Theo cam kết sau gia nhập WTO thì từ ngày 1/1/2009 Chính phủ Việt Nam sẽ cho phép thành lập các DN bán lẻ 100% vốn nước ngoài. Mở cửa thị trường bán lẻ gắn liền với nó là sự cạnh tranh khốc liệt. Đặc biệt là cuộc cạnh tranh giữa các DN trong nước và DN nước ngoài.
Theo Bộ công thương, hiện nay DN phân phối bán lẻ nước ngoài đã và đang làm thủ tục để thành lập DN, đây là bước khởi đầu thị trường bán lẻ đáng mừng song cũng khiến cho các DN bán lẻ vừa và nhỏ trong nước không khỏi lo lắng. Chính vì vậy giải pháp đặt ra hiện nay là các DN bán lẻ vừa và nhỏ cần phải vươn lên một cách mạnh mẽ và quyết liệt thay đổi phươnh thức kinh doanh, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng... và nhằm thu hút ngày càng đông người tiêu dùng nội địa nói chung và người tiêu dùng bên ngoài nói riêng. Quy mô thị trường bán lẻ của Việt Nam năm 2007 khoảng 20 tỷ USD và đạt tốc độ tăng trường 8%/năm. Kênh bán lẻ hiện nay có tỷ trọng 13%, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng bình quân các năm rất cao khoảng 30%. Riêng TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, kênh bán lẻ hiện đại có tỷ trong khoảng 28% (năm 2008) và dự kiến
64 64
37% năm 2010. Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn khoảng 86 triệu dân, dân số trẻ với khoảng 65% dân số trong độ tuổi lao động, và thu nhập của người dân càng cao. Do vậy thị hiếu tiêu dùng của nhóm người này cũng đòi hỏi chính bản thân các DN phải đáp ứng được trong thời gian tới là lớn. DN bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam có lợi thế là được một thị trường tiêu thụ lớn cộng với những am hiểu nhất định về thói quen tiêu dùng hay phong tục tập quán của các vùng miền do vậy việc tiếp cận là không khó khăn. Ngoài ra ở Việt Nam thì mạng lưới bán lẻ được phân phối rộng từ khắp các vùng miền và ở tận những địa hình phức tạp. Nên đây cũng có thể coi là một lợi thế cho DN bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam đó là khi quảng cáo hay tiếp thị các sản phẩm thì được phổ biến rộng rãi, nhưng khó khăn nếu như bản thân DN này không biết phân định theo nhóm tiêu dùng và theo vùng bởi mỗi nơi sẽ có những cách tiếp cận đối với sản phẩm là khác nhau. Và khi Việt Nam gia nhập thị trường quốc tế thì việc học hỏi kinh nghiệm tiên tiến của các DN lớn, các tập đoàn kinh tế đã có những bước phát triển cao là rất dễ. DN có thể tận dụng lợi thể này kết hợp với những tiềm năng sẵn có để nâng cao năng lực cạnh tranh cho mình trên thương trường. Tuy nhiên, để sản phẩm và tên tuổi của DN đến được với người tiêu dùng thì lại không dễ, các DN bán lẻ vừa và nhỏ phải đặt ra những chiến lược và kế hoạch cụ thể. Thực tế hiện nay, số DN quan tâm đến tiếp thị quảng cáo sản phẩm của mình ra thị trường là rất ít. Và nếu có quảng cáo cũng chưa mang tính chuyên nghiệp và không đem lại hiệu quả cao để cho người tiêu dùng luôn nghĩ và luôn dùng đến sản phẩm của mình. Các dịch vụ hậu mãi thực hiện còn chưa nhiều lại thiếu tính chuyên nghiệp, hệ thống hậu cần như xe chuyên dùng, kho bãi ... còn rời rạc, thiếu đồng bộ và không đạt chuẩn,... Việc thực hiện các chính sách sau bán hàng thiếu sự quan tâm và không bài bản. Trong khi các DN nước ngoài rất chú trọng đến vấn đề này. Điều này sẽ đưa đến khó khăn cho các DN bán lẻ vừa và nhỏ trong nước. Vì lúc này theo tâm lý tiêu dùng, người mua sẽ tìm đến nơi mà họ cảm thấy giá trị họ bỏ ra để có được sản phẩm để tiêu dùng là xứng đáng. Nếu không làm tốt
65 65
dịch vụ hậu mãi sau bán hàng thì thị trường bán lẻ nói chung và các DN bán lẻ vừa và nhỏ nói riêng sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Hệ thống từ quảng cáo, tiếp thị cho tới các dịch vụ hậu mãi của các DN bán lẻ vừa và nhỏ thực sự chưa hoạt động có hiệu quả, chưa tạo dựng được một hệ thống đồng bộ khép kín.
