Ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân về nội dung giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 80)

luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội

Ưu điểm:

Chương trình giáo dục pháp luật trong nhà trường đã được triển khai khá tốt với chương trình chung, thống nhất, phù hợp, nội dung đã tương đối phù hợp với đối tượng giáo dục là thanh thiếu niên trong lứa tuổi học sinh, sinh viên. Hệ thống tài liệu, sách giáo dục đã được biên soạn khá công phu.

Ở các lớp phổ thông cơ sở (cấp I), nội dung giáo dục pháp luật gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt, học tập của học sinh như: quy tắc xử sự nơi công cộng, quy tắc giao thông đường bộ, luật phổ cập giáo dục tiểu học, luật chăm sóc bảo vệ trẻ em... nhằm xây dựng văn hóa pháp lý, tạo dần thói quen,

75

hành vi ứng xử theo chuẩn mực pháp luật, có ý thức tôn trọng pháp luật cho thiếu niên, học sinh.

Ở cấp trung học cơ sở (cấp II), nội dung giáo dục pháp luật bao gồm các vấn đề liên quan đến: công dân với pháp luật, công dân với Nhà nước, Nhà nước với công dân, nguyên tắc sống và làm việc theo pháp luật...

Ở cấp trung học phổ thông (cấp III), chương trình giáo dục pháp luật bao gồm những tri thức cơ bản về Nhà nước và pháp luật, giới thiệu sâu hơn quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp và một số pháp luật cụ thể.

Đối với các trường Trung cấp, Cao đẳng và Đại học, sinh viên được học các nội dung liên quan đến những vấn đề lý luận chung về Nhà nước và pháp luật như: khái niệm Nhà nước, khái niệm pháp luật, bản chất Nhà nước, pháp luật, Bộ máy Nhà nước, hệ thống các ngành luật, hệ thống các văn bản pháp luật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam..

Sau khi học tập, học sinh, sinh viên đã có những hiểu biết nhất định về quyền và nghĩa vụ của công dân và một số quy định cụ thể của pháp luật hiện hành. Điều này được thể hiện khá rõ qua số liệu điều tra, khảo sát của Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) năm 2007 đối với 4 trường phổ thông ở Hà Nội như sau:

+ Đối với câu hỏi: "Bạn hiểu pháp luật là gì?", có đến 95% số học sinh được hỏi trả lời: "pháp luật là những quy định của Nhà nước bắt buộc mọi người thực hiện nghiêm chỉnh".

+ Đối với câu hỏi về thuế, có 98,6% học sinh được hỏi trả lời: "Nộp thuế là nghĩa vụ đương nhiên của mọi công dân khi hoạt động sản xuất kinh doanh".

Bên cạnh nội dung giáo dục pháp luật chính quy của các nhà trường, các cấp bộ Đoàn, Hội đồng Đội, Hội sinh viên... cũng đã đưa nhiều nội dung giáo dục pháp luật theo những chủ đề mang tính thời sự, gắn liền với nhiều

76

tình huống thực tế đời sống của thanh thiếu niên như: Luật đất đai, Luật hôn nhân và gia đình; Bộ luật hình sự, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em... Đặc biệt, thời gian gần đây, các cấp bộ Đoàn đã chú trọng tuyên truyền thực hiện Nghị quyết 13 của Chính phủ, Chỉ thị 04 của Ủy ban nhân dân thành phố, về giao thông, kỷ cương và văn minh đô thị, giáo dục Luật Giao thông đường bộ trong đoàn viên thanh thiếu nhi; tăng cường bồi dưỡng những hiểu biết đúng đắn về tình yêu, hôn nhân, sức khỏe sinh sản, hướng tới lối sống lành mạnh, nâng cao ý thức đấu tranh phòng chống ma túy, HIV/AIDS, bài trừ các tệ nạn xã hội trong thanh niên.

Theo báo cáo sơ kết giữa nhiệm kỳ đánh giá thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội lần thứ XIII, các cơ sở Đoàn đã thực hiện 4.337 lần tuyên truyền giáo dục pháp luật cho 488.437 đoàn viên, thanh thiếu niên, chiếm tỷ lệ cao nhất trong công tác giáo dục của Đoàn nói chung.

Hạn chế và nguyên nhân:

Tồn tại lớn nhất trong hoạt động giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên hiện nay là còn nặng về lý thuyết, nội dung đơn điệu, chủ yếu cung cấp điều luật chung chung nên người nghe dễ nhàm chán. Chất lượng dạy học môn Giáo dục công dân, môn Pháp luật ở các trường học còn thấp. Các tài liệu phổ cập về pháp lý còn ít, có phần còn chưa phù hợp, quá tải với người học, tài liệu tham khảo còn hạn chế về số lượng và nội dung chưa phong phú. Nội dung giáo dục pháp luật chưa được lựa chọn cho phù hợp với từng đối tượng đặc thù. Mỗi đối tượng khác nhau có sự quan tâm khác nhau đối với các nội dung kiến thức pháp luật gắn liền với cuộc sống, công việc của bản thân. Thiếu niên và thanh niên với hai độ tuổi khác nhau cần có nội dung giáo dục khác nhau. Hơn nữa, ngay cùng là lứa tuổi thanh niên và cùng là ở thủ đô Hà Nội, nhưng thanh niên ở nội thành và ngoại thành cũng có những đặc điểm tâm lý khác nhau do điều kiện sống tác động đến.

77

Nguyên nhân chính của tình trạng nội dung giảng dạy pháp luật cho thanh thiếu niên chưa tốt là việc chuẩn bị nội dung của giáo viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên còn tùy tiện, nhiều lúc chưa đi vào trọng tâm, chưa gắn với thực tế cuộc sống. Nội dung mới chỉ tập trung vào những thanh niên tích cực, tác động đối với các đối tượng chậm tiến còn chưa hiệu quả. Điều đó khiến cho nội dung bài giảng rất nghèo nàn, khô khan, cứng nhắc.

Ngoài ra, do các cộng tác viên phần lớn là giáo viên đại học nên quen giảng thiên về lý luận, chưa quen hình thức "giáo dục chủ động" theo kiểu nêu tình huống và thầy trò cùng xử lý, trên cơ sở một nền tảng kiến thức nhất định. Đôi khi, do chính giảng viên giảng dạy không có hứng thú với công tác giáo dục pháp luật, chỉ dạy cho xong trách nhiệm nên bài giảng càng thêm buồn tẻ, hình thức, lý luận suông.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 80)