Ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức gia nhập WTO, là một ngày lịch sử của đất nước. Sự kiện này đã tác động rất lớn đến các doanh nghiệp phân phối bán lẻ và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng.
Sau khi ra nhập WTO, các doanh nghiệp đã xây dựng được mạng lưới bán lẻ văn minh và hiện đại hơn trước nhiều. Siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng giá rẻ, cửa hàng nhượng quyền, cửa hàng tự chọn, cửa hàng phức hợp, trung tâm mua sắm… sánh vai về tiêu chuẩn với các nước mọc lên khắp nơi. Song không vì thế mà nó đã đáp ứng được tất cả các tiêu chuẩn quốc tế. Xét về các tiêu chí như vị trí, quy mô diện tích, thiết kế, xây dựng, trang thiết bị nội, ngoại thất, tiện nghi vận hành, hàng hoá, giá cả, dịch vụ kinh doanh, dịch vụ khách hàng…, các mô hình này chưa hội đủ những tiêu chuẩn là cơ sở
35 35 bán lẻ văn minh.
Ngày 1/9/2009 Việt Nam đã chính thức mở cửa thị trường bán lẻ, cũng chính là thời điểm mà các doanh nghiệp nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các doanh nghiệp nước ngoài như Metro Cash & Carry (Đức), Walmart (Mỹ), Big C của Bourbon (Pháp)… với tiềm lực tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, tính chuyên nghiệp cao, có khả năng cung cấp hàng hóa rộng khắp với mức giá hấp dẫn đang chiếm lĩnh thị trường hiện đại. Cuối năm 2008, NPP và bán lẻ điện tử Best Denki (Nhật Bản) thông qua hợp đồng nhượng quyền của Carings, đã đi vào hoạt động với siêu thị điện máy tại tòa nhà Lotte ở quận 7, TP Hồ Chí Minh. Đến đầu năm 2009, Tập đoàn Metro (Đức) đã xây dựng 8 trung tâm phân phối hàng hóa tại các thành phố lớn trên cả nước… Trong khi đó, phần lớn các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam với quy mô vốn ít và năng lực cạnh tranh kém, do phần lớn các doanh nghiệp đều phát triển từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ mà lên. Do vậy, phần lớn ý kiến đều cho rằng các DN phân phối Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn để cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài.