Thực trạng thanh thiếu niên Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 64)

Hà Nội là Thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hà Nội có diện tích 3.324,92km², dân số 6.448.837 người (1/4/2009),10 quận, 1 thị xã và 18 huyện.

Hà Nội nằm ở đồng bằng Bắc bộ, phía hữu ngạn sông Đà và hai bên sông Hồng, tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía bắc; phía nam giáp Hà Nam và Hòa Bình; phía đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây giáp tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.

Nằm ở vị trí và địa thế thuận lợi, Hà Nội là một trung tâm chính trị, kinh tế, vǎn hóa, khoa học và đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.

Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số ngày 1/4/1999 cư dân Hà Nội và Hà Tây (cũ) chủ yếu là người dân tộc Việt (Kinh) chiếm tỷ lệ 99,1%; các dân tộc khác: Dao, Mường, Tày chiếm 0,9%. Năm 2006 cũng trên địa bàn Hà Nội và Hà Tây (cũ) cư dân đô thị chiếm tỷ lệ 41,1% và cư dân nông thôn là 58,1%; tỷ lệ nữ chiếm 50,7% và nam là 49,3%. Mật độ dân cư bình quân hiện nay trên toàn thành phố là 1875 người/km2, cư dân sản xuất nông nghiệp khoảng 2,5 triệu người.

Theo thống kê của Hội sinh viên Việt Nam, Hà Nội hiện có khoảng 2 triệu thanh niên chiếm gần 30 % dân số toàn thành phố.

59

Về cơ cấu, số lượng nam thanh niên chiếm khoảng 1,1 triệu người và số nữ là 0,9 triệu người. Thanh niên là sinh viên chiếm 25% (khoảng 500.000) đang học tập tại hơn 60 trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn thành phố, tỷ lệ thanh niên đang lao động, làm việc ở các ngành nghề khá cao chiếm khoảng 70,5%, tỷ lệ thanh niên thất nghiệp chiếm khoảng 4,5%.

Về chất lượng, căn cứ vào trình độ văn hóa của thanh niên thành phố Hà Nội, có thể chia thanh niên thành ba nhóm.

Nhóm thứ nhất, thanh niên thuộc khối nhân viên văn phòng hoặc giữ các chức vụ chủ chốt trong các công ty, doanh nghiệp và sinh viên thường trình độ văn hóa khá cao do đã qua đào tạo, chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 62%. Do có trình độ văn hóa, họ có nhiều khả năng kiếm được việc làm ổn định, thu xếp được cuộc sống ổn định và ít bị lôi kéo và các hoạt động phi pháp. Khối học sinh vẫn do gia đình và nhà trường quản lý, thường xuyên được trau dồi và bồi bổ kiến thức cũng như nhắc nhở, kiểm tra nên những vấn đề về pháp luật chỉ xảy ra với tỷ lệ thấp, thường là do cá nhân chứ không mang tính tràn lan hay phong trào.

Nhóm thứ hai, là những thanh niên làm công nhân tại các nhà máy,doanh nghiệp, khu chế xuất có trình độ văn hóa trung bình chiếm khoảng 21%. Nhóm thanh niên này tuy trình độ văn hóa không cao nhưng việc chấp hành nội quy, quy định nơi làm việc thường tốt. Họ ý thức được việc phải tuân thủ và chấp hành pháp luật trong cuộc sống nói chung và trong công việc hàng ngày nói riêng.

Nhóm thứ ba, còn lại là những thanh niên lao động tự do và những thành phần lêu lổng thường có trình độ văn hóa thấp chiếm khoảng 17%. Những thành phần này thường làm những công việc không đòi hỏi chuyên môn trình độ, lao động tự do theo thời vụ với những công việc như tạp vụ, khuân vác, xe ôm... Do trình độ văn hóa nhấp, nhóm thanh niên này thường gặp nhiều vấn đề trong cuộc sống, thu nhập thấp khiến họ có cuộc sống khá bấp bênh, cùng với trình độ hiểu biết thấp, họ rất dễ bị lôi kéo vào những hoạt

