Thực trạng hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 69)

Những kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học trong những năm gần đây đã cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của thanh thiếu niên nước ta còn hết sức hạn chế. Họ chưa nhận thức hết cả những kiến thức cơ bản nhất lẫn những nguyên tắc và cơ chế thực hiện của pháp luật trong thực tiễn. Điều đó đã khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không tự giác chấp hành luật pháp, thậm chí vi phạm pháp luật.

64

Đánh giá cho đúng thực trạng hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên là điều không đơn giản. Khó đưa ra một tiêu chí chung nào trả lời thỏa đáng đòi hỏi này. Đó là chưa kể đến tính chất phức tạp trong quan hệ giữa hiểu biết pháp luật (kiến thức) với hành vi pháp luật của thanh thiếu niên, lứa tuổi mà trong nhiều trường hợp, giữa hành vi hợp pháp, hành vi trái pháp luật với hiểu biết pháp luật có mối quan hệ phức tạp, không thuận chiều. Do vậy, để có thể đạt được sự đánh giá khái quát nhất về thực trạng hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên, cần dựa vào nhiều cơ sở khác nhau, mỗi cơ sở đó sẽ nói lên ở một chừng mực nào đó về sự hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên.

Thứ nhất, căn cứ vào quy mô của việc triển khai giáo dục pháp luật bao gồm: các chủ trương, việc tổ chức, tính hệ thống của chương trình giáo dục pháp luật và tính phổ biến của giáo dục pháp luật, vào đội ngũ làm công tác tổ chức giáo dục, giảng dạy pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội. Đây là những chỉ số "tĩnh" để đánh giá về hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên ở Hà Nội. Ở phương diện này, chúng ta có đầy đủ căn cứ để khẳng định rằng, trong nhiều năm gần đây, chủ trương, tổ chức và hệ thống chương trình giáo dục pháp luật cũng như đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội đã có những bước chuyển tích cực đáng kể cả về chất và lượng. Nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội đã ngày càng đầy đủ và phong phú. Nhiều bộ sách giáo khoa có nội dung về pháp luật được xây dựng, biên soạn công phu với mức độ tăng dần của kiến thức, tính lôgic của những vấn đề pháp luật, của khoa học pháp lý là tiền đề tốt để hình thành, bồi đắp dần tri thức pháp luật cho thanh thiếu niên Hà Nội.

Như vậy, về phương diện này, có thể nói thanh thiếu niên Hà Nội đã được trang bị cơ sở, nền tảng tốt để có sự hiểu biết pháp luật, có được một hệ thống tri tức, hiểu biết cần thiết nhất định về pháp luật, làm quen dần với pháp luật qua các bậc học phổ thông và đại học.

65

Thứ hai, căn cứ vào tình cảm, thái độ của thanh thiếu niên đối với việc học pháp luật và sự quan tâm của họ đối với pháp luật. Đây là yếu tố tâm lý, tư tưởng, tình cảm nói lên trình độ hiểu biết, ý thức pháp luật của thanh thiếu niên. Yếu tố này rất có ý nghĩa, nói lên tác dụng "chiều sâu" của việc giáo dục pháp luật. Nội dung, việc tổ chức, triển khai giảng dạy pháp luật là quan trọng, nhưng quan trọng hơn là nội dung đó được người học nhận thức, lĩnh hội như thế nào và ở mức độ nào.

Xét về phương diện thói quen, truyền thống thì trong hoạt động xã hội, việc tìm hiểu pháp luật, làm theo pháp luật chưa phải là một trong những thói quen của con người Việt Nam. Truyền thống trong làng xã ở Việt Nam xưa lại là "Phép vua thua lệ làng". Mà người Việt Nam có cả một kho tàng những luật tục rất phong phú và những luật tục, quy ước đó nhiều điều cho đến nay vẫn được coi là chuẩn mực xã hội. Do đó, với đòi hỏi quản lý xã hội theo pháp luật, pháp luật phải được nhận thức như là một chuẩn mực chủ yếu của đời sống xã hội, thì việc hình thành cho được tình cảm, thiện cảm với pháp luật, mong muốn tìm hiểu pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng, nói lên sự thành công hay thất bại của công tác giáo dục pháp luật nói chung và giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội nói riêng.

