2.2.1.1 Khái quát về tài nguyên du lịch Việt Nam
- Tài nguyên du lịch thiên nhiên
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dương ở Đông Nam Á, rất thuận tiện về đường thủy, là nơi gặp gỡ giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương; về đường bộ, phía Bắc giáp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, phía Tây giáp Lào và Campuchia, phía Đông
và Nam giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. Tổng chiều dài đường biển trên đất liền Việt Nam trên 3.730 km.
Việt Nam có rừng, núi đồi lớn, chiếm đến 3/4 diện tích của cả nước, có đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long đất đai màu mở để phát triển cây lúa, cây công nghiệp và rau quả các loại. Đây là nguồn tài nguyên du lịch truyền thống và sinh thái độc đáo của nước ta.
Đặc biệt, Việt Nam có khí hậu rất thích hợp cho khai thác du lịch. Nằm ở vùng nhiệt đới gió mùa, cả gió mùa Đông Bắc và Đông Nam nên có sự đa dạng về khí hậu. Miền Bắc có bốn mùa khá rõ. Miền Nam có có hai mùa: mưa, nắng. Nhiệt độ trung bình ở Hà Nội là 23 độ C, ở Huế là 25 độ C và ở thành phố Hồ Chí Minh là 26 độ C. Mức chênh lệch nhiệt độ giữa các mùa trong năm ở miền Nam khoảng 3 độ C là yếu tố có lợi cho loại hình du lịch biển. Trong mùa đông, ở miền Bắc, đồng bằng khí hậu tương đối lạnh hơn ở khu vực núi rừng là điều kiện phát huy lợi thế về du lịch nghỉ núi.
Mặt khác, Việt Nam còn có bờ biển dài 3.260 km, với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm rất đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch. Các bãi tắm nổi tiếng như Trà Cổ, Hạ Long, Ðồ Sơn, Cát Bà, Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Lăng Cô, Ðà Nẵng, Nha Trang, Cà Ná, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên, Phú Quốc. Ðặc biệt, vùng biển Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên được UNESCO hai lần công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới vào các năm 1994 và 2000 bởi những giá trị ngoại hạng mang tính toàn cầu về cảnh quan thiên nhiên và địa chất, địa mạo.
Không chỉ vậy Việt Nam cũng có nhiều điểm nghỉ mát vùng núi mang hơi hướng ôn đới như: Sa Pa, Tam Ðảo, Bạch Mã, Bà Nà, Ðà Lạt... Các điểm nghỉ mát này thường ở độ cao trên 1000 m so với mặt biển. Được thiên nhiên ưu đãi, Việt Nam còn sở hữu nhiều vùng tràm chim và sân chim, nhiều khu rừng quốc gia nổi tiếng với những bộ sưu tập phong phú về động thực vật nhiệt đới như: Vườn quốc gia Cúc Phương ở Ninh Bình, Vườn quốc gia Cát Bà ở Hải Phòng, Vườn quốc gia Côn Ðảo ở Bà Rịa-Vũng Tàu... Trong đó vùng tràm chim Tam Nông (Ðồng Tháp), nơi có chim sếu đầu đỏ sinh sống, trở thành trung tâm thông tin về sếu được tài trợ bởi quỹ quốc tế về bảo tồn chim. Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với những giá trị đặc sắc về lịch sử hình
thành trái đất, lịch sử địa chất, địa hình, địa mạo, cảnh quan kì vĩ, huyền bí, tính đa dạng sinh học cùng với giá trị văn hóa – lịch sử đặc sắc, đã được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003.
Hệ thống hang động Phong Nha đã được Hội nghiên cứu hang động Hoàng gia Anh (BCRA) đánh giá là hang động có giá trị hàng đầu thế giới với 4 điểm nhất: có các sông ngầm dài nhất, có cửa hang cao và rộng nhất, những bờ cát rộng và đẹp nhất, những thạch nhũ đẹp nhất. Hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động này được các nhà khoa học và thám hiểm công nhận là hang kỳ vĩ nhất hành tinh.
Nguồn nước nóng, nước khoáng thiên nhiên ở Việt Nam rất phong phú như suối khoáng Quang Hanh (Quảng Ninh), suối khoáng Kim Bôi (Hoà Bình), suối khoáng nóng Bang (Quảng Bình), suối khoáng Hội Vân (Bình Ðịnh), suối khoáng Dục Mỹ, Tháp Bà (Nha Trang), suối khoáng Vĩnh Hảo (Bình Thuận), suối khoáng nóng Bình Châu - Hồ Cốc (Bà Rịa – Vũng Tàu)… Những vùng nước khoáng nóng này đã trở thành những nơi nghỉ ngơi và phục hồi sức khoẻ được nhiều khách du lịch ưa chuộng.
