1.1.3.1. Đề cao tính Đảng trong giáo dục pháp luật
Pháp luật và đường lối chính sách của Đảng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Pháp luật bao giờ cũng là sự thể chế hóa đường lối chính sách của Đảng, đường lối chính sách của Đảng là "linh hồn" của pháp luật. Do đó, giáo dục pháp luật cũng chính là việc phổ biến, giáo dục đường lối, chính sách của Đảng.
Thực hiện không đúng pháp luật hay vi phạm pháp luật đều làm tổn hại tới Nhà nước và xã hội, tổn hại tới vai trò lãnh đạo của Đảng. Pháp luật được thực hiện nghiêm minh, chính xác và đầy đủ thì uy tín lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội được khẳng định. Do đó, công tác giáo dục pháp luật bao giờ cũng phải đề cao tính Đảng.
Giáo dục pháp luật có thể là phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật, có thể tuyên truyền về việc thực hiện và áp dụng pháp luật, phổ biến từ cái chung đến cái cụ thể đều phải đề cao đến tính Đảng. Sự lơ là, coi thường và không quán triệt đầy đủ tính Đảng sẽ rơi vào chủ quan duy ý chí, phiến diện.
24
Bởi vì đường lối chính sách của Đảng bao giờ cũng phản ánh quy luật khách quan của quá trình vận động xã hội, nêu lên những yêu cầu, đòi hỏi và đường lối phát triển kinh tế, văn hóa xã hội. Pháp luật cụ thể hóa đường lối đó, nhưng không phải là cụ thể hóa tất cả, chi tiết hóa đầy đủ thành các quy định để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Mặt khác, các quan hệ xã hội luôn biến đổi vận động, do đó việc thực hiện và áp dụng pháp luật và việc giáo dục pháp luật phải lấy đường lối chính sách của Đảng là kim chỉ nam cho các hoạt động đó.
Muốn đề cao tính Đảng trong công tác giáo dục pháp luật thì phải hiểu biết, quán triệt đầy đủ đường lối chính sách của Đảng đối với từng thời kỳ, từng vấn đề và đường lối chung xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội. Đường lối chính sách của Đảng cũng như pháp luật là những hiện tượng thuộc kiến trúc thượng tầng xã hội, phản ánh cơ sở kinh tế, do đó nó cũng thường xuyên được sửa đổi, bổ sung và có quá trình vận động như các hiện tượng khác. Chính vì thế, giáo dục pháp luật và tuyên truyền đường lối chính sách của Đảng phải luôn bắt nhịp được với những thay đổi trong đời sống chính trị - pháp luật của đất nước.
1.1.3.2. Bảo đảm tính giai cấp trong giáo dục pháp luật
Như chúng ta đã biết, pháp luật luôn mang tính giai cấp và gắn liền với thể chế chính trị của Nhà nước. Hệ thống quy phạm pháp luật của chúng ta là hệ thống những chuẩn mực để mọi thành viên của xã hội tuân thủ, trong quá trình tham gia vào hoạt động của đời sống cộng đồng. Tính giai cấp trong giáo dục pháp luật thể hiện trước hết ở chỗ phải làm cho mọi người hiểu rõ pháp luật của Nhà nước ta là một vũ khí sắc bén và có hiệu lực nhất trong việc bảo vệ mọi quyền lợi của chính bản thân mỗi thành viên trong xã hội. Pháp luật là một công cụ phục vụ trực tiếp cho cuộc đấu tranh giai cấp, chống lại mọi thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại công cuộc xây dựng đất nước của chúng ta hiện nay. Đồng thời, đó cũng là công cụ hữu hiệu để trừng trị những phần tử thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham nhũng, buôn lậu, làm giàu bất chính, làm xói mòn đạo đức của xã hội.
