Quan điểm về giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 93)

phố Hà Nội

Công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên cần hướng vào việc xây dựng ý thức tự giác chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên. Đây có thể nói vừa là yêu cầu vừa là biện pháp thực hiện đem lại hiệu quả cao đối với công tác giáo dục pháp luật. Bởi lẽ, khi thanh niên nhận thức được việc phải tự giác chấp hành pháp luật là đòi hỏi của chính bản thân mình thì họ sẽ cố gắng tự tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu và kỹ hơn, tiếp thu lượng thông tin một cách phong phú và có chọn lọc.

Vấn đề đặt ra ở đây là giáo dục pháp luật phải làm cho thanh thiếu niên có được những hiểu biết nhất định về các qui định của pháp luật gắn liền với cuộc sống của họ, làm cho họ nhận thức được rằng, pháp luật được ban hành là để bảo vệ các quyền và tự do chân chính của công dân, đảm bảo an ninh xã hội, an toàn cho mỗi người để từ đó khơi dậy tính tự giác nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên, làm sao để thanh thiếu niên tiếp cận với pháp luật, tìm hiểu pháp luật và thực thi pháp luật với tư cách là chủ thể năng động, tích cực trong các quan hệ pháp lý cụ thể. Do đó, nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên phải xuất phát từ nhu cầu của thanh thiếu niên, từ đời sống thực tế của họ. Việc giải thích các qui định của pháp luật liên quan trực tiếp đến hoạt động học tập, sinh hoạt hàng ngày của thanh thiếu niên là rất thiết thực và có hiệu quả. Vì vậy, chiến lược giải quyết các vấn đề giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên phải xuất phát từ chương trình, nội dung giáo dục pháp luật. Mục tiêu là hình thành một nền văn hóa pháp luật cho thế hệ trẻ, đặt nền tảng cho việc chuẩn bị một nguồn lực con người tiếp ứng cho sự phát triển bền vững của đất nước.

Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội phải hướng cho họ phát huy những truyền thống tốt đẹp của quá khứ, phát huy truyền thống của thanh niên Thủ đô thanh lịch hào hoa. Đồng thời, với điều kiện kinh tế, văn

88

hóa, xã hội khá cao của thanh thiếu niên Hà Nội, giáo dục pháp luật cần xuất phát từ những yếu tố đặc trưng về khả năng nhận thức của đối tượng thanh thiếu niên Hà Nội khác biệt so với thanh thiếu niên khu vực khác như: khả năng tiếp nhận thông tin mới tốt hơn, các vấn đề xã hội thay đổi nhanh và môi trường xã hội thuận lợi nhưng phức tạp, các tác động trong nước và ngoài nước đến từ nhiều hướng với cường độ dồn dập, đa chiều và phức tạp hơn. Do vậy, cần coi trọng đánh giá năng lực của thanh thiếu niên Hà Nội để có những nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục pháp luật phù hợp.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 93)