- Tài nguyên du lịch nhân văn:
Với bề dày lịch sử 4.000 năm, Việt Nam còn giữ được nhiều di tích kiến trúc có giá trị trong đó còn lưu giữ được nhiều di tích cổ đặc sắc với dáng vẻ ban đầu như: chùa Một Cột, chùa Kim Liên, chùa Tây Phương, đình Tây Ðằng và đình Chu Quyến (Hà Nội), tháp Phổ Minh (Nam Định), chùa Keo (Thái Bình), chùa Bút Tháp và đình Bảng (Bắc Ninh), tháp Chàm (các tỉnh ven biển miền Trung) và kiến trúc cung đình Huế.
Tính đến tháng 8 năm 2010, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 5000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Tới năm 2014, có 18 di sản được UNESCO công nhận là Di sản thế giới tại Việt Nam bao gồm 2 di sản thiên nhiên thế giới: Vịnh Hạ Long và vườn quốc gia Phong Nha Kẻ Bàng, 5 di sản văn hoá phi vật thể: Quần thể di tích Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn, Hoàng thành Thăng Long, Thành nhà Hồ; 8 di sản văn hoá phi vật thể là: Nhã nhạc cung đình Huế,
Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên, Dân ca quan họ, Ca trù, Hội Gióng, Hát xoan, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Đờn ca tài tử Nam bộ, mộc bản triều Nguyễn, Bia tiến sĩ Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Mộc bản Kinh Phật chùa Vĩnh Nghiêm.
Ngoài ra Việt Nam còn có 117 bảo tàng trong đó các bộ, ngành quản lý 38, các địa phương quản lý 79. Hai bảo tàng lịch sử mang tính quốc gia là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam và Bảo tàng lịch sử Việt Nam hiện đang đề xuất thêm Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. .Hiện nay hàng chục triệu di vật, cổ vật và bảo vật quốc gia có giá trị đang được bảo quản và trưng bày tại hệ thống 125 bảo tàng phân bổ ở mọi miền đất nước. Đồng thời, các lễ hội, phong tục tập quán, nghệ thuật trình diễn, làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa ẩm thực, trang phục truyền thống… của cộng đồng 54 dân tộc đều đã và đang trở thành những tài nguyên du lịch quan trọng.
Việt Nam còn có khá nhiều di sản văn hoá phi vật thể bao gồm các tác phẩm văn học - nghệ thuật có giá trị vô giá như "Nam Quốc Sơn Hà" của Lý Thường Kiệt, "Hịch Tướng Sĩ " của Trần Hưng Đạo, "Bình Ngô Đạo Cáo " của Nguyễn Trãi, "Truyện Kiều " của Nguyễn Du , các tác phẩm y học của Hải Thượng Lãn Ông - Lê Hữu Trác , ca trù , hát quan họ, ca nhạc cung đình Huế, cải lương Nam Bộ, nghệ thuật múa rối nước, tranh Đông Hồ …
Với tài nguyên du lịch phong phú đa dạng là điều kiện tiên quyết thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch mới ở Việt Nam, tạo được nhiều sự thu hút đối với bạn bè quốc tế để đến chinh phục tìm hiểu. Với sự khai thác hợp lý, Việt Nam hứa hẹn sẽ là điểm đến hấp dẫn trên bản đồ du lịch thế giới.
2.2.1.2 Tình hình kinh doanh của ngành du lịch Việt Nam giai đoạn 2011- 2014
Trong giai đoạn 2011-2014, số lượng khách du lịch quóc tế đến Việt Nam và khách du lịch nội địa đều tăng qua các năm (Bảng 2.1). Từ năm 2011 đến năm 2012, lượng khách du lịch quốc tế tăng 833.646 lượt khách, khách nội địa tăng 2.500.000 lượt khách. Năm 2013, lượng khách du lịch quốc tế tăng 724.674 lượt khách (tăng 10, 58%) so với năm 2012 và khách du lịch nội địa tăng 2.500.000 lượt khách. Năm 2014, lượng khách du lịch tiếp tục tăng với lượng khách du lịch quốc tế tăng 301.960 lượt khách, số
lượng khách du lịch quốc tế tăng nhưng tốc độ tăng thì lại thấp hơn so với năm 2012 và 2013 ( chỉ tăng 4%).