25
Tính giai cấp trong giáo dục pháp luật không phải đơn thuần là sự truyền tải thông tin mang tính giáo hóa nhằm theo đuổi một mục tiêu duy nhất là bắt buộc đối tượng giáo dục phải hiểu và nắm vững pháp luật để tuân thủ nó. Yêu cầu của giáo dục ở đây, trước hết phải là đạt được hiệu quả thực tế, đòi hỏi phải tạo được sự chuyển biến thực tế. Đó là việc lôi cuốn thanh thiếu niên tham gia vào cuộc đấu tranh không khoan nhượng với mọi hành vi vi phạm pháp luật, tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, thiết lập trật tự pháp luật. Hiệu quả thực tế của công tác giáo dục pháp luật được thể hiện trước hết ở chỗ thanh thiếu niên hiểu và tuân thủ pháp luật như thế nào? Mức độ đấu tranh của họ đến đâu đối với những vi phạm pháp luật, với sự lạm dụng quyền hành của một số công chức trong bộ máy nhà nước, với những hành vi vô trách nhiệm của những thành viên khác trong xã hội...
Trong giai đoạn hiện nay, cùng với việc huy động mọi nhân lực, tài lực để xây dựng đất nước, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, chúng ta không ngừng phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, của cả hệ thống chính trị, từng bước tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh đất nước, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, ngăn chặn có hiệu quả và nghiêm trị mọi loại tội phạm, bảo đảm tốt trật tự an toàn xã hội. Giáo dục pháp luật phải giúp mọi thành viên của xã hội nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc những mục tiêu và nhiệm vụ trên đây. Đấu tranh giai cấp trong giai đoạn hiện nay chính là cuộc đấu tranh ngăn chặn mọi hành động phá hoại của các thế lực thù địch, của những hành vi vi phạm pháp luật làm cản trở công cuộc phát triển của đất nước và đó cũng là cuộc đấu tranh để củng cố và bảo vệ những thành quả mà chúng ta đã đạt được trong công cuộc đổi mới đất nước. Giáo dục pháp luật phải làm cho thế hệ công dân tương lai nhận thức một cách đầy đủ về đòi hỏi đấu tranh một cách quyết liệt, không khoan nhượng với bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật nào. Đồng thời, giáo dục pháp luật còn phải làm cho họ
26
ý thức được trách nhiệm của mình trong việc chấp hành pháp luật và biết sử dụng nó như một thứ vũ khí để bảo vệ trật tự xã hội mới. Ở đây cần phải nhấn mạnh thêm rằng, pháp luật chỉ thực sự tỏ rõ sức mạnh của mình khi mà nó được tôn trọng một cách nghiêm chỉnh, cho nên giáo dục pháp luật là nhằm hướng cho thanh thiếu niên tích cực sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và xã hội. Đó cũng là biện pháp nhằm nâng cao hiệu lực của pháp luật trong đời sống xã hội.
Tuy nhiên, khi nhấn mạnh yêu cầu tuân thủ pháp luật, tuyệt nhiên giáo dục pháp luật không phải chỉ nhằm hướng tới mục tiêu rèn luyện thanh thiếu niên trở thành những người dễ bảo, tuân theo pháp luật một cách máy móc mà trước hết giáo dục cho thanh thiếu niên tinh thần tôn trọng và phát huy tích cực, sáng tạo trong việc vận dụng pháp luật. Quá trình vận dụng pháp luật vào thực tế đời sống là quá trình kết hợp và tác động lẫn nhau giữa yêu cầu của pháp luật và ý thức sáng tạo của quần chúng trong việc đưa pháp luật vào đời sống.
Bảo đảm tính giai cấp trong giáo dục pháp luật còn phải được thể hiện ở chỗ thông qua công tác giáo dục pháp luật để nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của thanh thiếu niên trong mối liên hệ chặt chẽ với chấp hành đường lối, chính sách của Đảng. Công tác giáo dục pháp luật sẽ không mang lại hiệu quả mong muốn nếu tách rời khỏi mối liên hệ đó. Vì rằng pháp luật chính là sự thể chế hóa cương lĩnh, đường lối của Đảng. Trong mối liên hệ đó, pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh tức là đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước đã được thực hiện và thực sự đi vào cuộc sống.
