Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân về hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 83)

giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội

Ưu điểm:

Việc giảng dạy pháp luật trong nhà trường đã từng bước thực hiện phương pháp lấy người học làm trung tâm nhằm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, sinh viên dưới tác động chủ đạo của giáo viên. Giáo viên chỉ là người gợi mở, dẫn dắt, giảng giải, giúp học sinh, sinh viên đi đến kết luận, tránh được tình trạng thụ động tiếp thu của học sinh, sinh viên. Các giáo viên đã cố gắng kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phương pháp thuyết trình (diễn giảng), đàm thoại, trình bày trực quan (sử dụng các phương tiện trực quan), đọc sách và tài liệu, luyện tập với nhau. Nhờ vậy, việc trình bày tri thức lý luận sẽ bớt khô khan, cứng nhắc.

Giáo viên đã cố gắng vận dụng, liên hệ với đời sống thực tế phong phú, sinh động hàng ngày, chú trọng khai thác và sử dụng vốn kiến thức đã tích lũy được và kinh nghiệm sống của học sinh, sinh viên. Đồng thời, nhiều

78

giáo viên đã vận dụng và phối hợp một cách hợp lý dạy học và hoạt động với nhiều hình thức phong phú như: lên lớp, thảo luận, cho học sinh, sinh viên thâm nhập thực tế, tham gia các hoạt động xã hội, tập điều tra nghiên cứu...

Ngoài ra, nhiều trường học đã kết hợp giữa các hình thức tổ chức giáo dục pháp luật "nội khóa " và các hoạt động "ngoại khóa " như: lên lớp, thảo luận, tranh luận về những chủ để pháp luật, báo cáo thời sự pháp luật, xem phim, sinh hoạt câu lạc bộ pháp lý, dự phiên tòa, cho học sinh, sinh viên khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện pháp luật ở địa phương nơi họ ở, cho học sinh, sinh viên tham gia giữ gìn trật tự trị an ở khu nhà ở và trật tự an toàn giao thông trên đường sá, bảo vệ công trình công cộng, cho học sinh, sinh viên thực tập tuyên truyền pháp luật trong cộng đồng, thi tìm hiểu pháp luật. Đối với các hoạt động ngoại khóa giáo dục pháp luật cho học sinh, luôn có sự tham gia, hỗ trợ của các cơ quan kinh tế, văn hóa, xã hội, các cơ quan pháp luật. Các đoàn thể quần chúng, các tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp... trong đó đặc biệt là Đoàn thanh niên giữ một vai trò quan trọng và đã có những đóng góp đáng kể đối với hiệu quả và thành công của công tác giáo dục pháp luật trong nhà trường cho thanh thiếu niên ở Hà Nội trong thời gian qua.

Ngoài việc kết hợp với nhà trường, các cấp bộ Đoàn ở Hà Nội cũng đã thực hiện được nhiều hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội như:

- Thành đoàn, Hội Sinh viên phối hợp với Sở Tư pháp, Hội đồng tuyên truyền phổ biến giáo dục Pháp luật Thành phố tổ chức các hoạt động tuyên truyền pháp luật có hiệu quả như: Hội thi tuyên truyền viên Luật bầu cử đại biểu HĐND nhằm giúp cho thanh niên sinh viên hiểu và thực hiện đúng luật trong đợt bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2004 -2009; Giáo dục pháp luật và ý thức công dân cho thanh thiếu nhi Thủ đô từng bước góp phần hình thành lối sống "Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật", giúp cho

79

thanh niên sinh viên thực hiện tốt hơn quyền và nghĩa vụ của công dân, tích cực tham gia xây dựng nhà nước pháp quyền.

Thành đoàn Hà Nội tổ chức thi tìm hiểu về Luật Thanh niên, Luật Giao thông đường bộ dưới hình thức sân khấu hóa đã được đoàn viên thanh niên nhiệt tình hưởng ứng tham gia.

