Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 32)

- Tính thời vụ trong hoạt động du lịch: được hiểu là những biến động lặp đi lặp lại hàng năm của cung và cầu các dịch vụ và hàng hóa du lịch dưới tác động của một số nhân tố xác định.

Thời vụ ngắn trong du lịch làm cho việc sử dụng tài nguyên du lịch, cơ sở vật chất kĩ thuật và lao động không hết công suất gây lãng phí lớn. Do đó việc phát triển các sản phẩm du lịch không đạt hiệu quả. Bên cạnh đó, việc phát triển các sản phẩm du lịch cần phải có sự tham gia của nguồn lao động lớn, nếu thời vụ du lịch ngắn thì một phần nguồn lao động này có thể chuyển dịch việc làm hoặc có thể giảm sự nhiệt tình trong việc trau dồi nghiệp vụ chuyên môn do có những khoảng thời gian họ rất ít hoặc không có việc làm dẫn tới ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ của các sản phẩm du lịch.

Thời vụ du lịch ngắn cũng là nguyên nhân khiến cơ sở vật chất- kĩ thuật được sử dụng trong các sản phẩm du lịch không được sử dụng hết nên tỉ trọng chi phí cố định trong giá thành của sản phẩm tăng lên, ảnh hưởng tới giá cả của sản phẩm trong việc tạo lợi thế cạnh tranh về giá.

Nhu cầu của khách hàng là rất lớn nhưng tính thời vụ có thể hạn chế việc họ sử dụng sản phẩm du lịch do họ không thể tìm được điểm đến phù hợp với thời gian mà họ mong muốn. Hạn chế này khiến cho việc phát triển sản phẩm du lịch gặp khó khăn vì sản phẩm được tạo ra nếu không đúng thời vụ thì sẽ chẳng có ai dùng được.

Du lịch là một ngành có sự kết hợp với nhiều ngành kinh tế và dịch vụ liên quan. Việc phát triển các sản phẩm du lịch do đó cũng cần tới sự đóng góp của rất nhiều ngành. Do đó việc phân bố không đồng đều các hoạt động du lịch theo thời gian có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển của nhiều ngành. Vì vậy đây có thể là nguyên nhân khiến nhiều ngành không dám đầu tư vào du lịch nên sản phẩm du lịch vẫn kém đồng bộ. Tính thời vụ du lịch còn gây ra hiện tượng quá tải tại các điểm du lịch làm nảy sinh rất nhiều nhu cầu mà các sản phẩm du lich không kịp đáp ứng hết. Tuy nhiên đây cũng là động lực thúc

đẩy việc phát triển sản phẩm du lịch nhằm tạo vị thế cạnh tranh đối với doanh nghiệp nói riêng và toàn ngành nói chung.

- Sự cạnh tranh trong lĩnh vực kinh doanh du lịch:

Một trong những yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là các sản phẩm du lịch. Do đó việc phát triển các sản phẩm du lịch dựa trên tâm lí khách du lịch là vô cùng quan trọng. Hiện tại du lịch được đánh giá là một ngành có tiềm năng phát triển rất lớn nên có rất nhiều doanh nghiệp muốn đầu tư vào ngành này. Để tồn tại và phát triển thì không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải tạo ra được sự khác biệt cho sản phẩm của mình đồng thời tạo ưu thế về giá. Như vậy sự cạnh tranh là động lực để phát triển sản phẩm du lịch.

- Sự tăng trưởng của dòng khách quốc tế và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng: Hiện nay, do xu thế toàn cầu diễn ra ngày càng mạnh mẽ nên mỗi điểm đến du lịch không chỉ mở cửa đón các du khách trong nước mà còn đón một lượng lớn du khách nước ngoài. Khách du lịch đến từ những vùng miền khác nhau, có thói quen và hành vi tiêu dùng du lịch khác nhau nên họ có nhu cầu tiêu dùng du lịch khác nhau. Do vậy, các sản phẩm du lịch cần phải được xây dựng để đáp ứng những nhu cầu đó. Tuy nhiên, khi du lịch trở nên phổ biến thì những nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, ngày càng đa dạng. Điều này đặt ra vấn đề là cần phải phát triển các sản phẩm du lịch dựa vào tâm lý của khách để đáp ứng một cách tối ưu nhu cầu của họ.

- Chính sách của Nhà nước:

Để có thể phát triển sản phẩm du lịch, không chỉ dựa vào sự nỗ lực của mỗi doanh nghiệp kinh doanh du lịch mà còn cần sự hỗ trợ từ các chính sách của Nhà nước. Việc phát triển sản phẩm du lịch cần rất nhiều nguồn lực như vốn, nhân lực, khoa học công nghệ, tài nguyên thiên nhiên, cở sở hạ tầng. Các chính sách Nhà nước giúp duy trì môi trường vĩ mô ổn định cho ngành, tạo động lực thu hút đầu tư vào du lịch và công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch để tăng khả năng cạnh tranh trong ngành cũng như khu vực. Các chính sách nhà nước cũng tạo điều kiện cho việc tiếp thì, xúc tiến du lịch quốc gia, tạo điều kiện để khách du lịch sử dụng các sản phẩm du lịch mới, kích thích việc phát triển các sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó các chính sách Nhà nước phát huy tác dụng trong

việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa nhằm phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa. Mặt khác, trong việc phát triển sản phẩm du lịch, chính sách Nhà nước còn có tác dụng khuyến khích việc phát triển sản phẩm mới dựa trên cơ sở tài nguyên thiên nhiên sẵn có để phát triển sản phẩm với sự khác biệt và sức cạnh tranh cao.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 32)