1.1.3.3. Nguyên tắc dân chủ
Đây là nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, ý chí của nhân dân lao động được phản ánh trong tất cả các văn bản pháp luật, đồng thời cũng chính thông qua hoạt động chấp hành pháp luật, ý chí đó mới được thực hiện và biến thành hiện thực của cuộc sống.
27
Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng chỉ rõ:
Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nội dung cơ bản của đổi mới hệ thống chính trị ở nước ta. Phải có cơ chế và cách làm cụ thể để thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân kiểm tra đối với các chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện đầy đủ quyền làm chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân [17].
Trong thực tiễn cách mạng ở nước ta đã cho thấy, ở đâu nhân dân lao động có ý thức làm chủ và được làm chủ thực sự thì ở đấy xuất hiện phong trào cách mạng. Trong giáo dục pháp luật, quần chúng vừa là đối tượng được giáo dục, vừa là người trực tiếp tham gia giáo dục, do đó, công tác này chỉ đạt hiệu quả khi biết tổ chức và huy động lực lượng quần chúng tham gia. Bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đòi hỏi phải được thể hiện trên tất cả các khía cạnh bao gồm cả việc tổ chức cho quần chúng tham gia vào quá trình dự thảo văn bản pháp luật. Sự tham gia góp ý của quần chúng lao động vào các dự thảo văn bản pháp luật sẽ làm cho các văn bản pháp luật có giá trị thực tiễn lớn, vì nó phù hợp với nguyện vọng của quần chúng. Do đó, hiệu lực điều chỉnh của các văn bản pháp luật càng cao, nền pháp chế xã hội chủ nghĩa càng được củng cố vững chắc, càng phát huy cao hơn tính tích cực của quần chúng trong đấu tranh chống những hành vi vi phạm pháp luật. Tham gia tích cực của quần chúng không chỉ cần thiết đối với việc xây dựng hệ thống văn bản pháp luật mà còn hết sức cần thiết trong việc duy trì trật tự pháp luật. Tôn trọng nguyên tắc dân chủ trong giáo dục pháp luật chính là làm cho quần chúng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thi hành pháp luật, tích cực tham gia vào quá trình đấu tranh chống mọi biểu hiện vi phạm pháp luật. Mặt khác, cũng cần thấy rằng mục tiêu của công tác giáo dục pháp luật không chỉ nhằm hướng tới việc bảo đảm thi hành
28
một cách tự giác các văn bản pháp luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước mà còn nhằm nâng cao tính tích cực, sáng tạo của công dân trong lĩnh vực hoạt động tư pháp. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với thanh thiếu niên. Trang bị kiến thức pháp luật và lôi cuốn họ vào hoạt động lập lại trật tự xã hội, thông qua đó nhằm hình thành ở thanh thiếu niên tinh thần làm chủ của mình và ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, đó chính là hành trang cần thiết để chuẩn bị cho thanh thiếu niên bước vào đời. Một trong những yêu cầu rất cơ bản trong việc bảo đảm nguyên tắc dân chủ trong giáo dục pháp luật là làm cho quyền chúng nói chung và thanh thiếu niên nói riêng hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, từ đó phấn đấu làm tròn bổn phận của người công dân, đồng thời tích cực đấu tranh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và của mọi công dân khác.
1.1.3.4. Nguyên tắc khoa học
Giáo dục pháp luật cần bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản. Đó là vì, giáo dục pháp luật không giống với việc tuyên truyền phổ biến về văn hóa văn nghệ. Khi tuyên truyền, phổ biến về văn hóa văn nghệ, người ta có thể nhân cách hóa, hư cấu thành những hình tượng nghệ thuật để phục vụ cho mục đích của họ.