Bảng 2.1. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam và khách nội địa giai đoạn 2011- 2014
Đơn vị: Lượt người
Năm 2011 2012 2013 2014
Khách quốc tế 6.014.032 6.847.678 7.572.352 7.874.312
Khách nội địa 30.000.000 32.500.000 35.000.000 38.500.000
Nguồn: Tổng cục du lịch
Năm 2011, tổng lượt khách du lịch quốc tế đến Việt Nam là 6.014.032 lượt khách và 300.000.000 lượt khách du lịch nội địa. Năm 2011 là năm chuyển biến mang tính bước ngoặt của du lịch Việt Nam, với sự kiện đón vị du khách quốc tế thứ sáu triệu trong năm, vượt xa ngưỡng năm triệu lượt du khách mà ngành du lịch nước ta phấn đấu trong suốt hơn 20 năm qua mới thực hiện được. Sự kiện này đã thể hiện những cố gắng vượt bậc của toàn ngành trong thực hiện các giải pháp mang tính đồng bộ, xã hội hóa, chuyên nghiệp và huy động được nhiều nguồn lực vào phát triển du lịch. Năm 2011 cũng là năm mà lần đầu tiên, tất cả mười thị trường trọng điểm hàng đầu gửi khách đến nước ta đều đạt mức tăng hơn 200 nghìn lượt khách/năm. Hoạt động du lịch đã trở thành điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn, thách thức. Du lịch Việt Nam đã có nhiều sự kiện, hoạt động được triển khai, tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh du lịch như các sự kiện xúc tiến, các hoạt động văn hóa, hội chợ du lịch quốc tế tại thị trường trọng điểm và truyền thống cũng như các thị trường tiềm năng như: Ðức, Nga, U-crai-na, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh, Trung Quốc và các thị trường khu vực Ðông - Nam Á.. với kinh phí hỗ trợ chương trính xúc tiến du lịch quốc gia năm 2011 cho Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch là 35 tỷ đồng ( theo công văn số 1698/BTC-NSNN của Bộ tài chính) . Du lịch Việt Nam còn tổ chức quảng bá trên một số kênh truyền hình, báo chí nước ngoài. Trong đó, cuộc vận động bầu chọn Vịnh Hạ Long là một trong bảy Kỳ quan thiên nhiên thế giới mới ở trong nước và trên toàn thế giới là một trong những hoạt động quảng bá tiêu biểu và là cơ hội lớn để giới
thiệu đến bạn bè quốc tế về điểm đến Việt Nam nói chung và du lịch Hạ Long - Quảng Ninh nói riêng.
Năm 2012, ngành Du lịch đã đón và phục vụ 6,847 triệu lượt khách quốc tế, tăng 11%; 32,5 triệu lượt khách nội địa, tăng 8% so với năm 2011. Năm 2012, mặc dù phải đối diện với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới cũng như trong nước nhưng dưới sự chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Bộ VHTTDL, Du lịch Việt Nam đã tiếp tục phát huy đà tăng trưởng của năm 2011, huy động hiệu quả các nguồn lực duy trì tốc độ tăng trưởng cao, hoàn thành tốt nhiều nhiệm vụ quan trọng. Kết quả hoạt động của ngành Du lịch trong năm 2012 đã được đánh giá là điểm sáng về kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn, có tác động trực tiếp đến việc thực hiện các chỉ tiêu của ngành. Cũng trong năm đó, các địa phương như Đà Nẵng, Bình Thuận, Khánh Hòa được đánh giá là điểm sáng của du lịch Việt Nam, bứt phá trở thành các điểm du lịch quan trọng của khu vực Trung bộ và cả nước. Nhiều khu du lịch, resort, khách sạn mới được khởi công hoặc hoàn thành đưa vào phục vụ du lịch đã góp phần đáng kể vào vào việc tăng cường năng lực, điều kiện cho ngành, tạo ra được sự bứt phá hiệu quả về mô hình tổ chức kinh doanh, trở thành điểm sáng của ngành.
Năm 2012, các hoạt động quảng bá, xúc tiến Du lịch Việt Nam được triển khai mạnh mẽ gắn với logo và slogan mới như tại các hội chợ du lịch quốc tế Travex 2012 tại Indonesia, MITT tại Nga, ITB tại Đức, TTM+2012 tại Thái Lan; JATA tại Nhật Bản, CITM tại Trung Quốc, WTM tại Anh...
