Theo JNTO ( Japan National Tourism Organization- Tổng cục Du lịch Nhật Bản) , số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong tháng 6 năm 2013 là 901.000 (tăng 31,9% từ tháng 4 năm 2012). Số lượng khách quốc tế đến Nhật Bản trong nửa đầu năm 2013 đạt 4.955 ngàn, cao hơn số lượng người nước ngoài đến trong nửa đầu năm 2008 là 618.000. Sản phẩm du lịch được xây dựng dựa trên các điều kiện tài nguyên du lịch, hiện trạng các cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động du lịch của Nhật Bản. Nhật Bản có các sản phẩm du lịch đặc trưng sau: Du lịch văn hóa kết hợp với du lịch tham
quan nghiên cứu; du lịch tham quan di tích lịch sử, cách mạng; du lịch tham quan nghỉ dưỡng biển và núi; du lịch sông nước; du lịch sinh thái...
- Về phát triển du lịch sinh thái: Từ đầu những năm 1990, Nhật Bản đã quan tâm đến việc phát triển du lịch sinh thái. Cũng từ năm đó, các nhóm kinh doanh và hoạt động về du lịch sinh thái ở các địa phương bắt đầu tập hợp và họp bàn ở cấp toàn quốc. Nhà nước đưa ra các chính sách phát triển du lịch sinh thái tại Nhật Bản hướng tới việc bảo tồn và phát triển bền vững của các nguồn tài nguyên tự nhiên, lịch sử, văn hóa của các vùng. Bên cạnh các dự án phát triển du lịch sinh thái là một loạt các dự án nhằm sử dụng hữu hiệu hơn các vườn quốc gia. Bộ Môi trường Nhật Bản cũng phối hợp với các cơ quan và tổ chức du lịch trong nước và quốc tế xây dựng và phổ biến các quy định và tài liệu hướng dẫn phát triển du lịch bền vững tại các khu bảo tồn như “Hướng dẫn về du lịch tại các vườn và khu bảo tồn tại khu vực Đông Á”.
- Về phát triển du lịch làng nghề truyền thống: Là nước công nghiệp phát triển, nhưng Nhật Bản vẫn phát triển các làng nghề thủ công một cách bền vững, đóng góp nhiều sản phẩm có giá trị văn hóa cao. Phát triển du lịch làng nghề cũng là hướng đi Nhật Bản rất quan tâm, trong đó coi trọng việc giữ gìn cảnh quan môi trường. Phong trào “mỗi
làng một sản phẩm” ở tỉnh Oita của Nhật Bản đã thực sự thu hút được sự quan tâm, học
hỏi và phát triển ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Thái Lan, Trung Quốc, Indonesia…
- Về phát triển du lịch di tích lịch sử, cách mạng: Để bảo vệ các di sản, hệ thống quản lý về bảo tồn di sản văn hóa tại Nhật Bản được hình thành từ những năm 1910 với việc ban hành luật Bảo tồn di tích lịch sử - danh lam thắng cảnh tự nhiên, luật Bảo tồn nguồn tài nguyên quý hiếm quốc gia năm 1929, luật Bảo vệ tài sản Văn hóa năm 1950.