60

động phạm pháp đặc biệt là những tệ nạn như: cờ bạc, lô đề, mại dâm, ma túy... Vấn đề khác nữa là do thu nhập thấp, nhóm thanh niên này thường là sống trong các khu ổ chuột, khu ngoại ô nghèo, khu nằm trong diện quy hoạch bị lấn chiếm... Đây là những khu vực ít được đầu tư về cơ sở hạ tầng do đó, ngoài việc cuộc sống vất vả, chen lấn, bẩn thỉu và môi trường không có tính giáo dục, những thanh niên trong khu vực cũng ít những khu sinh hoạt, vui chơi giải trí lành mạnh như: công viên, nhà văn hóa, những tụ điểm văn hóa của phường, quận... Đây cũng là một thiệt thòi lớn đối với họ và việc thiếu những hoạt động giải trí lành mạnh cũng là một nguyên nhân khiến họ rất dễ sa vào những hoạt động thiếu lành mạnh hoặc phi pháp. Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, địa bàn lại đa dạng, phức tạp nên việc quản lý của chính quyền cơ sở cũng như hoạt động của các tổ chức đoàn thể cho thanh niên (một kênh tích cực để có thể góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho thanh niên) bị hạn chế rất nhiều. Đây lại là một thiệt thòi nữa cho nhóm thanh niên này.

Với số lượng thanh niên đông, cơ cấu nhiều thành phần, thanh niên Hà Nội có những đặc điểm sau:

- Phần lớn thanh niên tin tưởng vào Đảng, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, vào công cuộc đổi mới của Thủ đô và đất nước. Thanh niên ngày càng thể hiện sự quan tâm đến đời sống chính trị trong nước và quốc tế.

- Đại bộ phận thanh niên Thủ đô say mê học tập, sáng tạo, tích cực nghiên cứu khoa học, tiếp cận cái mới nhanh, bao gồm cả việc tiếp cận các trào lưu văn hóa của khu vực và thế giới. Thanh niên Thủ đô cũng luôn luôn đi đầu và tạo nên những giá trị và trào lưu văn hóa mới cho thanh niên cả nước.

- Tinh thần tình nguyện của thanh niên được khơi dậy và phát huy cao độ tiềm năng và sức trẻ. Số lượng thanh niên mong muốn được tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng ngày càng tăng, đặc biệt là tinh thần tình nguyện tham gia phục vụ Đại lễ nghìn năm Thăng Long - Hà Nội được xã hội đánh giá cao.

61

- Nhiều phong trào lớn xuất phát từ thanh niên sinh viên Hà Nội sau đó lan ra cả nước tạo thành một những phong trào lớn của thanh niên Việt Nam trong thế kỳ XX như phong trào "Ba Sẵn sàng", Phong trào "Xếp bút nghiên lên đường đánh Mỹ",...

- Tuy nhiên thanh niên, sinh viên Thủ đô cũng chính là lực lượng phải đối mặt với nhiều vấn đề: số lượng thanh niên đông, việc quản lý hết sức khó khăn, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn phức tạp. Thanh niên, sinh viên lại là đối tượng dễ bị lôi kéo, một bộ phận sinh viên còn dễ bị sa ngã vào các tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật, đồng thời luôn là đối tượng mà các thế lực thù địch hướng tới với âm mưu "diễn biến hòa bình".

Có thể nói, thanh niên hiện là nguồn nhân lực dồi dào góp phần tích cực vào sự phát triển của thành phố nhưng việc quản lý và phát huy được tiềm năng của lực lượng này cũng đòi hỏi các nhà quản lý phải có những biện pháp mang tính chiến lược thích hợp. Lực lượng này chủ yếu bao gồm: học sinh, sinh viên, công nhân trong các nhà máy, khu công nghiệp, khu chế xuất và nhân viên văn phòng. Tùy thuộc vào điều kiện riêng mà sự phân bố của mỗi nhóm lại tập trung tại những khu vực khác nhau trong đó phải kể đến sự tập trung với mật độ rất cao những thanh niên tại các khu công nghiệp, khu chế xuất tại ngoại vi thành phố. Sự tập trung đông đảo một lực lượng thanh niên trẻ tại một địa bàn cũng sẽ tạo nên những vấn đề xã hội của riêng khu vực và của thành phố nói chung như: vấn đề về trật tự an toàn xã hội, vấn đề về phúc lợi xã hội, vấn đề về bảo đảm chỗ ở và việc làm cho người dân. Thực tế cho thấy những vấn đề đáng buồn về đời sống của công nhân tại các khu công nghiệp ở thành phố như: tỷ lệ nạo phá thai cao, tình trạng mại dâm, tỷ lệ nghiện hút và cờ bạc trong các khu vực tập trung đông thanh niên cũng đã đặt ra trước mắt những người quản lý bài toán về việc nâng cao trình độ và sự hiểu biết của người dân nói chung và thanh niên nói riêng.