Hiện nay, theo số liệu thống kê tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trong tháng của năm 2008 chỉ đạt mức tăng 6% với cùng kỳ năm trước, thấp hơn nhiều so với kỳ vọng là khoảng 27% (năm 2007 tổng mức lưu chuyển hàng hoá tăng 22% so với năm 2006), điều này xuất phát từ việc nền kinh tế khó khăn nên người dấn cắt giảm chi tiêu. Do vậy thị trường bán lẻ cũng gặp không ít khó khăn. Chính vì vậy đòi hỏi các DN bán lẻ vừa và nhỏ phải hoạch định và có chiến lược kinh doanh, chiến lược Marketing một cách chuyên nghiệp,... để tạo niềm tin với khách hàng.
* Tình hình sử dụng dịch vụ
Số các DN cho biết có sử dụng các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh tương đối ít, điều này cũng cho thấy, việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ công tác kinh doanh của các DN còn yếu. Do đó có thể thấy việc kinh doanh của các DN chưa có bài bản, các DN này chưa nhìn thấy lợi ích lâu dài của việc sử dụng các loại dịch vụ. Đây cũng có thể là do khả năng tài chính có hạn, hoặc do quy mô DN còn nhỏ, nghiệp vụ kinh doanh phát sinh còn đơn giản, hoặc còn do DN chưa biết là có
91 38 47 41 526 579 570 576 0 100 200 300 400 500 600 700
66 66
loại dịch vụ này, nên các DN chưa quan tâm đến việc sử dụng các loại dịch vụ hỗ trợ.
Hình 2.5. Tình hình sử dụng dịch vụ
(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)
Dịch vụ được nhiều DN sử dụng đó là; dịch vụ thông tin và xúc tiến thương mại là phổ biến nhất 91 ý kiến (chiếm 14,7%), kế đến là dịch vụ kiểm toán 47 ý kiến (chiếm 7,6%), dịch vụ tư vấn luật 41 ý kiến (chiếm 6,6%) và cuối cùng là dịch vụ tư vấn về công nghệ 38 ý kiến (chiếm 6,2%).
Bảng 2.13. Tình hình sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp
Thông tin TT và XTTM Dịch vụ tư vấn về CN Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ tư vấn luật % % % % Tổng số ý kiến 91 14.7 38 6.2 47 7.6 41 6.6 Trong đó: Kinh doanh tổng hợp 15 17.4 10 11.6 14 16.3 8 9.3 Lương thực, thực phẩm 5 20.0 2 8.0 2 8.0
Hàng may mặc, túi xách, giày dép 8 25.8 1 3.2 3 9.7 3 9.7
Điện, điện tử 26 14.9 14 8.0 7 4.0 11 6.3
Nội thất 2 6.5 1 3.2 1 3.2
Vật phẩm văn hoá, giáo dục 1 6.7 1 6.7
Thuốc chữa bệnh 3 30.0 1 10.0 1 10.0
Vật liệu xây dựng 13 20.3 2 3.1 5 7.8 4 6.3
Phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) 3 9.1 2 6.1 1 3.0
Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư NN 12 30.8 2 5.1 3 7.7 5 12.8
Xăng dầu các loại 1 4.5 5 22.7 2 9.1
67 67
Hàng hoá khác 2 2.5 2 2.5 4 5.0 6 7.5
(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)
Mức độ sử dụng các dịch vụ hỗ trợ phân theo ngành hàng có khác nhau, tỷ lệ DN sử dụng nhiều dịch vụ là DN kinh doanh tổng hợp, DN kinh doanh phân bón thuốc trừ sâu, hàng may mặc sử dụng dịch vụ thông tin thị trường và xúc tiến thương mại nhiều nhất, DN kinh doanh tổng hợp, xăng dầu sử dụng dịch vụ kiểm toán nhiều nhất.
Nếu theo quy mô DN, tỷ lệ sử dụng dịch vụ khác nhau khá lớn, Các DN qui mô nhỏ dưới 10 lao động có tỷ lệ sử dụng các dịch vụ rất thấp, ngược lại các DN có qui mô lớn (trên 100 lao động) có tỷ lệ sử dụng các loại dịch vụ cao hơn:
Bảng 2.14. Tình hình sử dụng dịch vụ theo quy mô doanh nghiệp
Tỷ lệ sử dụng dịch vụ theo qui mô doanh nghiệp (%): Thông tin TT và XTTM Dịch vụ tư vấn về CN Dịch vụ kiểm toán Dịch vụ tư vấn luật Dưới 10 lao động 8.1 3.7 4.8 4.0 Từ 10 đến dưới 20 lao dộng 14.1 5.3 4.1 4.7 Từ 20 đến dưới 30 lao dộng 23.8 9.5 9.5 7.1 Từ 30 đến dưới 50 lao dộng 25.6 5.1 10.3 12.8 Từ 50 đến dưới 70 lao dộng 41.2 11.8 17.6 29.4 Từ 70 đến dưới 100 lao dộng 30.0 40.0 30.0 10.0 Từ 100 đến dưới 150 lao dộng 36.4 36.4 18.2 9.1 Trên 150 lao động 30.8 46.2 46.2 30.8
(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)