Giáo dục pháp luật khác với các loại hình giáo dục khác ở chỗ nội dung được giáo dục là pháp luật, là những quy tắc xử sự được Nhà nước ban hành, có cấu trúc chặt chẽ từ câu chữ tới nội dung và yêu cầu của các quy định đó. Do đó, giáo dục pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc nhất định, bảo đảm tính khoa học, tính chuẩn xác, truyền đạt trung thành văn bản.
Giáo dục pháp luật không chỉ thông tin cho người nghe về pháp luật, truyền đạt cho họ biết được các văn bản pháp luật và những điều luật mới được ban hành mà còn phải giải thích về các văn bản pháp luật và các điều luật đó. Một trong những yêu cầu đã trở thành nguyên tắc trong giải thích pháp luật là phải bảo đảm tính khoa học. Tính khoa học trong giải thích pháp
29
luật trước hết đòi hỏi người giáo viên, giảng viên có trình độ pháp lý, chẳng hạn hiểu rõ thành phần của quy phạm pháp luật để hiểu được quy phạm, hiểu nội dung quan hệ pháp luật để phân biệt rõ quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, từ đó nêu lên được ý nghĩa của quy phạm trong việc điều chỉnh những quan hệ xã hội. Tính khoa học trong giải thích pháp luật còn được thể hiện khi giải thích một văn bản pháp luật hay một điều luật không chỉ đơn thuần giải thích về văn bản hay điều luật đó, mà cần phải đặt một văn bản hay điều luật đó trong bối cảnh ban hành pháp luật, những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội quy định nội dung, hình thức pháp luật trong tổng thể của một hệ thống pháp luật hay của một ngành luật, thấy được mối liên hệ giữa các văn bản pháp luật và các điều luật với nhau. Giáo dục pháp luật bảo đảm tính lôgíc, tính chặt chẽ của các văn bản pháp luật và các điều luật.
Nguyên tắc khoa học trong giáo dục pháp luật đòi hỏi phải biết quán triệt tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội để xác định nội dung giáo dục. Phải đặt nó trong mối quan hệ với việc góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, kinh tế xã hội trong từng giai đoạn và trên từng địa bàn dân cư cụ thể. Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên phải lấy phục vụ những nhiệm vụ trung tâm của công cuộc đổi mới hiện nay để xác định chiều rộng và bề sâu trong giáo dục pháp luật. Giáo dục pháp luật phải trực tiếp góp phần lập lại trật tự kỷ cương của xã hội, góp phần tăng cường hiệu lực quản lý của bộ máy nhà nước.
Giáo dục pháp luật phải được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục, kiên trì bền bỉ, đồng thời phải biết cách tổ chức những cuộc vận động tập trung để xây dựng và nuôi dưỡng phong trào. Đặc biệt là thông qua các đợt lấy ý kiến của quần chúng nhân dân góp ý vào các dự thảo của các dự án Luật, Bộ luật... để tiến hành những cuộc vận động tập trung trong giáo dục pháp luật. Đồng thời tổ chức các cuộc vận động tìm hiểu pháp luật.
Hiện nay, chúng ta đang tích cực cải cách bộ máy nhà nước nói chung và cải cách hành chính nói riêng, hướng tới xây dựng Nhà nước pháp quyền
30
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong mối liên hệ đó, Nhà nước ta đã và sẽ ban hành nhiều đạo luật để đáp ứng việc hoàn thiện bộ máy Nhà nước và phát triển đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây là những dịp để chúng ta tiến hành các đợt vận động tập trung về công tác giáo dục pháp luật, làm cơ sở cho việc tiến hành thường xuyên công tác này. Đồng thời, thông qua các đợt vận động tập trung đó, giáo dục pháp luật phải góp phần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật.
Nguyên tắc khoa học trong công tác giáo dục pháp luật đòi hỏi phải biết tổ chức và vận dụng một cách kịp thời, linh hoạt và sáng tạo các thành