1.2.1.1 Các nhân tố vĩ mô
- Điều kiện chính trị và môi trường luật pháp
Chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, ngược lại chính trị không ổn định sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Bên cạnh đó, doanh nghiệp hoạt động trong một nền kinh tế được điều chỉnh bởi hệ thống luật pháp, những quy định có thể là cơ hội và cũng có thể là những khó khăn cho doanh nghiệp, hệ thống pháp luật đầy đủ minh bạch sẽ tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, làm nền tảng, cơ sở hình thành một môi trường kinh doanh hấp dẫn.
23 23 - Các yếu tố về kinh tế.
+ Tốc độ tăng trưởng kinh tế của toàn bộ nền kinh tế: Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố hình thành và tác động vào cầu về hàng hóa, dịch vụ của doanh ngiệp. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, trong ngắn hạn đó là điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển, tuy nhiên trong dài hạn lại tiềm ẩn nhiều mối đe dọa từ các đối thủ tiềm ẩn. Ngược lại, khi tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp, sức ép cạnh tranh của đối thủ hiện tại trong ngành gia tăng.
+ Tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế: Một trong những tác động xấu của lạm phát đến nền kinh tế là lạm phát có thể gây ra những xáo trộn trong nền kinh tế, làm cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Trong dài hạn lạm phát sẽ làm cho đầu tư của doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều rủi ro, đầu tư bị thu hẹp và do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế sẽ bị ảnh hưởng, vì vậy lạm phát cao sẽ làm ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ lãi suất: Tỷ lệ lãi suất thấp và ổn định là điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại là yếu tố bất lợi cho doanh nghiệp. Lãi suất thị trường là yếu tố tác động rất lớn đến hoạt động tài chính của DN, ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư, đến chi phí sử dụng vốn và cơ hội huy động vốn. Mặt khác, lãi suất của thị trường còn ảnh hưởng gián tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh. Khi lãi suất thị trường tăng cao, thì người ta có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn tiêu dùng, điều đó hạn chế đến việc tiêu thụ sản phẩm. Đồng nghĩa với thị trường bị thu hẹp, bản thân hoạt động sản xuất kinh doanh bị đình trệ.
+ Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái luôn tác động trực tiếp đến các doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, như các doanh nghiệp tham gia vào xuất - nhập khẩu, các doanh nghiệp sử dụng đầu vào, tiêu thụ đầu vào hay tiêu thụ đầu ra ra nước ngoài.
+ Độ mở của nền kinh tế: Trong môi trường của nền kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh manh mẽ đến từ nhiều nền kinh tế sẽ thúc đẩy nỗ lực vươn lên của doanh nghiệp trong cạnh tranh ngày càng nhanh hơn, những thay dổi trong môi trường cạnh tranh quốc tế có thể tạo ra những nguy cơ, những cơ hội cho các
24 24
doanh nghiệp trong việc mở rộng hoạt đông của mình. Độ mở của nền kinh tế càng lớn thì khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng được hoàn thiện hơn.
- Cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ
Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm toàn bộ hệ thống cơ sở kỹ thuật của xã hội. Nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các chi phí đầu vào của doanh nghiệp, hay tác động trực tiếp đến sức cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp trong nội bộ nền kinh tế.
Khoa học công nghệ phát triển giúp các doanh nghiêp phân phối bán lẻ tiến hành các hoạt động giao dịch và thông tin thuận lợi hơn. Doanh nghiệp nào sử dụng hiệu quả những thành quả khoa học kỹ thuật sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh lớn trên thương trường.
- Nhân tố môi trường tự nhiên, văn hóa, xã hội và dân cư
Lợi thế tự nhiên là điều kiện khó có thể thay thế được, điều kiên tự nhiên thuân lợi là lợi thế lớn cho doanh nghiệp, ngược lại sẽ là khó khăn cho phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh điều kiện về tự nhiên là các điều kiện về văn hóa xã hội và dân số, nghiên cứu về văn hóa và dân số của một nên kinh tế cho ta thấy được xu hướng tiêu dùng của xã hội về sản phẩm hàng hóa và dịch vụ. Yếu tố dân số phần nào cho ta biết những thông tin để nghiên cứu và xác định cầu.