62

Thanh niên Hà Nội chịu tác động của những yếu tố sau:

Một là, sự tác động hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường đặt mọi đối tượng, mọi mối quan hệ trong xã hội dưới quan niệm hàng hóa hoặc tính chất hàng hóa, kể cả sức lao động, tình cảm của con người. Mối quan hệ đạo đức, lối sống cũng bị chi phối bởi quan niệm đó.

Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là con người chứ không phải là hàng hóa. Tuy nhiên, dù muốn hay không thì các quan hệ thị trường cũng sẽ làm cho con người thay đổi đạo đức, lẽ sống cùng với sự cải thiện mức sống và môi trường sống. Sự phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến sự phân hóa đạo đức, lối sống. Hà Nội là Thủ đô, là trung tâm kinh tế của đất nước nên những tác động này đối với thanh thiếu niên lại càng rõ nét.

Hai là, sự tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xét về mặt vật chất thì công nghiệp, dịch vụ, đô thị và người làm công ăn lương sẽ chiếm địa vị áp đảo so với nông nghiệp, nông thôn và nông dân; xét về mặt tinh thần - văn hóa, nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, quá trình đa dạng hóa, đa phương hóa liên kết và hợp tác quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các giá trị nước ngoài tác động mạnh vào lối sống, đạo đức của một bộ phận thanh, thiếu niên Việt Nam. Về mặt sinh hoạt và tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội, nhiều thanh thiếu niên sẽ hướng theo lối sống công nghiệp, lối sống cá nhân, và mối quan hệ sòng phẳng. Về mặt tâm lý, nhiều thanh thiếu niên sẽ thiên về lối sống bình đẳng, thiết thực, kể cả thực dụng và ngại sống chung tam - tứ đại đồng đường, hàm ơn, đẳng cấp. Tâm lý tự chủ để lập thân, lập nghiệp trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập sẽ làm cho một bộ phận thanh, thiếu niên có lối sống tự do và tôn thờ chủ nghĩa cá nhân. Trong khi đó, hiện nay,

63

tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đang diễn ra rất nhanh và mạnh ở các khu ngoại thành Hà Nội, đặc biệt là những khu vực thuộc địa bàn các huyện của Hà Tây cũ. Vì thế, có thể nói, thanh thiếu niên Hà Nội đang ngày càng chịu nhiều tác động của yếu tố này.

Ba là, sự tác động của quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Với Nhà nước pháp quyền, các quan hệ pháp lý sẽ đẩy quan hệ tình cảm xuống hàng thứ yếu. Cả trong gia đình, trẻ em cũng sẽ hiểu các quyền của mình và thể hiện lẽ sống và lối sống công dân. Cha mẹ và con cái đều bình đẳng trước pháp luật. Thanh thiếu niên hướng vào các giá trị "lập thân, lập nghiệp" và không bị ràng buộc bởi gia đình.

Bốn là, sự tác động của đạo đức, nếp sống và giá trị truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng. Việt Nam có lịch sử hàng ngàn năm văn hiến, anh dũng, kiên cường, bất khuất chống giặc ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc. Con người Việt Nam thông minh, cần cù, chịu khó, có nếp sống cộng đồng, tình nghĩa. Ý thức tự hào, tôn vinh quốc gia, dân tộc là cốt cách, truyền thống của con người Việt Nam. Lẽ sống "không có gì quý hơn độc lập tự do" là biểu hiện cao nhất của ý thức tự hào dân tộc Việt Nam. Truyền thống dân tộc, truyền thống cách mạng đã và đang tác động tích cực, mạnh mẽ đến lối sống, đạo đức của thanh, thiếu niên hiện nay.

Một phần của tài liệu Giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên ở thành phố Hà Nội hiện nay thực trạng và giải pháp (Trang 64)