- Theo chiều rộng: Phát triển sản phẩm du lịch theo chiều rộng là sự tăng trưởng ngành du lịch nhờ vào việc tăng các yếu tố đầu vào như cơ sở vật chất, lao động và tài nguyên thiên nhiên.
Cụ thể, việc phát triển sản phát triển sản phẩm du lịch cần được tiến hành theo hướng mở rộng quy mô các sản phẩm du lịch hiệu quả đang được cung cấp trên thị trường du lịch. Đa dạng hóa các loại dịch vụ trong sản phẩm du lịch tích hợp thêm nhiều dịch vụ mới đáp ứng những nhu cầu mới của khách, ngoài ra cũng cần thêm các dịch vụ bổ sung để đáp ứng những nhu cầu cơ bản của khách như ăn uống nghỉ dưỡng vui chơi giải trí. Đầu tư xây dựng về cơ sở vật chất phục vụ cho du lịch tại địa phương như khách sạn nhà hàng khu nghỉ dưỡng, khu chăm sóc sức khỏe vui chơi giải trí, ngoài ra còn các cơ sở vật chất khác không chỉ phục vụ cho du lịch mà còn cho dân sinh như cơ sở y tế , trung tâm điện nước, bãi đỗ xe, trung tâm cứu hộ, đồn cảnh sát…Khai thác tài nguyên thiên nhiên của địa phương để xây dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch mới hấp dẫn mới mẻ hơn.
- Theo chiều sâu: Phát triển sản phẩm du lịch theo chiều sâu là thực hiện tăng trưởng dựa trên việc nâng cao hiệu quả sử dụng của các sản phẩm sẵn có thông qua cải tạo mở rộng, nâng cấp đồng bộ hóa, hiện đại hóa các cơ sở vật chất sẵn có, nâng cấp các sản phẩm du lịch hiện có.
Cụ thể: Mở rộng theo chiều sâu bằng việc doanh nghiệp du lịch cần nâng cao chất lượng cho các sản phẩm cũ về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, thái độ phục vụ và tính chuyên nghiệp của đội ngũ lao động; ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch có nhiều lợi thế, hướng tới gắn việc xây dựng sản phẩm du lịch với việc bán sản phẩm du lịch (tạo ra sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu của thị trường), từng bước tạo các sản phẩm chuyên đề với đặc thù tâm lý từng nhóm khách. Khách du lịch quốc tế có xu hướng thích một số loại sản phẩm du lịch: du lịch công vụ, du lịch sự kiện, du lịch tham quan các di tích trọng điểm và du lịch nghỉ dưỡng biển. Đối với thị trường khách du lịch nội địa, nhóm sản phẩm du lịch hướng đến là du lịch biển, du lịch tham quan di tích lịch sử tìm hiểu văn hóa, du lịch sinh thái cộng đồng và du lịch sự kiện. Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên và văn hóa của từng vùng mà sẽ có thêm các sản phẩm du lịch khác nhau tạo nên nét đẹp và thu hút riêng cho từng vùng. Ngoài ra, mỗi thị trường khách lại có sở thích khách nhau chẳng hạn khách Nhật Bản thích du lịch văn hóa, khách Nga thích du lịch mạo hiểm…Chính vì vậy ngoài tạo các sản phảm chuyên đề cho đối tượng khách nước ngoài và nội địa cũng cần các sản phẩm riêng biệt cho từng nhóm khách theo quốc gia, theo độ tuổi và các sản phẩm chất lượng cho từng nhóm khách thích du lịch biển, du lịch văn hóa, sinh thái, du lịch mạo hiểm và du lịch thể thao. Tuy nhiên để có thể tạo ra các sản phẩm đó, trước hết, các doanh nghiệp du lịch tiến hành việc phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác tổ chức đào tạo, huấn luyện chuyên sâu để mang lại tính chuyên nghiệp, đồng bộ trong quá trình cung cấp sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, ngành Du lịch cần hỗ trợ xây dựng và phát triển hệ thống thương hiệu du lịch riêng cho từng khu vực, từng doanh nghiệp; tổ chức các cuộc thi bình chọn danh hiệu trong ngành du lịch nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, khẳng định thương hiệu du lịch của địa phương nhằm nâng cao vị thế cạnh tranh trong nước và quốc tế như: tổ chức bình xét các doanh nhân tiêu biểu trong lĩnh vực du lịch, các danh hiệu hàng đầu trong lĩnh vực lữ hành, khách sạn, vận chuyển, các khu, điểm dừng nghỉ, các trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch. Chính phủ cần có các giải pháp hỗ trợ phát triển sản phẩm du lịch, trong đó hỗ trợ xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp thị trường mục tiêu trên cơ sở khai thác thế mạnh về tài nguyên du lịch, khai thác đặc trưng du lịch của từng vùng.