, cách mạng Việt Nam có vững bước theo con đường xã hội chủ nghĩa hay không phần lớn tùy thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng rèn luyện thế hệ thanh niên... [16].

Do vậy, việc trang bị kiến thức về pháp luật cho thanh niên là giúp thanh niên làm tốt nghĩa vụ, quyền lợi của mình.

Công tác giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của hoạt động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào đời sống. Vì vậy, trong công cuộc đổi mới hiện nay, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vai trò quan trọng về nhiều mặt. Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định:

triển khai mạnh công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động lực lượng của các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia các đợt vận động thiết lập trật tự, kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong cơ quan nhà nước và trong xã hội [17].

85

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng khẳng định: "Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền giáo dục toàn dân nâng cao ý thức chấp hành pháp luật" [18]. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 9 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân nêu rõ:

Trước yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, công tác phổ biến giáo dục pháp luật cần được tăng cường thường xuyên, liên tục và ở tầm cao hơn, nhằm làm cho cán bộ và nhân dân hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, thông qua đó mà kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật [19].

Do đặc thù của lứa tuổi, thanh thiếu niên là bộ phận năng động nhất trong xã hội. Họ luôn luôn thể hiện những phẩm chất mang tính đặc trưng như năng lực trí tuệ dồi dào, ý chí cảm xúc mãnh liệt trước cuộc sống. Nhưng những phẩm chất này trong một số trường hợp lại thường gắn liền với sự bồng bột, thiếu chín chắn trong nhìn nhận, đánh giá sự kiện, dễ bị ngả theo những luồng thông tin thiếu chính xác và một bộ phận trong số họ đã phát triển nhận thức theo hướng ngược lại của trào lưu. Vì vậy, họ dễ vi phạm pháp luật nếu không có sự hiểu biết pháp luật. Một điều tra, khảo sát của Viện nghiên cứu Thanh niên cho thấy, nhận thức về pháp luật của thanh niên hiện nay còn rất hạn chế, có rất nhiều điều luật rất quan trọng và thiết thực với cuộc sống của thanh niên mà họ lại không nắm được. Số thanh niên vi phạm pháp luật vì không hiểu biết về luật pháp chiếm tỷ lệ đáng kể (72%) trong số các nguyên nhân dẫn đến thanh niên vi phạm pháp luật. Hơn nữa, khi tìm hiểu nguyện vọng thì có tới 91% thanh niên trả lời rằng rất cần hiểu biết về pháp luật.

86

Ngoài ra, thanh thiếu niên được coi là đối tượng quan trọng nhất của việc giáo dục pháp luật vì luật pháp đối với họ là mới mẻ hơn đối với những đối tượng cao tuổi khác. Đồng thời, họ là lực lượng nhạy cảm, năng động và dễ bị tổn thương nhất trong quan hệ với luật pháp.

Nếu nhận thức pháp luật là nền tảng cho việc thực thi luật pháp thì việc tăng cường giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên có thể được coi là việc làm quan trọng nhằm mở rộng phạm vi các hoạt động tự do và tự giác của họ trong khuôn khổ của cuộc sống pháp luật. Về phương diện này, nâng cao nhận thức pháp luật của thanh thiếu niên chính là con đường đúng đắn nhất để xây dựng một nền văn hóa luật pháp.

Bất kể trong trường hợp nào, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật sẽ giúp thanh niên chủ động, năng động vươn lên, vượt qua những khó khăn và phức tạp của cuộc sống hàng ngày để tìm chỗ đứng cho mình trong xã hội đang đổi mới từng ngày. Những cuộc điều tra về các chủ doanh nghiệp tư nhân, trong đó có nhiều doanh nghiệp trẻ đã cho thấy, hầu hết những doanh nghiệp làm ăn phát đạt đều có nguyên nhân quan trọng từ việc chủ doanh nghiệp là người có kiến thức và hiểu biết khá sâu sắc về pháp luật. Nắm vững luật pháp được coi là một trong những bí quyết thành công của họ.

Với thực trạng hiểu biết pháp luật cũng như tình hình giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội như đã nêu ở chương 2, thiết nghĩ, công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội luôn là yêu cầu cấp bách. Hơn nữa, trong thời gian tới, công tác này đòi hỏi phải tìm ra các giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những kết quả đạt được trong công tác giáo dục pháp luật là rất cấp thiết nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả của công tác này. Các nội dung, chương trình giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội đem lại lợi ích trước hết cho chính bản thân thanh thiếu niên, thứ đến là lợi ích cho gia đình và xã hội.

87

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)