Ở trong nước, năm 2012 cũng ghi nhận nhiều sự kiện nổi bật góp phần thúc đẩy hoạt động du lịch nội địa như: các hoạt động trong Năm Du lịch quốc gia duyên hải Bắc Trung bộ - Huế 2012, hội chợ Du lịch quốc tế ITE - HCMC 2012, lễ đón bằng công nhận Hạ Long là Kỳ quan Thiên nhiên Thế giới mới tại Quảng Ninh, Đà Nẵng tổ chức cuộc thi Dù bay Quốc tế lần đầu tiên ở Việt Nam, lễ hội Khinh khí cầu quốc tế Việt Nam lần thứ nhất – Bình Thuận 2012, Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 8 tại Tuyên Quang…
Bước sang năm 2013, du lịch Việt Nam đón 7,57 lượt khách quốc tế. Mặc dù tổng số lượng khách tăng nhưng tỷ trọng tăng trưởng đạt 10,58% lại thấp hơn so với năm 2012. Trong năm 2013, du lịch Việt Nam có rất nhiều sự kiện tiêu biểu như:
Hội nghị quốc tế về Du lịch Tâm linh vì sự phát triển bền vững tại Ninh Bình được diễn ra từ ngày 21 – 22/11/2013 tại Chùa Bái Đính diễn ra tốt đẹp. Hội nghị đã thu hút sự tham gia của 400 đại biểu, trong đó có 150 đại biểu quốc tế và một số Đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam, các công ty lữ hành lớn tại thị trường trọng điểm của Việt Nam và cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.
Năm Du lịch quốc gia sông Hồng – Hải Phòng 2013 với chủ đề “Văn minh sông Hồng” đã được tổ chức quy củ, bài bản với 67 sự kiện quan trọng trải dài trong cả năm đã góp phần thúc đẩy du lịch liên vùng phát triển, tạo cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú tốt, tạo điều kiện cho du khách đến với 11 tỉnh, thành phố trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh đó, trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia sông Hồng cũng đã có rất nhiều sự kiện được tổ chức thành công sau 3 năm như: Hội thi Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn quốc, Hội thi Lễ tân toàn quốc và một số sự kiện khác đã góp phần làm thay đổi diện mạo cũng như hoạt động du lịch tại các tỉnh trên địa bàn, nhất là tại Hải Phòng. Trong năm 2013, các điểm đến, món ăn của Việt Nam liên tiếp lọt vào bảng xếp hạng thế giới và khu vực. Hà Nội và Đà Nẵng lọt 10 điểm đến hấp dẫn hàng đầu châu Á năm 2013 do độc giả Tạp chí Smart Travel Asia - tạp chí du lịch trực tuyến uy tín hàng đầu châu Á bình chọn. Bên cạnh đó, Hà Nội cũng được bình chọn là một trong 10 điểm đến đang lên của thế giới do trang web về du lịch danh tiếng TripAdvisor công bố. Ngoài ra, Việt Nam đã ghi tên mình vào danh sách 25 bảo tàng hấp dẫn nhất châu Á do độc giả TripAdvisor bình chọn với 3 bảo tàng là Bảo tàng Chứng tích lịch sử, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Bảo tàng Dân tộc học. Cũng trong năm 2013, địa đạo Củ Chi vào top 12 công trình ngầm bậc nhất thế giới do hãng tin CNN (Mỹ) bình chọn. Đồng thời, Việt Nam có 12 món vào "Top các món ăn đạt giá trị ẩm thực Châu Á" do tổ chức kỷ lục châu Á ghi nhận, gồm: phở, bún chả, bún thang (Hà Nội), bánh đa cua Hải Phòng, cơm cháy Ninh Bình, miến lươn Nghệ An, bún bò Huế, mì Quảng (Quảng Nam), phở khô Gia Lai, bánh khọt Vũng Tàu, gỏi cuốn Sài Gòn, cơm tấm Sài Gòn.
Tháng 12/2013, UNESCO chính thức công nhận Đờn ca tài tử Việt Nam là Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.Việc Đờn ca tài tử Nam Bộ được vinh danh cho thấy thế giới đánh giá cao loại hình âm nhạc này của Việt Nam. Bên cạnh chứng tỏ được sức sống của văn hoá truyền thống Việt Nam trong dòng chảy hội nhập vào văn hoá thế giới, sự kiện này còn góp phần thu hút khách du lịch đến với Việt Nam.
Năm 2014 là một năm đầy thử thách và thăng trầm với những người làm du lịch