Đặc điểm tâm lý của thị trường khách du lịch Nhật Bản

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 55)

2.3.1.1. Một số đặc điểm khái quát về đất nước Nhật Bản

- Vị trí địa lý: Nhật Bản là quốc đảo nằm ở khu vực Đông Bắc Á, ở phía Tây của Thái Bình Dương, có diện tích tự nhiên khoảng 379954 km2 do bốn quần đảo độc lập hợp thành là Hokkaido, Honshyu, Shikoku, Kyushyu. Nhật Bản nằm ở phía đông của Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc và trải từ biển Okhotsk ở phía bắc đến biển đông Trung Quốc ở phía nam. Xét theo kinh độ và vĩ độ, các điểm cực của Nhật Bản như sau:

Điểm cực Đông: 24˚16’59”B – 153˚59’11”Đ Điểm cực Tây:24˚26’58”B – 122˚56’01”Đ Điểm cực Bắc: 45˚33’21”B – 148˚45’14”Đ Điểm cực Nam: 20˚25’31”B – 136˚04’11”Đ

- Khí hậu: do địa thế và lãnh thổ trải dài tới 25 độ vĩ tuyến nên khí hậu Nhật Bản

khá phức tạp. Mặt khác do Nhật Bản nằm trên vành đai núi lửa Thái Bình Dương nên thường xuyên phải chịu các dư chấn động đất nhẹ cũng như hoạt động của núi lửa, sóng thần. Nhưng nhìn chung Nhật Bản có khí hậu tương đối ôn hòa. Mùa hè ấm và có độ ẩm cao, vào đầu hè thường có những cơn mưa. Mùa xuân và mùa thu khí hậu êm dịu, mặc dù tháng 9 thường có bão, có thể làm lở đất bằng những trận mưa lớn và gió mạnh. Mùa đông phía Thái Bình Dương thường ôn hòa với nhiều ngày nắng, còn phía biển Nhật Bản thường u ám. Đặc biệt, Hokkaido là nơi có mùa đông khá khắc nghiệt.

- Kinh tế: Nhật bản nổi tiếng là một nước khan hiếm về tài nguyên thiên nhiên và thường xuyên xảy ra các thảm họa thiên tai. Tuy nhiên, hiện nay, nhờ nỗ lực trong việc điều hành nền kinh tế, áp dụng các phương tiện khoa học kĩ thuật hiện đại mà Nhật Bản đã vươn lên trở thành cường quốc với nền kinh tế lớn thứ 3 trên thế giới. Tuy vẫn phải phải gánh chịu hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và thảm họa kép động

đất, sóng thần năm 2011 nhưng nhờ sự bình tĩnh và nỗ lực của cả đất nước mà Nhật Bản đang từ từ phục hồi và giữ vững vị trí cường quốc kinh tế của mình .

-Văn hóa, lối sống: Nhật Bản là một quốc gia đa tôn giáo, tồn tại các phong tục tập

quán có nguồn gốc từ các tôn giáo khác nhau. Trong dịp năm mới, người Nhật đến lễ ở đền Thần đạo, đi thăm chùa chiền của đạo phật nhưng họ vẫn tổ chức ăn uống và tặng quà vào dịp giáng sinh theo đạo Thiên chúa. Đám cưới có thể tổ chức theo nghi lễ Thần đạo hoặc Thiên chúa giáo nhưng đám tang lại tổ chức theo nghi lễ đạo Phật. Ở Nhật Bản một người có thể theo một hoặc nhiều đạo. Tuy nhiên, đạo Phật vẫn chiếm số đông tín đồ.

Tính cách nổi bật của người Nhật là trung thành, kỉ luật, tôn kính, lễ phép và lịch sự, yêu nước và giữ gìn danh dự gia đình, tinh tế và nhạy cảm, ôn hòa và độ lượng. Họ rất mê tín, thích các số 3, 5, 7, không thích số 4 và số 9.

Người Nhật rất chú trọng tới trang phục bởi đó là một cách để họ thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Đôi tất là một điểm cần lưu ý, thông thường nam giới đi tất màu đen, màu tối, nữ giới mang tất màu dịu tự nhiên.

Khi giao tiếp, cúi người là một tập quán đặc trưng của người Nhật. Trong nhiều trường hợp như chào hỏi, nhờ vả, xin lỗi, cảm ơn, họ đều cúi người. Thậm chí ngay khi nói chuyện điện thoại một số người cũng có thể bất giác hành động như vậy. Lúc gặp nhau, họ không thường bắt tay nhưng điều này là ngoại lệ khi gặp khách nước ngoài( đây cũng là biểu hiện linh hoạt trong cách ứng xử của người Nhật). Khi nói chuyện, họ thường tránh nhìn thẳng vào đối phương mà nhìn vào một vật nào đó hoặc cúi đầu và nhìn sang bên bởi họ quan niệm nhìn thẳng vào đối phương là thiếu lịch sự và không đúng mực.