Đối với thiếu niên, việc đánh giá về phương diện này sẽ khó khăn hơn thanh niên. Đó là vì những kiến thức đơn giản về pháp luật chưa được tách riêng mà lồng ghép vào những chuẩn mực đạo đức mà thiếu niên, học sinh được học. Đối với thanh niên, tức là đã là học sinh trung học hoặc sinh viên... thì "ranh giới" giữa hiểu biết pháp luật với hiểu biết những vấn đề khác được xác định rõ ràng hơn. Vì vậy, việc tìm hiểu thực trạng hiểu biết pháp luật của đối tượng này có thể tiến hành thông qua việc kiểm tra trong các giờ học, các bài kiểm tra, thông qua các điều tra xã hội học hay qua sự tham gia vào các cuộc thi tìm hiểu pháp luật đối tượng này.

66

Khảo sát thực tế qua tin bài của các báo, đài, hoạt động nghiên cứu của các cơ quan nghiên cứu về giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên ở Hà Nội nói riêng cho thấy, tuyệt đại đa số thanh thiếu niên thấy được sự cần thiết phải học pháp luật trong trường học, trên các phương tiện thông tin đại chúng và họ đề nghị tiếp tục đẩy mạnh việc đưa pháp luật vào giảng dạy trong nhà trường phổ thông.

Bảng 2.1: Số liệu điều tra ý kiến thanh thiếu niên về sự cần thiết của giáo dục pháp luật

Đơn vị: %

Tiêu chí điều tra Thiếu niên Thanh niên

Cần có hiểu biết về pháp luật 99,8 100

Không cần có hiểu biết về pháp luật 0,2 0

Thích học pháp luật 99,5 98,4

Không thích học pháp luật 0,5 1,6

Đưa pháp luật nhiều hơn vào nhà trường 29,7 37

Tăng cường các hoạt động tìm hiểu pháp luật 15,5 67

Tăng tuyên truyền trên báo, đài truyền hình, truyền thanh 28,7 93

Nguồn:Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật - Bộ Tư pháp.

Những số liệu trên đây nói lên phần nào thái độ tình cảm của thanh thiếu niên đối với việc giáo dục pháp luật và là những chỉ số về thực trạng hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên.

Thông thường, sự hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên tăng thuận theo tình cảm, sự quan tâm tìm hiểu pháp luật của họ. Tuy nhiên, cũng không thể không quan tâm đến chiều ngược lại. Tức là, có nhiều trường hợp, dù được trang bị lượng kiến thức pháp luật nền tốt nhưng khi tìm hiểu sự quan tâm tìm đọc của thanh thiếu niên đối với các văn bản pháp luật có tính phổ biến nhất định thì mức độ đó lại rất thấp.

67

Bảng 2.2: Tình hình thanh thiếu niên tìm hiểu các văn bản quy phạm pháp luật

Đơn vị: %

Tiêu chí điều tra Học sinh Sinh viên

Tìm đọc Hiến pháp 17 47

Tìm đọc Bộ luật Hình sự 9,7 7

Tìm đọc Bộ luật Tố tụng hình sự 6,7 23 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tìm đọc Luật Hôn nhân gia đình 5 37

Tìm đọc các Luật, Pháp lệnh khác 7,2 16

Nguồn: Số liệu điều tra của Sở Tư pháp Hà Nội.

Thực tế nêu trên do nhiều nguyên nhân, nhưng có một nguyên nhân rõ nhất là ngay cả đội ngũ giáo viên, giảng viên làm công tác giáo dục pháp luật cũng ít quan tâm tìm hiểu kỹ càng các vấn đề nảy sinh trong quá trình thực thi pháp luật. Do đó, nội dung bài giảng không phong phú, gần gũi với thực tế cuộc sống mà chỉ nặng về "lý thuyết suông", khó thuyết phục và tạo được tình cảm của người học đối với pháp luật.

