- Việt Nam có vị trí địa lý gần với Nhật Bản, chỉ mất khoảng 5 giờ bay thẳng Bên
3.1.1 Mục tiêu, phương hướng phát triển ngành du lịch Việt Nam
3.1.1.1. Mục tiêu phát triển
Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2020, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tính chuyên nghiệp, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tương đối đồng bộ, hiện đại; sản phẩm du lịch chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu, có sức cạnh tranh, mang đậm bản sắc văn hoá Việt Nam, thân thiện với môi trường và cạnh tranh được với các nước trong khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2030 Việt Nam trở thành quốc gia có ngành du lịch phát triển, là điểm đến hấp dẫn, có đẳng cấp trong khu vực.
Mục tiêu cụ thể: Đẩy mạnh phát triển ngành với quy hoạch và phát triển 7 vùng du lịch đặc trưng bên cạnh việc tăng cường liên kết vùng, vừa bảo đảm tính đa dạng vừa phát huy thế mạnh của từng vùng. Quy hoạch và phát triển mạnh 46 khu du lịch quốc gia, 41 điểm du lịch quốc gia và 12 đô thị du lịch và một số khu, điểm du lịch quan trọng khác, làm động lực phát triển du lịch vùng và các địa phương. Tiến hành quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, trong đó tập trung quy hoạch đầu tư phát triển các khu du lịch địa phương và gắn chặt với các khu, điểm du lịch quốc gia.
Ngành cũng đưa ra các chỉ tiêu cụ thể nhằm phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 đạt 12/% năm, giai đoạn tiếp theo đến 2030 đạt 10,5%/năm, với các chỉ tiêu cơ bản sau:
- Năm 2015 thu hút 7,5 triệu lượt khách du lịch quốc tế, phục vụ 37 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế 8,4%/năm và nội địa 5,7% năm. Quy hoạch tổng thể phát triển Du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Tổng thu từ khách du lịch đạt 207 nghìn tỷ, tương đương 10,3 tỷ USD, tăng 13,5%/năm.
- Năm 2020 thu hút 10,5 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 47,5 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng khách quốc tế là 7%/năm, nội địa là 5,1%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 372 nghìn tỷ, tương đương 18,5 tỷ USD, giai đoạn này tăng trung bình 12%/năm.
- Năm 2025 thu hút 14 triệu lượt khách quốc tế, phục vụ 58 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 6% và 4,3%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 534 nghìn tỷ, tương đương 26,6 tỷ USD.
- Năm 2030 thu hút 18 triệu lượt khách quốc tế và 71 triệu lượt khách nội địa; tăng trưởng tương ứng 5,2% và 4,1%/năm. Tổng thu từ khách du lịch đạt 708 nghìn tỷ, tương đương 35,2 tỷ USD, gấp gần 2 lần so với năm 2020.
3.1.1.2. Phương hướng phát triển
Phát triển mạnh thị trường du lịch nội địa, chú trọng khách với mục đích nghỉ dưỡng, giải trí, nghỉ cuối tuần, mua sắm và du lịch gia đình. Tập trung thu hút có lựa chọn các phân đoạn thị trường khách du lịch có khả năng chi trả cao và lưu trú dài ngày. Tập trung phát triển, hình thành các dòng sản phẩm du lịch có sức cạnh tranh cao trên cơ sở phát huy những ưu thế tài nguyên. Các dạng sản phẩm du lịch này được hình thành từ từng sản phẩm mạnh riêng lẻ và từ sự liên kết chung, tạo nên thương hiệu chung cho mỗi dòng sản phẩm. Thứ tự ưu tiên chính của các sản phẩm du lịch theo thế mạnh tài nguyên và khả năng cạnh tranh gồm: Du lịch biển đảo, du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.
Phát triển mạnh hệ thống sản phẩm du lịch biển, cạnh tranh được trong khu vực về nghỉ dưỡng biển, tham quan thắng cảnh biển; xây dựng khu du lịch biển có quy mô, tầm cỡ khu vực và quốc tế, chất lượng cao, khu giải trí cao cấp. Ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch văn hoá gắn với di sản, lễ hội, tham quan và tìm hiểu văn hoá, lối sống địa phương, phát triển du lịch làng nghề và du lịch cộng đồng kết hợp nghỉ tại nhà dân.Cùng với đó là phát triển hơn nữa dịch vụ ẩm thực đặc sắc của Việt Nam, giới thiệu rộng rãi văn hóa ẩm thực; coi ẩm thực là một trong những sản phẩm du lịch văn hóa quan trọng, là cấu phần nổi trội của thương hiệu du lịch Việt Nam.
Bên cạnh đó, các giá trị văn hóa vùng, miền được coi là nền tảng và nét đặc trưng của các sản phẩm du lịch tại từng vùng, miền, địa phương. Đẩy mạnh hơn nữa phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái, chú trọng khám phá hang động, du lịch núi, du lịch sinh thái
nông nghiệp, nông thôn. Phục vụ nhu cầu du lịch tới thiên nhiên, nghỉ dưỡng tại các vùng núi cao với khí hậu trong lành, cũng như phục vụ nhu cầu đặc biệt trong sử dụng các sản phẩm du lịch sinh thái đích thực, du lịch về nguồn.Cần phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng cho từng vùng du lịch. Mỗi vùng du lịch có ít nhất 1 sản phẩm du lịch tổng hợp có tính chất đặc trưng nổi trội để phát triển tạo dựng thương hiệu cho vùng, là tiền đề cho xúc tiến quảng bá du lịch vùng. Đẩy mạnh đầu tư phát triển các dòng sản phẩm, tuyến du lịch theo định hướng liên kết vùng, liên kết các điểm đến trong vùng và liên vùng tạo sự đa dạng, độc đáo, khác biệt và mới lạ, khai thác triệt để yếu tố văn hóa và sinh thái địa phương và yếu tố đặc trưng riêng biệt của từng vùng, địa phương.