Người Nhật có lối sống công nghiệp, lao động hết mình, tuyệt đối trung thành với doanh nghiệp. Họ có tính kỉ luật cao, phục tùng theo thủ lĩnh. Họ cũng chú trọng tới sự ngăn nắp và sạch sẽ ở mức độ tuyệt hảo.

Về thói quen ẩm thực, người Nhật thích các món ăn chế biến từ hải sản, trong bữa ăn thường có cá, thích ăn các món cá tự pha lấy. Về thói quen sinh hoạt, trong phòng ngủ phải để sẵn ít nhất hai loại dép, trong nhà tắm phải có đầy đủ các dụng cụ cá nhân, trong tủ lạnh phải có đồ uống và khi uống nước thì phải rót ra cốc để uống.

Người Nhật rất thích hoa anh đào và hoa cúc. Họ cũng thích màu đỏ và đen nhưng không thích màu vàng.

Người Nhật rất thích tặng quà và cách mà họ quà là cả một nghệ thuật. Họ tặng quà vào dịp lễ tết, khi có tin vui. Lúc tặng quà thường kèm với câu nói: “ Mặc dù nó không có giá trị gì nhưng xin…(ai đó) hãy vui lòng nhận cho”, khi nhận quà thì người nhận không được phép mở quà ngay trước mặt người tặng. Thông thường họ sẽ không bao giờ tặng quà với số lượng là 4 hoặc 9 vì đó là con số kiêng kị của người Nhật.

2.3.1.2. Đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch Nhật Bản

Một số đặc điểm chung:

- Thời gian đi du lịch: nhìn chung người Nhật Bản đi du lịch quanh năm. Tuy nhiên, có một số thời điểm người Nhật đi du lịch nước ngoài đông nhất là:

Dịp đầu năm mới: Tuy người Nhật không được nghỉ năm mới dài ngày nhưng đây là thòi gian có lượng khách du lịch outbound đông. Đặc biệt đối tượng khách du lịch là học sinh, sinh viên khá đông vì các trường của Nhật Bản thường được nghỉ đông từ trước Giáng sinh đến khoảng mùng 10 tháng 1 năm sau mới nhập trường. Ngoài ra người về hưu và người cao tuổi cũng thường đi du lịch dài ngày ở nước ngoài vào thời gian này, nhất là đến các nước phía nam, nơi có khí hậu ấm áp.

Dịp nghỉ xuân tháng 3: Đây là thời gian nghỉ xuân của hầu hết các trường tại Nhật Bản. Nhiều trường có thời gian nghỉ từ giữa tháng 2 và bắt đầu vào năm học mới vào đầu tháng 4. Thòi gian này số lượng học sinh, sinh viên đi du lịch nước ngoài khá đông, nhất là học sinh đã tốt nghiệp cấp1,2,3 và học sinh đã tốt nghiệp đại học. Việc đi du lịch

được coi là một món quà cha mẹ dành cho học sinh chuyển cấp và là sự kiện đánh dấu một bước ngoặt cuộc đời đối với các sinh viên vừa tốt nghiệp đại học.

Dịp nghỉ Tuần lễ vàng đầu tháng 5: Đây có lẽ là thời điểm khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đông nhất do thời gian nghỉ dài (khoảng hơn 1 tuần). Các công ty du lịch đón khách Nhật Bản thường rất vất vả để đón khách vào thời điểm này.

Dịp nghỉ lễ Obon vào tháng 8: Lễ Obon là một trong những ngày lế quan trọng nhất trong năm của người Nhật Bản để tưởng nhớ đến người đã mất. Đây cũng là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội trong nước nhất tại Nhật Bản. Thời gian này, nhiều người lựa chọn việc về quê để nghỉ lễ nhưng cũng có một số lượng lớn người chọn đi du lịch nước ngoài. Ngoài ra đây cũng là thời điểm nghỉ hè của học sinh, sinh viên nên đây cũng là thòi điểm có số lượng khách du lịch outbound lớn trong năm.

Ngoài các thời điểm nêu trên, trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến cuối năm cũng được coi là thời điểm có lượng khách du lịch Nhật Bản đi du lịch nước ngoài đông.

