Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 69)

- Việt Nam có vị trí địa lý gần với Nhật Bản, chỉ mất khoảng 5 giờ bay thẳng Bên

2.3.3. Thực trạng phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách di lịch Nhật Bản đến Việt Nam

lịch Nhật Bản đến Việt Nam

2.3.3.1. Về điều kiện phát triển

- Khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch của Việt Nam

Về cơ sở hạ tầng du lịch: Cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở hạ tầng du lịch nói riêng của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được các nhu cầu phát triển du lịch. Vấn đề chất lượng đường xá và tắc nghẽn giao thông đang cản trở sự phát triển của du lịch. Về giao thông hàng không, hiện tại mỗi tuần Vietnam Airlines có 46 chuyến bay giữa Nhật Bản và Việt Nam, cơ bản đáp ứng được nhu cầu hàng không giữa hai nước nhưng giá vé còn cao. Việc vận chuyển khách du lịch bằng đường sắt, hiện tại chất lượng các phương tiện vận chuyển đường sắt ở Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch Nhật Bản (về tốc độ, thời gian, sự tiện lợi, vệ sinh, chất lượng dịch vụ...), do vậy rất ít hoặc hầu như không có khách du lịch Nhật Bản sử dụng dịch vụ vận chuyển này ở Việt Nam. Hệ thống nhà hàng và cơ sở lưu trú du lịch có thể đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch Nhật Bản thì chủ yếu nằm ở các thành phố lớn và trung tâm du lịch, làm hạn chế tính hấp dẫn và độ dài lưu trú của khách Nhật tại các điểm du lịch xa các đô thị lớn. Kết quả điều tra tháng 10/2011 của Vụ Thị trường Du lịch là trong những khách du lịch đến Việt Nam thì có tới 91% số khách đến thành phố Hồ Chí Minh, 54% đến Hà Nội và 30% đến Hạ Long, các địa phương khác kể cả Đà Nẵng số khách du lịch Nhật Bản còn rất ít.

Về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực: hiện cả nước có hơn 10 ngàn hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ hướng dẫn viên quốc tế, tuy nhiên chỉ có hơn 400 hướng dẫn viên du lịch tiếng Nhật. Nếu so với tỉ lệ trung bình quốc tế trong 1 năm cứ 1 hướng dẫn

viên phục vụ khoảng 600 khách du lịch quốc tế và cứ 1 hướng dẫn viên tiếng Nhật phải phục vụ hơn 1000 khách du lịch Nhật Bản. Như vậy việc đào tạo và tăng số lượng hướng dẫn viên tiếng Nhật là yêu cầu cấp bách của Việt Nam.

Về cung các sản phẩm du lịch: hiện nay, Việt Nam đã có các sản phẩm du lịch như du lịch tham quan cảnh quan, di sản, di tích; du lịch nghỉ dưỡng biển, núi; du lịch tâm linh lễ hội; các sản phẩm du lịch gắn với ẩm thực và một số loại sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao mạo hiểm, du lịch sinh thái, du lịch MICE...Cùng với đó là hệ thống di sản văn hóa của Việt Nam được UNESCO công nhận liên tiếp gia tăng về số lượng và có các sản phẩm du lịch được khách Nhật yêu thích như tham quan cảnh quan vịnh Hạ Long, tham quan di sản văn hóa Huế, phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn... Tuy nhiên, Việt Nam hiện thiếu nhiều sản phẩm du lịch đáp ứng từng phân khúc thị trường khách du lịch Nhật Bản như các sản phẩm du lịch học đường, sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng cho người già, sản phẩm du lịch trăng mật cho người mới kết hôn, sản phẩm du lịch dịch vụ đối tượng khách có nhu cầu lưu trú hàng ngày...

-Nhu cầu, sở thích của khách du lịch Nhật Bản khi đến Việt Nam

Khi đi du lịch tại Việt Nam, các hoạt động ưa thích của khách du lịch Nhật Bản là : thú thưởng thức ẩm thực, thích trò chơi dân gian, mê du lịch sinh thái và tìm hiểu cuộc sống người bình dân, ưa mua sắm. Những du khách Nhật có thể bỏ ra hàng giờ để tham gia vào các trò chơi dân gian (cờ người, đua thuyền thúng, đập niêu, múa rối...). Khách du lịch Nhật Bản cũng rất thích tìm hiểu về cuộc sống dân dã , bình thường của những người dân địa phương với nét sinh hoạt văn hóa truyền thống giản dị, mộc mạc. Những món đồ thủ công mỹ nghệ, mây tre, hàng thêu, thổ cẩm, tơ tằm luôn là những món đồ được khách du lịch Nhật Bản mua về làm quà và làm kỉ niệm trong các chuyến đi.