Thực hiện các đợt hoạt động cao điểm, các chiến dịch truyền thông, mùa hè thanh niên tình nguyện, chương trình phối hợp với các ngành, đoàn thể với trên 10.000 buổi nói chuyện tuyên truyền giáo dục cho hàng trăm ngàn lượt đoàn viên thanh niên, phát các loại tài liệu, tờ rơi, tờ gấp do Bộ Tư pháp, Văn phòng Phòng chống ma túy trung ương, Sở Tư pháp Thành phố Hà Nội, Công an Thành phố Hà Nội cung cấp liên quan đến các lĩnh vực: đất đai, hôn nhân gia đình, phòng chống ma túy, an ninh trật tự, quy chế dân chủ ở cơ sở, cư trú, phòng chống buôn bán phụ nữ trẻ em…

Tính từ năm 2005 đến nay, hàng chục ngàn lượt cán bộ Đoàn, Hội, sinh viên tình nguyện đã được tập huấn, trang bị kiến thức về tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, kỹ năng tuyên truyền, vận động giáo dục pháp luật thông qua các lớp tập huấn chuyên đề về Luật Thanh niên, Luật Hôn nhân gia đình, Luật phòng, chống ma túy, Luật Giao thông đường bộ…đồng thời lồng ghép với nội dung nghiệp vụ cán bộ Đoàn, đi thực tế, dã ngoại, tổ chức các buổi giao lưu và trao đổi kinh nghiệm tổ chức các hoạt động và công tác giáo dục pháp luật giữa đoàn thanh niên các đơn vị khác nhau.

Trong hoạt động phát thanh tuyên truyền, xây dựng tụ điểm truyền thông, cổ động tại các khu ký túc xá, Đoàn thanh niên các trường Đại học Cao đẳng đã chủ động phối hợp với Ban quản lý Ký túc xá, công an nơi trường đóng quân trên địa bàn lồng ghép nội dung tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật làm phong phú về nội dung, khai thác tốt các nguồn lực và kinh phí tổ chức. Các hoạt động tập trung lớn, cổ động trực quan được đổi mới, sáng tạo thường xuyên từ địa điểm tổ chức, hình thức, nội dung tuyên truyền đã

80

huy động đông đảo thanh niên sinh viên trực tiếp tham gia và được quần chúng nhân dân đồng tình ủng hộ. Hoạt động tuyên truyền cổ động lưu động được đổi mới từ hội thi đoàn xe tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật và phòng chống ma túy đã gây ấn tượng và có tác dụng giáo dục cao.

- Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội đã tổ chức thành lập các đội hình sinh viên tình nguyện tham gia hoạt động tại 577 phường, xã, thị trấn và phối hợp chặt chẽ với Đoàn Thanh niên cơ sở thực hiện tốt các nhiệm vụ, đặc biệt là công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, tuyên truyền phòng chống ma túy, tham gia điều tra khảo sát, tổ chức các hoạt động văn nghệ.

- Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên các trường Đại học, cao đẳng thường xuyên duy trì, đẩy mạnh hoạt động Đội Thanh niên xung kích, các tổ thăm dò dư luận xã hội sinh viên phối hợp với Ban quản lý Ký túc xá, công an nơi trường đóng quân trên địa bàn trực tiếp quản lý, giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các tệ nạn xã hội trong sinh viên. Các hình thức như đặt hòm thư giúp bạn, thử Test tại các trường đã góp phần phát hiện thanh niên sinh viên nghiện hút, kịp thời giáo dục, chữa trị.

- Hàng năm, Thành đoàn Hà Nội tổ chức cho thanh niên, sinh viên tham gia hoạt động "3 cùng" (cùng ăn, cùng ở, cùng tổ chức hoạt động) tại các Trung tâm giáo dục lao động xã hội của Thành phố nhằm giúp cho sinh viên có cái nhìn và sự hiểu biết về những tệ nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy, mại dâm, qua đó giúp họ cách phòng tránh những tệ nạn xã hội đó.