Bảng 2.3: Số liệu điều tra đối với người làm công tác giáo dục pháp luật

Đơn vị: %

Tiêu chí điều tra Giáo viên phổ thông Giảng viên đại học

Tìm hiểu Hiến pháp 60 74

Tìm hiểu Bộ luật Hình sự 16,1 65

Tìm hiểu Bộ luật Tố tụng Hình sự 15 47

Tìm hiểu Luật Hôn nhân gia đình 45 68

Tìm hiểu các Luật, Pháp lệnh khác 17,2 30

Tìm đọc các báo pháp luật và đời sống 62,3 70

68

Đây là một thực trạng rất đáng quan tâm và cần có biện pháp khắc phục để nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên. Một khi người làm công tác giáo dục pháp luật mà không có được kiến thức pháp luật thực sự vững vàng thì khó có thể tạo được niềm tin vào pháp luật, vào công lý ở học trò của mình.

Thứ ba, căn cứ vào thực tiễn chấp hành pháp luật, tính tích cực pháp luật của thanh thiếu niên cũng có thể tìm hiểu, đánh giá về thực trạng hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên.

Lý luận về mối quan hệ giữa hiểu biết pháp luật và hành vi hợp pháp cũng như hành vi vi phạm pháp luật đã đưa ra kết luận có tính phổ biến: Đối với việc thực hiện một hành vi hợp pháp thì về mặt hiểu biết, ý thức pháp luật của cá nhân có thể được thể hiện ở các trường hợp:

- Có hiểu biết pháp luật, nhận thức đầy đủ về hành vi đó; - Do thói quen;

- Do ảnh hưởng của môi trường; - Sợ bị pháp luật trừng phạt.

Đối với việc thực hiện một hành vi trái pháp luật thì về mặt hiểu biết, ý thức pháp luật của cá nhân được biểu hiện như sau:

+ Do có ý thức chống đối pháp luật (biết sai mà vẫn làm, coi thường pháp luật);

+ Do ảnh hưởng của môi trường (xấu); + Do không hiểu biết pháp luật.

Ở cả hai trường hợp (thực hiện hành vi hợp pháp và hành vi trái pháp luật), có một đại lượng chung là sự hiểu biết pháp luật. Hiểu biết pháp luật để không làm những điều mà pháp luật cấm. Hiểu biết pháp luật để hành động phù hợp với các yêu cầu của pháp luật với một niềm tin cơ sở vững chắc. Đây

69

là một trong những căn cứ quan trọng nói lên (dù là gián tiếp) thực trạng hiểu biết pháp luật của đối tượng này.

Ở Hà Nội, với sự quan tâm chăm sóc của gia đình, nhà trường và xã hội, phần lớn thanh thiếu niên đều chăm chỉ học hành, có ý thức tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức từ những ngày đầu bước vào ghế nhà trường, có ý thức chấp hành nội quy, quy chế học tập, nghe theo lời hay, lẽ phải, chấp hành tốt quy định của pháp luật khi tham gia vào đời sống xã hội. Đây là kết quả của việc giáo dục toàn diện cả về chuyên môn, đạo đức, giáo dục chính trị, xã hội của cả nhà trường, gia đình và xã hội. Nhìn từ phương diện này, có thể nói việc giáo dục pháp luật trong những năm qua ở Hà Nội đã làm cho phần lớn thanh thiếu niên Hà Nội có được những hiểu biết cần thiết về pháp luật, góp phần định hướng hành vi, lối sống phù hợp, tích cực cho thanh thiếu niên.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, tình trạng một số ít thanh thiếu niên do thờ ơ, không quan tâm đến việc tìm hiểu pháp luật, thiếu hiểu biết pháp luật mà có những biểu hiện thiếu ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật, vi phạm quy chế, nội quy ngay trong nhà trường, vi phạm pháp luật thậm chí phạm tội.

Theo số liệu thống kê của Tổng cục cảnh sát nhân dân, những năm 1980-1985, tỷ lệ tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên chiếm từ 7,0 - 8,1%, năm 1986 chiếm 8%. Giai đoạn 1986-1994 chiếm từ 9-10%. Trong số các thanh thiếu niên phạm pháp này, Hà Nội lại chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn các tỉnh, thành phố khác. Năm 1994, tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội ở Hà Nội chiếm tới 40% số thanh thiếu niên phạm pháp trong cả nước. Trong giai đoạn 2002- 2007, có 47.000 vụ phạm pháp hình sự do học sinh, sinh viên gây ra; 1234 thanh thiếu niên học đường nghiện ma túy vào năm 2007 (tăng hơn 2 lần so với năm 2004); tỷ lệ không chấp hành an toàn giao thông ở bậc học càng cao càng có chiều hướng đi xuống (tiểu học 4%, trung học cơ sở 35% và trung học phổ thông lên tới 70%); 51,4% sinh viên được khảo sát tại 30 trường đại học, cao đẳng vào năm 2007 có quan niệm sống thử trước hôn nhân là bình thường...

