và nhỏ
Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các DN bán lẻ nhỏ và vừa thể hiện trên nhiều mặt và được đo bằng các chỉ tiêu như: Lợi nhuận trên vốn, lợi nhuận trên doanh thu. Tuy nhiên ngoài chỉ tiêu này, cần tính đến chỉ tiêu hiệu quả của các DN bán lẻ vừa và nhỏ làm cho nền kinh tế năng động và hiệu quả hơn.
Hiệu quả kinh doanh của các DN Việt Nam nói chung và DN bán lẻ vừa và nhỏ nói riêng tuy chưa cao nhưng đã được cải thiện hơn trước đây. Tuy nhiên, nếu so sánh một cách tổng thể thì chỉ tiêu hiệu quả của DN bán lẻ vừa và nhỏ còn thấp. Điều
48 48
này có thể lý giải tính hiệu quả dựa vào quy mô - khi quy mô quá bé thì hiệu quả không cao và hiệu quả kinh doanh dựa vào từng ngành trên từng lĩnh vực cũng khác nhau.
Bảng 2.5. Doanh thu, tăng trưởng lợi nhuận bình quân
Doanh thu BQ 1 DN (tr.đ) Trị giá vốn hoa hồng bán ra bình quân 1 DN (tr.đ)
Tăng trưởng lợi nhuận bình quân
01- 06 (%)
Phân theo mặt hàng kinh doanh 44.371 40.570 13
Kinh doanh tổng hợp 117.509 114.356 6
Lương thực, thực phẩm 21.592 22.513 14
Hàng may mặc, túi xách, giày dép 161.773 124.962 12
Điện, điện tử 33.381 26.058 12
Nội thất 18.523 16.872 9
Vật phẩm văn hoá, giáo dục 2.832 1.689 5
Thuốc chữa bệnh 33.066 2.588 15
Vật liệu xây dựng 23.407 45.426 12
Phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) 30.479 46.639 15 Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông
nghiệp 5.244 4.136 11
Xăng dầu các loại 68.337 68.539 15
Nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) 161.872 153.133 5
Hàng hoá khác 46.267 33.626 9
(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)
Doanh thu bình quân 1 DN năm 2006 ước tính là 44,4 tỷ đồng, tỷ lệ doanh thu trên 1 đồng vốn cao nhất hay vốn quay vòng nhiều nhất thuộc về các DN kinh doanh tổng hợp, DN kinh doanh vận tải hành khách 7 lần, DN kinh doanh lương thực, thực phẩm (6 lần).
49 49
Tăng trưởng lợi nhuận bình quân 5 năm (2001- 2006) là 13%, trong đó mặt hàng lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, phương tiện đi lại mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân cao (14-15%), còn DN kinh doanh có mức tăng trưởng lợi nhuận bình quân thấp hơn (6%).
Tuy nhiên, tình hình kinh doanh của các DN đang bị ảnh hưởng của "lạm phát chi phí đẩy" hay còn gọi là "lạm phát chung": lạm phát do chi phí sản xuất kinh doanh đẩy nhanh hơn tăng nhanh hơn năng suất lao động. Mức chi phí này chủ yếu là do gia tăng chi phí đầu vào gắn với tăng giá nguyên nhiên vật liệu nhập ngoại, do công nghệ cũ kỹ và thể chế quản lý lạc hậu, cũng như việc tăng tiền lương... ảnh hưởng tới nguồn hàng.
Tăng trưởng lợi nhuận bình quân 5 năm (2001-2006) là 13%, trong đó mặt hàng lương thực thực phẩm, thuốc chữa bệnh, xăng dầu, phương tiện đi lại có tăng trưởng lợi nhuận bình quân cao (14-15%), trong khi đó kinh doanh tổng hợp tăng trưởng lợi nhuận bình quân lại thấp (6%).
Theo quy mô DN, DN có số lao động từ 10 đến dưới 50 lao động có tỷ lệ lợi nhuận bình quân 5 năm 2001-2006 là 15%, trong khi đó DN siêu nhỏ (có dưới 10 lao động) tỷ lệ lợi nhuận là 11% còn DN vừa từ 50 trở lên tỷ lệ chỉ là 6- 11%, cụ thể: + Dưới 10 lao động 11% + Từ 10 đến dưới 50 lao dộng 15% + Từ 20 đến dưới 30 lao dộng 16% + Từ 30 đến dưới 50 lao dộng 13% + Từ 50 đến dưới 100 lao dộng 10% + Từ 100 đến dưới 150 lao dộng 6% + Trên 150 lao động 10%
Từ kết quả điều tra cho thấy các DN bán lẻ quy mô nhỏ (từ 10 đến 50 lao động) hoạt động khá hiệu quả.
50 50
Trong quá trình hoạt động kinh doanh các DN luôn luôn phải có kế hoạch phát triển sản phẩm và thị trường mới trong tương lai. Để có thể thực hiện được chiến lược kinh doanh dài hạn các DN bán lẻ vừa và nhỏ cũng phải có những dự tính chi tiết để phát huy doanh thu trong kỳ. DN cần phải tính toán toán giữa doanh thu, lợi nhuận thu được so với chi phí sản xuất ra một cách chính xác và nhanh chống qua các thời kỳ kinh doanh. Tính được nhân tố này DN đã có một sơ sở lý luận căn bản nhất để phát triển cho hoạt động và dựa trên đó có thể đưa ra những quyết định đúng đắn. Những lựa chọn đúng đắn trong kinh doanh là hết sức cần thiết để có thể cạnh tranh với những đối thủ kinh doanh khác trên thị trường.