Bối cảnh kinh tế ngoài nước

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 78)

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế có tác động lớn tới các DN bán lẻ vừa và nhỏ. Sự tác động đó trực tiếp và đa dạng. Đối với các DN sử dụng sản phẩm nhập khẩu làm đầu vào, việc cắt giảm thuế quan cho phép họ có nhiều sự lựa chọn hơn nhờ vậy có thể tiết kiệm nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Các DN xuất khẩu thì được lợi từ thị trường rộng lớn mà họ có thể tiếp cận. Ngược lại, đối với DN có năng lực cạnh tranh thấp và kinh doanh các sản phẩm thay thế nhập khẩu, việc cắt giảm thuế gây sức ép cạnh tranh gay gắt có thể dẫn tới nguy cơ thu hẹp thị phần, thậm chí phá sản. Dưới đây có thể nêu ra những cơ hội và thách thức từ những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam

3.1.1.1 Những cơ hội của hội nhập kinh tế quốc tế đối với DN bán lẻ vừa và nhỏ.

Một là, mở rộng thị trường cho DN. Trong nền kinh tế hiện đại, mở rộng thị trường tiêu thụ và thị trường yếu tố đầu vào là vấn đề quan trọng đối với DN. Việc ký kết các hiệp định song phương và hiệp định đa phương về mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư cũng như gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực như ASEAN, APEC và đặc biệt WTO đã tạo điều kiện cho các DN này mở rộng thị trường sang các nước thành viên. Việc gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam được đối xử bình đẳng theo nguyên tắc đãi ngộ tối huệ quốc (MNF) – theo Diễn đàn doanh nghiệp [21] : đãi ngộ tối huệ quốc là việc một bên ký kết hiện tại và tương lai dành cho bên ký kết kia những đãi ngộ và miễn trừ đã dành cho bất kỳ bên thứ ba khác. Theo Hiệp

75 75

định WTO, các nước thành viên không được đối xử phân biệt bạn hàng thương mại; nếu dành ưu đãi đặc biệt cho một nước nào đó thì cũng phải dành ưu đãi đó cho mọi thành viên khác của WTO. Đây là nguyên tắc quan trọng vào loại bậc nhất trong WTO – và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) tại các nước thành viên – theo [22] thì nguyên tắc đãi ngộ quốc gia quy định tại Điều III Hiệp định GATT, Điều 17 GATS và Điều 3 TRIPS, nguyên tắc này được hiểu là hàng hóa nhập khẩu, dịch vụ và quyền sở hữu trí tuệ nước ngoài phải được đối xử không kém thuận lợi hơn so với hàng hoá cùng loại trong nước. Sau khi gia nhập WTO, doanh nghiệp dệt Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ Hiệp định về hàng dệt may. Theo đó, thay vì phải chịu mức thuế suất nhập khẩu 15%-30% đối với các nước đang phát triển như hiện nay thì các doanh nghiệp được hưởng lợi từ những quy định về nhất thể hoá các sản phẩm dệt may và hệ thống thương mại đa biên nên không chịu sự hạn chế về số lượng từ 1/1/2005 đối với các nước thành viên WTO.

Ngoài ra, các DN Việt Nam được hưởng những ưu đãi thương mại cho một nước đang phát triển ở trình độ thấp. Với những lợi thế do WTO mang lại, các DN Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường mở rộng thị trường hàng hoá và dịch vụ.

Hội nhập kinh tế quốc tế còn là điều kiện để các DN đa dạng hoá thị trường tiêu thụ sản phẩm, như các DN xuất khẩu thuỷ - hải sản có thể mở rộng thị trường sang 148 nước thành viên WTO với thuế suất ưu đãi thay vì chỉ có thị trường truyền thống, thị trường khu vực như trước đây. Cùng với việc mở rộng thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện cho hàng hoá của các doanh nghiệp có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào thị trường các nước, mà trước hết là các nước trong khu vực. Hiện nay, trình độ phát triển của các nước là khác nhau, nguồn lực và trình độ phát triển khác nhau. Do vậy khi gia nhập vào một thị trường lớn, trình độ phát triển cao hơn nên kinh tế Việt Nam có nhiều cơ hội để tiếp thu kinh nghiệm và kỹ năng tiên tiến từ các nước này.

76 76

Hội nhập kinh tế đem lại cơ hội to lớn cho DN bán lẻ vừa và nhỏ khi xem xét đến tính đa dạng của các mặt hàng của DN bán lẻ vừa và nhỏ. Một cơ hội nữa mở ra cho các DN bán lẻ vừa và nhỏ khả năng khai thác thông tin thị trường và tiếp thị. Nhiều DN không có lợi thế về vốn nhưng nếu biết khai thác thông tin thị trường và Marketing thì vẫn có thể kinh doanh hiệu quả. Để làm điều này, bản thân các DN phải chủ động và đầu tư ban đầu, tuy nhiên cũng cần có sự can thiệp và dịch vụ hỗ trợ của Chính phủ.

Hai là, được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp. Việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương cũng như tham gia các tổ chức khu vực và thế giới sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế các doanh nghiệp Việt Nam. Các DN nói chung và các DNVVN nói riêng được đối xử bình đẳng, được tiếp cận thương mại bình đẳng như DN ở các nước thành viên khác theo nguyên tắc không phân biệt đối xử. Ngoài ra, khi có tranh chấp thương mại, các DN được sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết, nhờ đó mà hạn chế được sự chèn ép của các công ty hay chính phủ của các nước khác. Đây là cơ hội khá quan trọng đối với DN ở các nước đang phát triển nói chung và đặc biệt là với các DN bán lẻ vừa và nhỏ.

Ba là, các DN bán lẻ vừa và nhỏ được hưởng lợi từ việc thuận lợi hoá thương mại và đầu tư ngay trên sân nhà. Trong quá trình hội nhập kinh tế, nước ta phải thực hiện việc công khai hoá, minh bạch hoá các chính sách, thuận lợi thương mại và đầu tư, đáp ứng các yêu cầu công khai, minh bạch. Nhờ đó các DN bán lẻ vừa và nhỏ không chỉ thực hiện nhanh các thủ tục, tiếp cận nhanh các nguồn lực mà còn tiếp cận thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường. Việc tạo lập môi trường kinh doanh công khai, minh bạch và có thể dự đoán trước là điều hết sức quan trọng đối với các DN bán lẻ vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn lực, hoạch định chiến lược và tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

77 77

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng thêm các cơ hội kinh doanh cho DN. Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với tự do hoá thương mại và đầu tư có nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức: liên doanh, liên kết, ... Việc mở cửa nền kinh tế, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà kinh doanh bên ngoài. Như vậy, việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ tạo ra thị trường tiêu thụ hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước, tạo ra thị trường làm hàng hoá các DN trong nước.

Năm là, tạo điều kiện để các DN bán lẻ vừa và nhỏ tiếp thu công nghệ, khả năng quản lý. Quá trình hội nhập càng sâu thì cạnh tranh càng gay gắt nên đã tạo động lực để các DN đổi mới thiết bị, công nghệ để chiến thắng trong cạnh tranh. Tiếp theo thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ tiên tiến. Nhờ đó, trình độ công nghệ của các DN này ngày càng được nâng cao. Ngoài ra, các DN bán lẻ vừa và nhỏ có cơ hội tiếp cận công nghệ tiên tiến và có thể học hỏi được kinh nghiệm quản lý qua các nhà đầu tư nước ngoài và Việt Nam.

Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính năng động và hiệu quả của các DN. Trong điều kiện hội nhập, doanh nghiệp được đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để có thể tồn tại, các DN bán lẻ vừa và nhỏ không ngừng vươn lên, đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý... Môi trường cạnh tranh đã tạo cho DN sự năng động, sáng tạo hơn. Đồng thời, trong nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập, các DN kinh doanh có hiệu quả sẽ tồn tại và phát triển, còn các DN không hiệu quả sẽ bị loại bỏ.

Như vậy, quá trình hội nhập kinh tế không chỉ tạo ra môi trường cho các DN hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn mà còn tạo động lực thúc đẩy các DN kinh doanh có hiệu quả hơn.

3.1.1.2 Thách thức.

Thứ nhất, các DN bán lẻ vừa và nhỏ phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt của hàng hoá nhập khẩu. Việc cắt giảm thuế nhập khẩu, loại bỏ các hàng rào phi

78 78

thuế quan của các nước trong hiệp hội tham gia, đặc biệt là các loại hàng hoá có lợi thế cạnh tranh về giá và lợi thế về quy mô sẽ tràn vào Việt Nam. Trước xu thế tăng nhanh của hàng nhập khẩu, các DN này sẽ đối mặt với việc khôgn tiêu thụ được những hàng hoá vốn được bảo hộ từ trước đến giờ. Chính vì vậy lợi thế về cạnh tranh của DN sẽ gặp nhiều khó khăn và thách thức.

Thứ hai, DN bán lẻ vừa và nhỏ phải đối mặt với các DN nước ngoài có năng lực cạnh tranh cao hơn. Những DN này có lợi thế mạnh về tài chính, chất lượng, công nghệ, cách thức tiếp thị, kinh nghiệm quản lý. Như vậy những DN bán lẻ vừa và nhỏ không có năng lực canh tranh tốt bắt buộc phải giảm thị phần trên thị trường.

Như vậy quá trình hội nhập sâu hơn nữa của nền kinh tế sẽ làm cho các doanh nghiệp đứng trước nguy cơ cạnh tranh bị chèn ép, có thể mất thị phần, mất thị trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ. Ngoài ra còn bị cạnh tranh mạnh về thu hút yếu tố đầu vào: nhân lực, vốn, nguyên liệu... không thắng được trong cuộc cạnh tranh này thì sẽ xuất hiện nguy cơ doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển một cách bền vững.

Thứ ba, các DN bán lẻ vừa và nhỏ Việt Nam đối mặt với khó khăn là nền kinh tế với trình độ phát triển thấp, có sự chênh lệch về kinh tế với các nước trong khu vực và trên thế giới. Quá trình chuyển đổi trong quá trình hội nhập nền kinh tế diễn ra khá nhanh điều này yêu cầu sự ứng phó của các DN bán lẻ vừa và nhỏ cũng phải rất linh hoạt.

Bản thân các DN bán lẻ vừa và nhỏ cũng có những khó khăn và bất lợi . Do lịch sử phát triển của các DN bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam là không dài. Kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh không nhiều. Chất lượng và mẫu mã hàng hoá, hiểu biết về thị trường và cá kỹ năng thúc đẩy mở rộng thị trường còn yếu.

Thứ tư, DN bán lẻ vừa và nhỏ phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt trên thị trường. Thách thức và khó khăn to lớn nữa đó là việc hạn chế về nguồn nhân lực và nguồn tài chính

79 79

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 78)