- Sở thích và thói quen: đây là một đặc điểm có vai trò quan trọng, có thể trở thành động cơ tiêu dùng du lịch. Các điểm đến du lịch được du khách Nhật ưa thích như:

Những điểm du lịch lịch sử và những nơi có phong cảnh đẹp: Khách du lịch Nhật Bản thường có xu hướng thỏa mãn sự tò mò của mình thông qua việc tìm hiểu về lịch sử, văn hóa của các điểm đến. Do vậy, họ đặc biệt rất thích những điểm đến du lịch- nơi có bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa hoặc những nơi lưu trữ những dấu tích lịch sử văn hóa như bảo tang, nhà lưu niệm, nhà truyền thống… Trong quá trình tham quan du lịch, khách du lịch Nhật Bản thường hay so sánh sự tương đồng và khác biệt về lịch sử, văn hóa của Nhật cũng như lịch sử, văn hóa của điểm đến. Do có điều kiện tốt về thu nhập nên du khách Nhật Bản cũng thích du lịch đến những điểm du lịch nổi tiếng với phong cảnh đẹp và độc dáo.

Những điển đến với sự thân thiện: Văn hóa Nhật phụ thuộc vào 3 giá trị và nguyên tắc căn bản là Wa- hay sự hài hòa thân thiện, Kao- bộ mặt hay niềm kiêu hãnh và

Omoiyari- với hàm nghĩa sự đồng cảm, thấu cảm và lòng trung thành. Giá trị đầu tiên trong văn hóa Nhật có ảnh hưởng sâu sắc và là nguồn gốc lý giải tại sao người Nhật Bản rất thích các cơ hội giao tiếp và tiếp xúc với người dân địa phương trong hành trình du lịch của mình.

Những địa điểm du lịch ẩm thực đặc biệt: Mặc dù được coi là những thực khách hết sức cẩn thận về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhưng khách du lịch Nhật Bản cũng khá tò mò và rất hứng thú trong việc thưởng thức các hương vị ẩm thực đặc biệt và khác lạ tại các điểm đến du lịch. Hơn thế nữa, họ còn rất thích thú tìm hiểu và học hỏi về nguồn gốc, các thức chế biến và những giá trị ẩn chứa đằng sau vẻ bề ngoài của ẩm thực ở nơi đến.

Những điểm đến với những giá trị về nghệ thuật và thủ công mĩ nghệ: Du khách Nhật yêu thích âm nhạc và các điệu nhảy, múa truyền thống của người dân bản địa. Họ luôn coi âm nhạc là một trong những thành phần chính trong cuộc trải nghiệm lữ hành của họ. Hơn thế nữa họ đặc biệt hứng thú với việc được thưởng lãm, cảm nhận và sở hữu (nếu có thể) các giá trị nghệ thuật, đồ thủ công mỹ nghệ cũng như các chương trình biểu diễn đẳng cấp quốc tế tại các điểm đến. Điều này được lý giải từ một trong các giá trị gốc rễ trong văn hóa Nhật Bản - sự đồng cảm, thấu hiểu.

Những điểm đến với ưu thế về cơ hội mua sắm và hệ thống của hàng bán đồ lưu niệm: Người Nhật có thói quen tặng quà cho nhau vào mọi dịp có thể. Chính vì vậy, tặng quà, đồ lưu niệm cho người thân, bạn bè sau mỗi lần trở về nhà từ những chuyến đi du lịch được coi như là một quy luật bất thành văn. Do đó, các điểm đến có ưu thế về mua sắm và hệ thống các cửa hàng bán đồ lưu niệm luôn thu hút rất đông lượng du khách Nhật. Du khách Nhật có thói quen mua sắm thông thường gấp từ 2 tới 5 lần du khách thông thường khác. Đặc biệt là nữ du khách Nhật có nhu cầu mua sắm rất nhiều do họ là những người chịu trách nhiệm quản lý ngân sách gia đình. Dù là du khách thích mua sắm hàng hiệu hay du khách thích mua sắm những sản phẩm thủ công mỹ nghệ địa phương thì du khách Nhật nói chung thường chọn mua những mặt hàng dễ

khơi gợi cảm xúc của chuyến đi, hay những đồ lưu niệm hiếm có và chưa được nhập khẩu vào Nhật. Khách du lịch Nhật thường có cái nhìn thiếu thiện cảm với những mặt hàng có chất lượng thấp. Họ đặc biệt không thích các mặt hàng được bán bởi những người bán hàng rong. Bởi du khách Nhật thích các mặt hàng dược đề giá cố định hơn là các mặt hàng phải mặc cả.

Ngoài ra các điểm đến với ưu thế cuộc sống về đêm hay điểm đến có các hoạt động ngoài trời hướng tới cộng đồng cũng được du khách Nhật yêu thích. Nếu an toàn và vệ sinh thì những nơi có hoạt động về đêm sinh động sẽ thu hút được rất đông du khách Nhật. Đối với một bộ phận du khách Nhật ( đặc biệt là giới trẻ), họ thường thích đi quán bar hoặc câu lạc bộ đêm sau bữa tối như họ thường làm ở Nhật.

