Phương hướng phát triển của các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 90)

ở Việt Nam trong thời gian tới

3.2.1.1 Xu hướng phát triển về cơ cấu

DN bán lẻ hoạt động dưới hình thức cửa hàng bán lẻ truyền thống, của hiệu tạp hoá, số lượng vẫn tăng nhưng ỷ trọng giảm dần. Do tập quán tiêu dùng, nhu cầu có khả năng thanh toán của dân nói chung và đặc biệt người tiêu dùng nông thôn nói riêng vẫn lựa chọn cửa hàng bán lẻ truyền thống là nơi mua sắm hàng hoá nên các cửa hàng bán lẻ truyền thống trong thời gian tới vẫn tăng về lượng nhưng tốc độ tăng sẽ chậm hơn.

Doanh nghiệp bán lẻ hoạt động dưới hình thức cửa hàng chuyên kinh doanh sẽ phát triển nhanh về cả số lượng và tỷ trọng .

Do mức độ cạnh tranh ngày càng cao nên doanh nghiệp bán lẻ phải chú ý đi vào chiều sâu chất lượng phục vụ, nên sẽ chỉ tập trung vào một ngành hàng, như cửa hàng chuyên kinh doanh hàng điện tử, điện máy, dây cáp điện, ôtô, xe máy, hàng mỹ phẩm, hàng lương thực... thay vì bán lẻ tổng hợp nhiều ngành hàng, mặt hàng. Sự xuất hiện của loại hình bán lẻ chuyên biệt về dược phẩm, mỹ phẩm, chuyên về hàng điện tử điện máy... được tổ chức thành chuỗi cửa hàng; phản ánh xu hướng tiêu dùng của các nước đang chuyển dịch từ việc phần lớn dành thu nhập cho việc mua thực phẩm và các mặt hàng thiết yếu sang tiêu dùng

87 87

mặt hàng cao cấp và có giá trị cao hơn như hàng điện từ, mỹ phẩm và dược phẩm.

Mức thu nhập tăng lên, người tiêu dùng đang có xu hướng trang trí nội thất hơn nhiều so với những năm trước. Thêm vào đó thị trường phát triển hơn, với việc kích cỡ đang dần co lại, các hội gia đình nhỏ hơn hoặc chỉ có một người mà chủ hộ lại là giới trẻ đi làm lại có xu hướng cởi mở hơn trong việc mua sắm nội thất để trang trí cho ngôi nhà. Điều này đã dẫn đến những viễn cảnh tươi sáng hơn cho các cửa hàng chuyên kinh doanh đồ dùng sửa chữa nhà cũng như cửa hàng bán đồ nội thất.

Loại hình nhà sách và trung tâm thương mại đang hạn chế khách hàng. Bản chất của loại hình nhà sách đã cgi thấy giới hạn trong các cơ hội đổi mới về trưng bày và bố trí cửa hàng.

Siêu thị, cửa hàng tiện lợi ngày càng chiếm ưu thế đặc biệt là ở các thành phố. Đến năm 2010, tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại như trung tâm thương mại, siêu thị mạng lưới cửa hàng tiện lợi ... đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng. Đây là một mục tiêu quan trọng được nêu ra trong đề án phát triển thương mại thị trường trong nước đến năm 2010 và định huớng đến năm 2020 vừa mới được thủ tướng phê duyệt.

Kết quả cuộc điều tra về chân dung người tiêu dùng hiện đại do báo Sài gòn tiếp thị tổ chức năm 2006 vừa qua cho thấy, ngày càng có nhiều khách hàng thành thị chọn siêu thị làm địa điểm mua sắm chính cho gia đình vì các lý do: tiện lợi, sạch sẽ và không phải trả giá. Nếu như trước đây loại hình chợ truyền thống và các cửa hàng nhỏ chiếm ưu thế khi bám vào mặt tiền của các con phố thì nay chính nó đang gây khó cho thị trường. Yếu tố " mặt tiền" đang dần không còn có lợi thế do phong cách tiêu dùng thay đổi khi các trung tâm thương mại, siêu thị mọc lên tại các khu vực ngoại đô hay cả khu vực ngoại vi. Hiện nay khoảng 40% lượng hàng hoá đến với người tiêu dùng trong nước qua hệ thống chợ, 44% hàng hoá qua các hệ thống các cửa hàng bán lẻ truyền thống, còn hàng