- Mô hình quản lý thanh niên chậm tiến và giáo dục người lầm lỗi: để thực hiện mô hình này, Thành đoàn đã phối hợp với Công an quận, huyện theo dõi quản lý, giáo dục thanh niên chậm tiến trên địa bàn dân cư. Yêu cầu tất cả các đơn vị phải lập sổ sách theo dõi, quản lý. Hàng năm, phân công cho các chi đoàn, đoàn viên ưu tú giúp cho các thanh niên chậm tiến phối hợp với nhà trường để quản lý chặt chẽ đối tượng và có các giải pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt là hướng dẫn các đơn vị trong việc phân loại đối tượng, cách ly

81

thiếu niên, nhi đồng với các trò chơi nguy hiểm. Mô hình giáo dục, chăm sóc giúp đỡ trẻ em có hành vi làm trái pháp luật theo Đề án 04 của Chính phủ được các đơn vị cơ sở triển khai cụ thể, và nhiều đơn vị thực hiện có hiệu quả. Trên cơ sở phân công nhiệm vụ của các cơ sở Đoàn trong việc giúp đỡ trẻ em và những người lầm lỗi, các cơ sở Đoàn đã tổ chức giúp đỡ bằng nhiều hình thức khác nhau như thường xuyên gần gũi, động viên, giúp đỡ về vật chất để phát triển kinh tế, giúp các ngày công lao động... Trong 5 năm qua, Đoàn thanh niên đã giúp đỡ, giáo dục hàng trăm đối tượng lầm lỗi hòa nhập vào cộng đồng, nhất là các đối tượng sau khi mãn hạn tù, nhiều đối tượng hiện nay đã ổn định cuộc sống, có thu nhập cao, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của địa phương.

Hạn chế và nguyên nhân:

Bài giảng trên lớp của nhiều giáo viên còn chưa thật sinh động, chưa có nhiều ví dụ liên hệ thực tế về thực hiện pháp luật ở trong nước nói chung và ở địa phương nói riêng.

Trong khi thực hiện các hoạt động ngoại khóa cho học sinh, sinh viên, nhà trường vẫn chưa lôi kéo được mọi ngành, mọi tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia vào công tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội. Sự kết hợp giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội chưa nhuần nhuyễn.

Một số hình thức, phương pháp giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở Hà Nội của các cấp bộ Đoàn có sức thuyết phục và phát huy hiệu quả thực tiễn chưa cao, không ít hoạt động còn mang tính hình thức như: trong cuộc thi tìm hiểu pháp luật, cán bộ Đoàn lại cho sẵn đáp án để các đoàn viên thanh niên chép... Hiện nay, hình thức chủ yếu vẫn là tuyên truyền miệng, qua phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ gấp, tờ rơi, qua tủ sách pháp luật. Những hình thức đó khi sử dụng cũng chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, chưa tạo được sức hút đối với người dân. Những hình thức giáo dục pháp luật khác như hòa giải ở cơ sở, câu lạc bộ, hội thi thu hút được đông đảo

82

người tham gia, nhưng ít có điều kiện tổ chức. Số lượng và chất lượng hoạt động của các mô hình can thiệp tại cộng đồng chưa đáp ứng, chưa theo kịp với tình hình thực tế, mới chỉ dừng lại ở việc xây dựng mô hình thí điểm, thiếu tính bền vững, việc chỉ đạo, nhân diện còn yếu.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên một phần là do các chủ thể giáo dục pháp luật chưa thực sự chuyên tâm vào nhiệm vụ được giao, chưa có sự say mê tìm tòi những hình thức, phương pháp giáo dục sinh động, thu hút người nghe. Mặt khác, do hạn chế về kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị trợ giảng nên nhiều khi chủ thể giáo dục pháp luật có tâm huyết nhưng không thể thực hiện được hình thức, phương pháp giáo dục theo chủ ý của mình.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 83)