Người Nhật còn đặc biệt thích tham gia vào các hoạt động tình nguyện hướng tới cộng đồng và đây là thói quen họ mang theo suốt quá trình du lịch của họ. Tại các điểm du lịch, khách Nhật thường muốn tham gia vào các hoạt động tình nguyện như làm tuyên truyền, phổ biến văn hóa Nhật Bản, vệ sinh đường phố, trồng cây, tuyên truyền phòng chống bệnh dịch….

- Cách thức đặt tour du lịch của người Nhật: rất đa dạng, phân theo độ tuổi, giới tính... Chẳng hạn, giới trẻ Nhật Bản khi đặt tour thường thích thông qua Internet, trong khi, người đứng tuổi thường có xu hướng đặt qua các hãng lữ hành. Khách du lịch Nhật rất quan tâm tới chất lượng và thương hiệu sản phẩm dịch vụ cũng như các dịch vụ hậu mãi.

- Chi tiêu cho hoạt động du lịch:

+ Thu nhập của người dân Nhật Bản khá cao. Sau khi đã chi tiêu cho các yếu tố cần thiết phục vụ cho cuộc sống hàng ngày thì vẫn còn một lượng tiền khá lớn. Lượng tiền này một phần dành cho dự trữ, một phần dành cho du lịch. Do đó, một phần không nhỏ trong thu nhập của người dân Nhật được dành cho chi tiêu khi đi du lịch.

+ Chi phí dịch chuyển trong chuyến đi: đây là nội dung đầu tiên trong chuyến đi mà người Nhật rất chú tâm. Họ có thể chấp nhận chuyến đi nếu chi phí này rẻ và có thể không để tâm đến việc chi tiêu như thế nào trong suốt phần còn lại của chuyến đi.

+ Khách Nhật Bản chi trả cho hoạt động lưu trú là nhiều nhất nhưng chi tiêu cho mua sắm và ăn uống cũng khá lớn. Điều tra của JNTO cho thấy 50 % khách Nhật Bản thích mua sắm trong các tour du lịch. Đặc biệt châu Á có các có điểm điểm du lịch mua sắm được khách Nhật Bản ưu chuộng, nhưng Việt Nam chưa nằm trong số danh sách đó. Như vậy thị trường khách này có động cơ đi du lịch, có động cơ chi trả thêm và có khả năng chi trả thêm rất lớn. Vì vậy việc kích thích khách chi trả thêm ngoài các dịch vụ cố định sẽ có ý nghĩa nhiều so với việc thu hút số đông các thị trường khách khác có khả năng chi và các động cơ chi trả thấp. Trung bình khách Nhật Bản vào Việt Nam chi tiêu khoảng 112USD/ngày, trong đó 36% chi tiêu cho dịch vụ lưu trú, 21% cho ăn uống, 27% cho các dịch vụ nội địa, 10% cho mua sắm chi cho các dịch vụ và hàng hóa khác.

- Sự an toàn trong chuyến đi: Người Nhật rất quan tâm tới vấn đề an toàn. Trước khi thực hiện một chuyến du lịch học thường đến các phòng tư vấn để tham khảo về vấn đề bảo đảm an toàn cho tính mạng và tài sản của họ. Khi chọn phòng, thông thường, họ lựa chọn khách sạn có đầy đủ các dịch vụ cần thiết và sẽ không chọn các phòng ở tầng một và tầng 2. Trong chuyến du lịch đòi hỏi lưu trú dài ngày, có thể người Nhật thường muốn có bác sĩ riêng đi kèm.

- Đặc điểm của điểm đến: Một số đặc điểm của điểm đến du lịch có thể thu hút du khách Nhật như có phong cảnh đẹp, có nắng, cảnh sắc hấp dẫn, nước biển trong xanh, cát trắng, có thể tắm được quanh năm, có phương tiện sinh hoạt hiện đại và thuận lợi. Họ cũng ưa thích các điểm di tích lịch sử, những điểm đến thân thiện với môi trường, có ẩm thực đặc biệt, có giá trị về nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ, những điểm đến có ưu thế về mua sắm và hệ thống cửa hàng bán đồ lưu niệm…và đặc biệt là những vùng mà người dân bản địa thân thiện.

- Đặc điểm tiêu dùng: Du khách Nhật Bản có thói quen giữ gìn bản sắc dân tộc khi

Một phần của tài liệu phát triển sản phẩm du lịch dựa trên đặc điểm tâm lý khách du lịch nhật bản (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(89 trang)
w