- Xu hướng toàn cầu hóa cạnh tranh và áp lực gia tăng
Xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế là tất yếu, cũng như là những yếu tố khác tác động năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, toàn cầu hóa mang lại nhiều áp lực như áp lực cạnh tranh tăng mạnh so nhiều đối thủ cạnh tranh hơn trong cùng một phân khúc thị trường, đối thủ cạnh tranh mạnh hơn, tính chất cạnh tranh ở mức độ cao hơn; bên cạnh mối đe dọa là những điều kiện thuận lợi, doanh nghiệp có điều kiện mở rộng thị trường, sẽ nhanh chóng tiếp thu được trình độ khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý.
1.2.1.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành - Tốc độ tăng trưởng ngành
25 25
các nhanh liên quan cũng tác động trực tiếp đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp theo hai hướng, vừa là yếu tố thuận lợi vừa là yếu tố không thuận lợi.
- Mức độ cạnh tranh trong nội bộ ngành
Để nghiên cứu mức độ cạnh tranh của một ngành, chúng ta sử dụng mô hình phân tích 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter - nhà quản trị chiến lược nổi tiếng của trường đại học Harvard trong cuốn sách "Competitive Strategy: Techniques Analyzing Industries and Competitors" đã đưa ra nhận định về các áp lực cạnh tranh trong mọi ngành sản xuất kinh doanh như ở dưới.
+ áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp
Các nhân tố ảnh hưởng đến áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp bao gồm: số lượng, quy mô của các nhà cung cấp, khả năng thay thế sản phẩm của nhà cung cấp và thông tin về nhà cung cấp.
Hình 1.2: Mô hình 5 áp lực canh tranh trong ngành
Trong tất cả các ngành, nhà cung cấp luôn gây ra áp lực cạnh tranh nhất định cho các doanh nghiệp và mức độ áp lực càng cao khi các nhà cung cấp có quy mô càng lớn, sự tập hợp và việc sở hữu các nguồn lực khan hiếm; sự gây áp lực sẽ giảm đi khi các nhà cung cấp là các nhà sản xuất nhỏ lẻ như nông dân, thợ thủ công…
+ áp lực từ khách hàng
Bao gồm áp lực khách hàng mua buôn, từ khách hàng mua lẻ, và từ các khách hàng mua khác.
Sự đe dọa của đối thủ tiềm ẩn
Cạnh tranh của các đối thủ cạnh trang đang hoạt động
trong ngành Sức ép từ người mua Sức ép từ nhà cung cấp
Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế
26 26 + áp lực từ đối thủ tiềm ẩn
Theo Michael Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành nhưng có thể gây ảnh hưởng tới ngành, tới doanh nghiệp trong tương lai không xa. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố của chính ngành đó cụ thể như: rào cản của ngành, sức hấp dẫn của ngành được phản ánh qua số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp tham gia trong ngành.
+ áp lực từ sản phẩm thay thế
Sản phẩm và dịch vụ thay thế được hiểu là sản phẩm và dịch vụ có thể thỏa mãn nhu cầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành, và áp lực cạnh tranh chủ yếu của sản phẩm thay thế là khả năng đáp ứng nhu cầu so với các sản phẩm trong ngành, bên cạnh đó còn có các nhân tố về giá cả, chất lượng, các yếu tố khác của môi trường như văn hóa, chính trị, công nghệ cũng gây ảnh hưởng tới sự đe dọa của sản phẩm thay thế. Khi nghiên cứu áp lực từ sản phẩm thay thế cần lưu ý đến tính bất ngờ, khó dự báo của sản phẩm thay thế và chi phí chuyển đổi khi sử dụng sản phẩm thay thế.
+ áp lực của nội bộ ngành
Chính các doanh nghiệp dang kinh doanh trong ngành cũng sẽ cạnh tranh trực tiếp với nhau tạo ra sức ép trở lại ngành, tạo một cường độ cạnh tranh lớn hơn. áp lực cạnh tranh của nội bộ ngành phụ thuộc vào tình trạng nhu cầu của ngành và cấu trúc ngành.
+ áp lực từ các bên liên quan
Về cơ vản thì trên đây chúng ta đã xem xét áp lực cạnh tranh đến ngành theo mô hình phân tích của M. Porter để phân tích cụ thể áp lực cạnh tranh, tuy nhiên trên thực tế chúng ta đều thấy ngoài các yếu tố đó ra còn có các yếu tố áp lực từ phía các bên liên quan như: từ Chính phủ, từ cộng đồng, từ các hiệp hội, từ các chủ nợ và nhà tài trợ, từ các cổ đông.