88 88

hoá qua hệ thống phân phối hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện lợi...) mới chỉ chiếm 10%; còn lại 6% là do nhà sản xuất trực tiếp bán thẳng. Việt Nam có 9.266 chợ và 18.000 cửa hàng mặt tiền nhỏ, hình thức mua sắm truyền thống chiếm phần lớn tổng doanh thu bán lẻ, nhưng đang có chuyển mạnh sang mô hình kinh doanh bán lẻ hiện đại. Nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và hai trung tâm thương mại, thì năm 2007, có ít nhất 140 siêu thị và đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và 1 triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển. Số lượng các cửa hàng mặt tiền cũng đang được giảm do nâng cấp thành các trung tâm thương mại. Chẳng hạn, nghiên cứu kênh phân phối hiện tại (siêu thị, các chuỗi cửa hàng tiện dụng,...) ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh cho thấy kênh phân phối này tăng lên từ 18% trong năm 2004 lên 23% năm 2005 so với kênh phân phối truyền thống ( chợ, cửa hàng thực phẩm, người bán dạo,...) đang giảm từ 82% xuống 77%. Các chuyên gia dự báo rằng xu hướng này còn tiếp tục tăng mạnh trong những năm tới khi càng có nhiều tập đoàn bán lẻ đến Việt Nam.

Nhưng phát triển siêu thị ở nước ta hiện nay cũng không thể phát triển nhanh, không thể thay thế cửa hàng bán lẻ truyền thống bởi các lý do sau: Một địa chỉ để để đầu tư đại siêu thị hoặc trung tâm thương mại bán lẻ phải có diện tích tối thiểu là 3 hecta, quy mô dân số tại chỗ là 100.000 người (chưa kể các vùng lân cận), đạt quy mô phục vụ 150.000 dân trở lên có 60.000-80.000 mặt hàng cùng có đìeu kiện giao thông thuận tiện.

- Những DN bán lẻ vừa và nhỏ có những phương thức kinh doanh mới - kinh doanh qua mạng sẽ hình thành và phát triển.

Do sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của công nghệ thông tin và thương mại điện tử trên thế giới. Ngày nay một số nơi trên thế giới đã phát triển mạnh thương mại điện tử trên thế giới. Người tiêu dùng khi mua hàng không cần trực tiếp đến các cửa hàng chọn hành mà chỉ việc ngồi nhà vào mạng internet, tra tìm các cửa hàng kinh doanh ảo để chọn hàng và mua hàng. Hình thức này hiện nay

89 89

đã được một số doanh nghiệp thí điểm thực hiện trong thời gian không xa nữa khi mà cơ sở hạ tầng cho việc phát triển hình thức thương mại này được đảm bảo thuận tiện (các cơ sở pháp lý, cơ sở thanh toán) thì sẽ có nhiều doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào hình thức này. Trong 10 năm tới, xu hướng tiếp thị sản phẩm hầu như thực hiện qua mạng cá nhân, theo đánh giá của nhóm nghiên cứu bán lẻ IBM Đông Nam á, các DN trong nước cần đầu tư công nghệ hỗ trợ thanh toán để loại bỏ chi phí không đáng có ra khỏi giá thành và áp dụng kênh kinh doanh qua mạng.

- Phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hoá.

Đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu sau đây:

+ Các tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá chuyên ngành; + Các tập đoàn, công ty mẹ - con kinh doanh hàng hoá tổng hợp; + Các công ty thương mại bán lẻ hiện đại;

+ Các công ty thương mại bán buôn hiên đại; + Các công ty kinh doanh dịch vụ logistics;

+ Các công ty (hoặc hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ;

+ Các công ty cổ phần sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm;

+ Các hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn; + Các hộ kinh doanh thương mại.

- Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước).

90 90 3.2.2.2 Xu hướng phát triển về chất

Từ khi Việt Nam hội nhập kinh tế thế giới nhất là khi Việt Nam gia nhập WTO, mạng lưới bán lẻ nói chung và các hộ kinh doanh thương mại nói riêng, cũng có nhiều thay đổi về chất, các DN kinh doanh thương mại đã nhìn nhận được yếu tố cạnh tranh mới trong kinh doanh là không những phải cạnh tranh với các DN bán lẻ trong nước mà còn phải cạnh tranh với các đại gia bán lẻ nước ngoài, với các phương thức kinh doanh hiện đại hơn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng lên của người tiêu dùng. Do đó muốn tồn tại và phát triển được không còn cách nào khác là các DN kinh doanh bán lẻ phải có những thay đổi về chiến lược kinh doanh của mình và học hỏi các phương thức kinh doanh mới, để tăng chất lượng dịch vụ kinh doanh thương mại của mình.