2.3.3.2. Đặc điểm khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam

- Về giới tính

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu giới tính khách du lịch Nhật Bản tới Việt Nam

Cơ cấu giới tính của khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam khá đồng đều với 46% là nam giới và 54% là nữ giới. Tỷ lệ khách du lịch là nữ giới cao hơn so với nam giới 8%, điều này cho thấy du lịch VIệt Nam có sức hấp dẫn đối với nữ giới hơn nam giới, vì vậy cần phải xây dựng các sản phẩm du lịch hướng tới đói tượng là nữ giới như làm đẹp, mua sắm...

- Về thời gian lưu trú

Biểu đồ 2.2 : Thời gian lưu trú của khách du lịch Nhật Bản tại Việt Nam

Nguồn: Vụ thị trường du lịch

Thời gian lưu trú tại Việt Nam của khách Nhật thường là dưới 1 tuần, chỉ có 10% khách du lịch có thời gian lưu trú trên 1 tuần. Các công ty du lịch thường chỉ xây dựng các tour trọn gói có thời gian là 4 ngày 3 đêm hay 5 ngày 4 đêm.

- Lượng khách du lịch Nhật Bản quay trở lại

Theo chi hội PATA Nhật Bản năm 2006 thì Việt Nam là nước có khối lượng khách Nhật quay trở lại du lịch trung bình thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của châu Á. Theo điều tra của Vụ Thị trường Du lịch, Tổng cục Du lịch tháng 10/2011 cũng có chung nhận định như trên. Tỷ trọng khách du lịch lần đầu đến Việt Nam chiếm đến 60%, tử 2 lần trở lên chiếm 40%. Như vậy, tỷ lệ khách du lịch Nhật quay lại Việt Nam vẫn chưa được cải thiện.

Biểu đồ2.3: Tỷ lệ khách du lịch Nhật Bản trở lại Việt Nam

Nguồn: Vụ Thị trường Du lịch

Lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam vẫn tăng hàng năm tuy nhiên thời gian lưu trú và số lần quay lại vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do du lịch của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu của khách Nhật, các sản phẩm du lịch còn chưa phong phú, đơn điệu. Hầu như các tour du lịch đều có các điểm đến là các điểm du lịch nổi bật của Việt Nam, chưa có điểm nhấn và sự độc đáo riêng trong mỗi tour vì vậy du khách chỉ đến lần đầu tiên mà không muốn quay lại.

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu khách du lịch Nhật Bản theo nghề nghiệp tới Việt Nam

Nguồn: Vụ Thị trường Du lịch

Căn cứ vào biểu đồ trên ta thấy phần lớn khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam là nhân viên công ty, những người có thu nhập ổn định chiếm 52%. Tiếp đến là nhóm người nội trợ chiếm 15% và người không làm việc 13%. Như vậy, nhóm khách đến Việt Nam chủ yếu là người có thu nhấp nên nhu cầu của họ đối với các dịch vụ, sản phẩm du lịch khá cao đòi hỏi các sản phẩm du lịch của Việt Nam phải có chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu của nhóm khách hàng này.

- Về mức độ chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản cho chuyến đi

Bảng 2.5: Chi tiêu bình quân một ngày khách du lịch Nhật Bản tại Việt Nam

Chỉ tiêu Số tiền (USD) Tỷ trọng

Thuê phòng 323,9 33,5%

Ăn uống 209,5 21,5%

Đi lại tại Việt Nam 158,0 16,5%

Thăm quan 61,5 7%

Mua hàng hóa 116,9 12%

Vui chơi giải trí 28,3 3%

Y tế 7,9 1%

Chi khác 52,8 5,5%

Tổng 958,7 100%

Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra chi tiêu của khách du lịch, Tổng cục thống kê

Từ bảng kết quả trên cho thấy, du khách Nhật Bản chi tiêu nhiều nhất cho dịch vụ lưu trú nhưng mức độ chi tiêu cho ăn uống và mua sắm cũng khá lớn. Đây là một tiềm năng mà ngành du lịch cần tiếp tục khai thác bởi đây là thị trường khác có khả năng chi trả thêm cho các dịch vụ ngoài dịch vụ cố định là rất lớn.

