Nhược điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 77)

- Việt Nam có vị trí địa lý gần với Nhật Bản, chỉ mất khoảng 5 giờ bay thẳng Bên

2.4.2. Nhược điểm và nguyên nhân

2.4.2.1. Nhược điểm

Số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam ngày càng tăng nhưng thời gian lưu trú còn ngắn, chi tiêu trong quá trình du lịch còn thấp và tỉ lệ khách Nhật Bản muốn quay trở lại Việt Nam còn rất thấp. Theo điểu tra của Vụ thị trường Du lịch, số lượng khách Nhật đến Việt Nam chủ yếu có thời gian lưu ngắn: 4 ngày 3 đêm chiếm 34%, 5 ngày 4 đêm chiếm 39%, còn tỉ lệ khách lưu trú trên 1 tuần chỉ chiếm 4%. Mức độ chi tiêu cũng chỉ ở mức trung bình từ 5-10 vạn yên chiếm 65%.

Hầu như khách du lịch Nhật Bản đã từng một lần đi du lịch Việt Nam không muốn sang Việt Nam tới lần thứ hai. Theo điều tra thì số lượng khách du lịch Nhật Bản đến Việt Nam một lần chiếm 60%, hai lần 17%, 3 lần 12%, 4 lần 5% và từ 5 lần trở lên là 6%. ( Nguồn: Vụ thị trường du lịch )

Số lượng các sản phẩm du lịch dành riêng cho thị trường khách Nhật Bản còn nghèo nàn, chưa có nhiều sản phẩm mới, thu hút khách. Hiện tại du lịch Việt nam mới chỉ cung cấp được một số sản phẩm du lich truyền thống như du lịch tham quan di tích lịch sử, văn hóa, du lịch biển… Người Nhật thường đi nghỉ tuần trăng mật ở nước ngoài, các đối tượng học sinh, sinh viên có nhu cầu đi du lịch nước ngoài khi kết thúc các khóa học, khi tốt nghiệp nhưng hiên tại các công ty du lịch của Việt Nam vẫn chưa có các sản phẩm du lịch dành riêng cho các nhóm đối tượng này.

Chất lượng các sản phẩm du lịch còn thấp, chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của khách Nhật như hệ thống giao thông cơ sở hạ tầng còn kém, hệ thống nhà háng,

khách sạn đạt tiêu chuẩn chỉ tập trung ở một số đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế... mà không phân tán đều trên cả nước. Thiếu những khu nghỉ dưỡng cao cấp dành cho khách là những người cao tuổi đi du lịch với mục đích nghỉ dưỡng, thiếu tiện nghi vui chơi giải trí. Các điểm tham quan du lịch còn thiếu vệ sinh sạch sẽ và thường xuyên xảy ra hiện tượng chèo kéo khách làm cho khách du lịch cảm thấy rất khó chịu.

Thông tin về các sản phẩm du lịch Việt Nam nói chung khó tiếp cận và hạn hẹp. Các kênh thông tin về du lịch Việt Nam trên truyền hình Nhật Bản hay báo chí rất hạn hẹp, chưa nêu bật được các điểm du lịch, khu nghỉ dưỡng hấp dẫn của Việt Nam. Việt Nam còn thiếu rất nhiều kênh thông tin ở thị trường Nhật Bản so với đói thủ cạnh tranh trong vùng như Thái Lan và Malaisia...

2.4.2.2. Nguyên nhân của các nhược điểm

Nguồn kinh phí đầu tư cho việc nghiên cứu thị trường, phái triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá thu hút khách du lịch Nhật Bản còn quá ít, hiệu quả và chất lượng chưa cao. Các hoạt động quảng bá du lịch Việt Nam tại Nhật bản còn ít, chủ yếu tổ chức tại Tokyo và một số thành phố lớn nên người dân Nhật Bản còn có ít thông tin về du lịch Việt Nam.

Các sản phẩm du lịch, các tour du lịch còn đơn điệu, không tạo được sức hút đối với du khách, các sản phẩm chưa có sự độc đáo. Đó cũng là một nguyên nhân khách du lịch Nhật Bản chỉ đến Việt Nam một lần mà không muốn quay lại Việt Nam nữa.

Tại các công ty du lịch của Viêt Nam, việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu của khách du lịch Nhật Bản chưa được coi trọng. Đội ngũ quản lý, đội ngũ hướng dẫn viên tại các công ty lớn so với các công ty tư nhân trong việc đón khách. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng thật tốt đòi hỏi của khách Nhật Bản. Theo điều tra thì các công ty du lịch cũng như các công ty lữ hành Việt Nam Gặp một số khó khăn trong viêc khai thác khách Nhật Bản như: khó khăn nhất là tìm được đối tác nước ngoài, tiếp đến là khách Nhật Bản rất khó tính.

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w