70

Trong số 5.746 vụ về trật tự xã hội xảy ra trong 6 tháng đầu năm 2008 có khoảng 9.000 người chưa thành niên vi phạm pháp luật hình sự, tăng 2% số vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Riêng 6 tháng đầu năm 2009, trên cả nước xảy ra 25.508 vụ phạm pháp hình sự; có 3,6% đối tượng gây án là học sinh, sinh viên trong số 18.597 vụ, bắt giữ xử lý 27.396 đối tượng; triệt phá 1.986 băng nhóm tội phạm hình sự, xử lý 6.484 đối tượng do lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội công an các đơn vị, địa phương điều tra khám phá; hiện toàn quốc có trên 20.000 trẻ em vi phạm pháp luật, số người chưa thành niên có nguy cơ làm trái pháp luật là trên 21.000 em. Hiện tượng thanh thiếu niên sử dụng thuốc lắc, ma túy, xem và lưu giữ phim ảnh đồi trụy, hành xử theo kiểu giang hồ, xã hội đen, đạo đức và lối sống xuống cấp; bạo lực gia đình, bạo hành trẻ em, bạo lực học đường... đã không còn là hiện tượng hy hữu và thực sự đang là nỗi lo, là thách thức đối với toàn xã hội. Trong tương quan so sánh với các tỉnh, thành phố khác trong cả nước, tỷ lệ thanh thiếu niên Hà Nội vi phạm pháp luật lại thường nằm trong nhóm cao, thậm chí có mặt cao nhất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.4: Tình hình thanh thiếu niên bị xét xử

STT Tỉnh, thành phố Số thanh thiếu niên bị xét xử Tỷ lệ (%) so với cả nƣớc 1 Hà Nội 422 9,50% 2 Thành phố Hồ Chí Minh 588 13,24% 3 Hải Phòng 155 3,49% 4 Thái Nguyên 102 2,29% 5 Tiền Giang 97 2,18% 6 Quảng Ninh 83 1,87% 7 Tây Ninh 81 1,82% 8 Đà Nẵng 80 1,80% 9 Vĩnh Phúc 74 1,66% 10 Thanh Hóa 70 1,57% 11 Các tỉnh khác 2.676 60,29% Tổng cộng 4.438 100%

71

Tóm lại, dựa vào ba căn cứ và từ sự phân tích các số liệu điển hình trên đây, chúng ta có đầy đủ cơ sở để kết luận về sự hiểu biết pháp luật ngày càng đầy đủ hơn, cao hơn ở thanh thiếu niên hiện nay, dù vẫn còn ở mức độ nhất định, chưa thực sự thấu đáo hết toàn bộ mọi nội dung của các ngành luật. Thanh thiếu niên đã được trang bị những tri thức cơ bản nhất làm nền tảng và kiến thức pháp luật càng ngày càng chứng tỏ về vị trí không thể thiếu được trong tổng thể tri thức của thanh thiếu niên trong thời đại ngày nay. Trên cơ sở lượng kiến thức pháp luật được trang bị thông qua những chương trình giáo dục pháp luật, thanh thiếu niên có thể nhận thức được sự cần thiết của pháp luật đối với xã hội, đối với bản thân và đa số đã có tình cảm, niềm tin vào pháp luật, một số đã tự mày mò tìm hiểu sâu thêm. Tuy vậy, ở chừng mực nào đó, để cho những hiểu biết pháp luật của thanh thiếu niên thấm sâu vào trí óc, trở thành tình cảm bền vững, thái độ tốt, tích cực đối với pháp luật ở mọi thanh thiếu niên thì cần có những biện pháp lớn, toàn diện hơn, hiệu quả hơn từ phía Nhà nước, từ phía các cơ quan có chức năng giáo dục pháp luật, những cán bộ làm công tác giáo dục pháp luật và cả từ phía gia đình.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 69)