- Các doanh nghiệp bán lẻ trong nước sẽ tăng cường quan hệ hợp tác liên kết với nhau và với doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

Trong cơ chế thị trường và đặc biệt là khi nước ta mở cửa thị trường bán lẻ thì sự cạnh tranh giữa các DN bán lẻ vừa và nhỏ trên thị trường Việt Nam ngày càng gay gắt, để tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp mình thì buộc các DN bán lẻ vừa và nhỏ trong nước không chỉ tăng cường sự hợp tác liên kết với nhau mà còn phải hợp tác liên kết với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài.

- Các DN bán lẻ vừa và nhỏ trong nước sẽ tăng cường quan hệ hợp tác liên kết với các nhà sản xuất

Để có nguồn hàng kinh doanh ổn định về số lượng cung như chất lượng kinh nghiệm của Metro thì các DN bán lẻ vừa và nhỏ Việt Nam trong thời gian tới sẽ phải quan tâm nhiều đến việc xây dựng mối liên kết hợp tác với các nhà sản xuất.

- Hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp bán lẻ sẽ diễn ra.

Cũng giống như trên thế giới khi thị trường bán lẻ Việt Nam bước vào giai đoạn cạnh tranh khốc liệt, để tăng cướng khả năng cạnh tranh thì sẽ có hiện

91 91

tượng mua bán, sáp nhập DN bán lẻ vừa và nhỏ, sẽ có những DN được bán đi, sẽ có một số doanh nghiệp nhỏ được sáp nhập lại thành một DN lớn.

3.2.2.3 Phát triển về lượng

Kinh tế phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8%/năm, Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế ở Châu á, điều này thu hút sự quan tâm của DN bán lẻ vừa và nhỏ trong và ngoài nước. Việt Nam phấn đấu để đến năm 2010 ra khỏi tình trạng nước thu nhập thấp, vươn lên đạt mức thu nhập trung bình và dần dần trở thành nước có trình độ phát triển cao hơn, trong đó ngành dịch vụ bán lẻ có một vai trò quan trọng, tác động trực tiếp đến hàng triệu dân, ảnh hưởng đến GDP, vì vậy cần tập trung chính sách vĩ mô để phát triển. Khi kinh tế phát triển thì cuộc sống người dân cũng được nâng cao, nhu cầu sống cũng cao hơn, từ đó cơ hội đầu tư xây dựng hệ thống bán lẻ cũng không nhỏ. Mặc dù những năm qua, mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại phát triển khá nhân tại khắp các khu vực trung tâm kinh tế lớn của cả nước, song tình hình thực tế, địa điểm kinh doanh vẫn không đáp ứng được so với nhu cầu. Với việc đầu tư ồ ạt vào thị trường bán lẻ ở nước ta đã làm tăng thêm sức nóng của thị trường mặt bằng bán lẻ.

Bên cạnh đó, từ nay đến năm 2015, dự kiến cả nước sẽ thành lập mới thêm 110 khu công nghiệp với tổng diện tích là 26.000 ha. Do đó, không chỉ các lĩnh vực xây dựng nhà ở, điểm bán lẻ, công trình thương mại... mà ngừơi đầu tư bất động sản ở Việt Nam còn có thêm một cơ hội đó là đầu tư vào các khu kinh tế, khu công nghệ. Ngược lại, khi kinh tế phát triển nhanh nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dân số trẻ (đối tượng có nhu cầu mua sắm lớn), sự gia tăng tầng lớp trung lưu là cơ sở vững chắc hứa hẹn đem lại lợi nhuận cho thị trường bán lẻ tại nước ta. Kinh tế phát triển, đường giao thông được mở rộng đến vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nhiều dân cư mới đang được hình thành, nhiều trung tâm thương mại, nhiều chợ đang được xây dựng đó là những cơ sở phát triển tăng lên về số lượng hộ kinh doanh thương mại trong thời gian tới.

92 92

Đối với lĩnh vực thương mại. Năm 2007 được đánh giá là năm bản lề cho ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam, chuẩn bị những bước đi cần thiết để sẵn sàng hội nhập và thực hiện cam kết mở cửa thị trường. Trong bối cảnh này, các

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)