Thực trạng chung của các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 39)

Theo Tạp chí cộng sản điện tử - Thị trường bán lẻ Việt Nam được đánh giá cao bởi yếu tố đông dân, với gần 90 triệu người và đang đứng thứ 13 trên thế giới, lại có nền kinh tế đang có mức tăng trưởng khá, thu nhập bình quân đầu người (GDP) vượt ngưỡng 1.000 USD và nền chính trị ổn định, đã trải qua hơn 20 năm đổi mới… Bởi vậy, Việt Nam là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong năm 2008, được đánh giá là vượt cả ấn Độ, Trung Quốc, Nga.

Trong năm 2004 - 2005 chi tiêu của người dân Việt Nam tăng 16-18,5%, chi tiêu bình quân đầu người đạt 5,7 triệu đồng (gấp đôi so với mức 2,8 triệu đồng của năm 2000). Doanh số bán lẻ tăng 20%, đạt 335 nghìn đồng (tương đương 21 tỉ USD). Tốc độ tăng trưởng trung bình của ngành đạt 15 - 20%/năm. Tính đến năm 2007, tổng doanh thu bán lẻ đã đạt 44 tỷ USD, tăng 25% so với

36 36

2006, 11 tháng 2008 tăng trên 30,7% so với cùng kỳ năm 2007.

Tính đến cuối năm 2005, cả nước có 9.063 chợ; trong đó 6.788 chợ ở nông thôn và 2.275 chợ ở khu vực thành thị. Cũng tính đến năm 2005, cả nước có trên 200 siêu thị, 30 trung tâm thương mại và khoảng 1.000 cửa hàng tiện lợi hoạt động tại 30/64 tỉnh, thành, phần lớn tập trung ở Hà Nội (50) và thành phố Hồ Chí Minh (60). Những năm gần đây số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh chóng. Đến nay Vịệt Nam có 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện ích. Dự kiến năm 2010 số siêu thị, trung tâm thương mại tăng lần lượt là 62,5% và 150%.

Đáng chú ý là các Tập đoàn bán lẻ lớn của nước ngoài cũng đã có mặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Seiyu, Parkson (Malaysia). Số siêu thị và Trung tâm thương mại liên doanh với nước ngoài chưa đến 10% nhưng lượng hàng hoá lưu thông rất lớn (khoảng 60%).

Tuy nhiên, hệ thống phân phối và bán lẻ tại Việt Nam còn nhiều yếu kém. Những yếu kém này được bộc lộ ở nhiều mặt. Nhìn tổng quát, hệ thống thương mại bán lẻ của nước ta hiện nay còn mang nặng tính đại lý. Hình thức này tuy có thuận lợi là cần ít vốn, phát huy lợi thế lao động dồi dào về số lượng, còn thấp về trình độ kinh doanh, còn thiếu thốn về địa điểm kinh doanh, ít bị rủi ro... nhưng bản chất là “đi làm thuê” nên hoạt động phụ thuộc rất nhiều vào bên cung cấp, lợi nhuận thu được rất nhỏ bé.

Một yếu kém khác là hệ thống bán lẻ của Việt Nam sau khi chuyển đổi từ hệ thống cửa hàng mậu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán mang nặng tính phân phối theo định lượng, tem phiếu của thời bao cấp sang cơ chế thị trường, được bung ra, nhưng lại mang nặng tính tự phát, cạnh tranh với nhau nhưng thiếu lành mạnh, phong cách bán hàng chưa thoát khỏi tâm lý của người buôn bán nhỏ; tình trạng mất vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn gian bán lận, bán hàng giả, trốn thuế, không niêm yết giá, nói thách... diễn ra khá phổ biến. Đó là chưa kể tình trạng buôn bán theo kiểu chụp giật, nâng giá theo kiểu "té nước theo

37 37

mưa" mỗi khi Nhà nước buộc phải nâng giá như mấy đợt nâng giá xăng dầu trong thời gian qua, hoặc găm hàng chờ tăng giá, lạm dụng vị thế độc quyền nhà nước...

Ngoài ra, hiện nay Việt Nam cũng đang rất thiếu các chuyên gia cao cấp để quản lý và điều hành những doanh nghiệp tầm cỡ trong ngành phân phối bán lẻ. Mặt khác, tính chuyên nghiệp của hệ thống phân phối trong nước hiện rất yếu, thể hiện ở việc tổ chức hệ thống phân phối ở từng địa phương, khu vực và toàn quốc chưa đồng bộ, chặt chẽ từ khâu thu mua kiểm định, sơ chế đến đóng gói và bán ra. Công tác xúc tiến thương mại, dự báo thông tin thị trường… chưa được quan tâm và chưa chuyên nghiệp, hơn 60% đơn vị kinh doanh chưa sử dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý và kinh doanh, khoảng 20% mới xây dựng được trang web ở mức độ đơn giản … Trong khi các nhà bán lẻ nội địa chạy đua từng ngày một để mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường, thì các nhà quản lý vẫn còn ngồi vạch kế hoạch quy hoạch mạng lưới.

Một điểm nữa là các doanh nghiệp dịch vụ phân phối trong nước thiếu sự liên kết chiến lược giữa Nhà sản xuất – Nhà phân phối – Nhà bán lẻ để tạo ra các chuỗi cung ứng. Đặc biệt là tính chủ động trong hợp tác liên kết, liên doanh để thu mua, tiêu thụ hàng hoá còn rời rạc, liên kết giữa sản xuất với sản xuất, giữa sản xuất với kinh doanh chưa có sự phân công trách nhiệm rõ ràng.

Nhìn chung, cơ hội phát triển hệ thống phân phối và bán lẻ ở Việt Nam còn rất lớn. Trong những năm qua, mặc dù đã có những chuyển biến tích cực sau một thời gian dài bị “khoá” nhưng hệ thống phân phối và bán lẻ ở nước ta vẫn còn nhiều lạc hậu, manh mún. Kênh mua sắm truyền thống vẫn chiếm tỉ lệ khá cao (85%), các nhà phân phối và bán lẻ trong nước thiếu sự liên kết, công nghệ quản lý thấp.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)