Bảng 2.6: Chi tiêu một ngày của khách du lịch quốc tế đến Việt Nam

Đơn vị tính: USD

ST

T Quốc gia

Chi tiêu trung bình

một ngày STT Quốc gia

Chi tiêu trung bình một ngày

1 Malayxia 147,2 15 Canada 105,0

2 Singapore 138,0 16 Đan Mạch 101,4

3 Thụy Điển 121,9 17 Australia 102,3

4 Áo 122,6 18 Thụy Sĩ 101,4

6 Nga 124,0 20 Campuchia 100,3

7 Đài Loan 112,8 21 Nauy 92,7

8 Indonexia 112,8 22 Ý 92,7 9 Ấn Độ 112,3 23 Thái Lan 95,1 10 Mỹ 110,2 24 Đức 92,3 11 Ailen 101,6 25 New Zealand 86,9 12 Ba Lan 101,6 26 Anh 88,4

13 Philippin 103,4 27 Trung Quốc 84,6

14 Nhật Bản 105,1 28 Pháp 85,0

Nguồn: Tổng cục thống kê

Theo kết quả điều tra trên thì mức chi tiêu của khách du lịch Nhật Bản là khá cao với mức chi tiêu là 105,1 USD/ngày (Bảng 2.5), cao hơn khách du lịch Pháp ( 85,0 USD/ngày), khách du lịch Anh (88,4 USD/ngày ), khách du lịch Trung Quốc( 84.6 USD/ngày) (bảng 2.6). Khách Nhật chủ yếu chi tiêu cho các khoản như thuê phòng (33,5 % trong tổng chi tiêu), ăn uống ( 21,5% trong tổng chi tiêu), đi lại ( 16,5% trong tổng chi tiêu), mua sắm (12% trong tổng chi tiêu ). Ngoài chi tiêu cho các khoản cơ bản như thuê phòng, ăn uống, đi lại, du khách Nhật có nhu cầu mua sắm cao, đặc biệt là sở thích mua đồ thủ công mỹ nghệ, mua đồ lưu niệm về làm quà tặng. Vì vậy, chúng ta cần phải xây dựng các sản phẩm du lịch nhằm kích thích tăng khả năng chi tiêu cho mua sắm của du khách Nhật.

2.3.3.3. Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch

Về số lượng sản phẩm du lịch:

Để đáp ứng nhu cầu du lịch của khách Nhật Bản, các công ty du lịch của Việt Nam đã thiết kế các tour du lịch trọn gói dành riêng cho đối tượng này. Các gói tour kết hợp các sản phẩm như tham quan di tích lịch sử văn hóa, mua sắm, tìm hiểu cuộc sống người dân địa phương. Một số tour du lịch dành cho khách du lịch Nhật Bản đã được xây dựng sẵn gồm:

Các tour du lịch quốc tế có:

Tokyo (Osaka) - Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội

Tokyo - Thành phố Hồ Chí Minh - Xiêm Riệp - Băng Cốc Tokyo - Thành phố Hồ Chí Minh - Phnômphênh- Viên Chăn

Các tour du lịch nội địa Việt Nam có: Tour du lịch xuyên Việt

Tour du lịch chỉ đến thành phố Hồ Chí Minh (4-7 ngày)

Tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh- các bãi biển Nha Trang, Phan Thiết Tour du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh - Đồng bằng sông Cửu Long

Tour du lịch văn hóa Hà Nội- Huế - Đà Nẵng - Hội An - Thành phố Hồ Chí Minh Các doanh nghiệp du lịch của Việt Nam đã đưa ra các gói sản phẩm đa dạng để đáp ứng nhu cầu của khách Nhật Bản. Tuy nhiên, các sản phẩm du lịch còn chưa đa dạng, phong phú và chư tạo nên được sự khác biệt trong từng sản phẩm. Hầu hết các tour du lịch chưa được thiết kế riêng cho từng đối tượng khách khách nhau. Các công ty du lịch chưa có các tour với các hoạt động dành cho đối tượng là học sinh sinh viên hay các cặp vợ chồng mới cưới đi du lịch trăng mật. đây là đối tượng khách có nhiều tiềm năng đối với du lịch Việt Nam.

Về chất lượng các sản phẩm du lịch:

Hiện ngành du lịch Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm cũng như dịch vụ du lịch phục vụ du khách Nhật Bản. Các sản phẩm du lịch được khách du lịch Nhật Bản yêu thích như du lịch tham quan di sản, di tích, du lịch tham quan tìm hiểu cuộc sống người bình dân, du lịch sinh thái...Theo điều tra của Vụ thị trường Du lịch, các sản phẩm du lich của Việt Nam thu hút khách du lịch Nhật là du lịch tham quan di sản văn hóa thế giới, tìm hiểu văn hóa ẩm thực, mua sắm và du lịch biển. Ngoài ra một số sản phẩm du lịch khác cũng được khách du lịch Nhật Bản quan tâm là sản phẩm du lịch sinh thái, làm đẹp, tiếp xúc và trải nghiệm cuộc sống tại cộng đồng dân cư.

Khách du lịch Nhật Bản khi đi du lịch vẫn thường ăn các món ăn của đất nước mình tại điểm đến vì vậy tại thành phố Hồ CHí Minh hay Hà Nội đều có những nhà hàng Nhật Bản để đáp ứng nhu cầu này của khách Nhật. Các nhà hàng tại thành Phố Hồ Chí Minh được nhiều du khách Nhật lựa chọn như Nhà hàng Kissho tại 14 Nguyến Huệ, Quận 1, Tp. HCM, nhà hàng Uraetei tại 2A,Ngô Văn Năm, Quận 1, Tp.HCM, Nhà hàng The Shushi Bar tại Thiên Sơn Plaza lầu 4, Phú Mỹ Hưng, 800 Nguyễn Văn Linh, Quận

7, Tp.HCM, Nhà hàng Nagomi ở 17/12 Lê Thánh Tôn, Quận 1, Tp.HCM.... Tại thành phố Hà Nội, các quán ăn Nhật Bản thu hút lượng lớn khách du lịch Nhật Bản như Nhà hàng Yakiniku Shiki ở phố Hàng Tre, quán Sio Sushi ở phố Trần Đại Nghĩa, Nhà hàng Nhật Bản Takitaki tại 20 Đào Tấn, Ba Đình, Hà Nội.

2.3.3.4. Thực trạng xúc tiến quảng bá các sản phẩm du lịch

Để đẩy mạnh việc thu hút du khách Nhật Bản, trong thời gian qua, Tổng cục Du lịch đã tích cực triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch tại Nhật Bản như tham gia Hội chợ du lịch quốc tế JATA được tổ chức thường niên tại Tokyo; tham gia lễ hội văn hóa du lịch do Trung tâm ASEAN-Nhật Bản tổ chức; phối hợp với Vietnam Airlines tổ chức những roadshow lớn tại ba thành phố của Nhật Bản là Osaka, Nagoya và Tokyo; tổ chức lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản; phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành và Vietnam Airlines đón các đoàn khảo sát về du lịch từ Nhật; xây dựng website quảng bá, giới thiệu du lịch Việt Nam bằng tiếng Nhật; xuất bản các ấn phẩm tiếng Nhật; phối hợp với Trung tâm ASEAN–Nhật Bản tổ chức hai lớp tập huấn về thị trường khách du lịch Nhật Bản… Năm 2014 vừa qua, Bộ Văn hóa , Thể thao và Du lịch Việt Nam đã phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, hãng Hàng không quốc gia Việt Nam, Hiệp hội Lữ hành Nhật Bản tổ chức chương trình hội thảo nhằm phát động thị trường du lịch Việt Nam tại Nhật Bản với chủ đề " Du lịch di sản và nghỉ dưỡng tại Việt Nam ". Đây là dịp để các nhà quản lý, đại diện hiệp hội và doanh nghiệp hai bên gặp gỡ giao lưu, phía Việt Nam cung cấp những chính sách và thông tin của du lịch Việt Nam đến với thị trường du lịch Nhật Bản, góp phần tăng cường thu hút nguồn khách du lịch từ thị trường trọng điểm này. Ngoài thủ đô Tokyo, chương trình quảng bá du lịch Việt Nam tại Nhật Bản của Tổng cục Du lịch cũng diễn ra tại Sapporo (Hokkaido) và Fukuoka.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 69)