Thành tựu

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 73)

- Về số lượng doanh nghiệp: Số lượng doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ tăng nhanh qua các năm. Chứng tỏ thị trường bán lẻ ngày càng được mở rộng, đây cùng chính là thị trường tiềm năng cho việc tiêu thụ các sản phẩm trong tương lai. Thị trường kinh tế ngày càng phát triển và năng động hơn.

- Thị trường tiêu thụ của các DN bán lẻ vừa và nhỏ được mở rộng và phân bố trên khắp các địa phương. Môi trường kinh doanh được hoàn thiện hơn, giúp cho các doanh nghiệp được hoạt động và phát huy các nguồn lực tiềm năng sẵn có. Các chính sách, môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tế và đồng bộ về thể chế chính sách tạo ra cơ chế thông thoáng và hoạt động có hiệu quả cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ.

- Về hiệu quả sản xuất kinh doanh: Hiệu quả kinh doanh tăng nhanh qua các năm, được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu và doanh thu bán lẻ. Các DN bán lẻ vừa và nhỏ đặc biệt là trong khu vực kinh tế tư nhân trở thành khu vực kinh tế năng động nhất, tạo việc làm cho thị trường lao động mới, một trong những điều kiện then chốt để tăng thu nhập, việc làm trong thập kỷ tới, khi mà mỗi năm có hơn một triệu người tham gia thị trường lao động.

- Về địa điềm kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm, thị trường: Hình thành một thị trường chuyên nghiệp, địa điểm kinh doanh thuận tiện nên đây là điều kiện thuận lợi của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Hạ tầng giao thông cơ sở được Nhà nước chú trọng phát triển nên việc đưa sản phẩm tới người tiêu dùng không còn là khó khăn hàng đầu.

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam là nước có nền kinh tế phát triển nhanh thứ hai Châu á. Dự báo đến năm 2010, chi tiêu cho bán lẻ tại Việt Nam sẽ đạt tới 50 tỉ USD/năm. Điều đó có nghĩa là trong tương lai, các siêu thị, trung tâm

70 70

thương mại sẽ dần thay thế các chợ cóc và cửa hàng mặt phố như hiện nay.

Hình 2.6: Tốc độ tăng bán lẻ

(Nguồn số liệu: Tổng cục thống kê, năm 2008)

Ước tính năm 2007 tổng doanh thu bán lẻ đạt 44 tỷ USD, tăng 25% so với 2006, 11 tháng 2008 tăng trên 30,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Mặc dù hiện nay, hình thức kinh doanh truyền thống vẫn đang là nền tảng của thị trường kinh doanh bán lẻ (với 90% hàng hóa được lưu thông tại các chợ truyền thống và những cửa hàng mặt tiền), tuy nhiên, hình thức này cũng đang thay đổi: nếu như năm 1995, Việt Nam chỉ có 10 siêu thị và 2 trung tâm thương mại, thì năm 2007 đã có ít nhất 140 siêu thị/đại siêu thị, 20 trung tâm thương mại và gần một triệu mét vuông mặt bằng kinh doanh bán lẻ đang được đầu tư phát triển. Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại tăng nhanh chóng. Đến nay Vịệt Nam có 400 siêu thị, 60 trung tâm thương mại và gần 2.000 cửa hàng tiện ích. Dự kiến năm 2010 số siêu thị, trung tâm thương mại tăng lần lượt là 62,5% và 150%.

Sở dĩ có sự thay đổi nhanh chóng này là do cùng với tốc độ phát triển nhanh của nền kinh tế thì Việt Nam có khoảng 70% dân số hiện đang trong độ tuổi dưới 35, trong đó một số lượng lớn những công dân thành thị trẻ tuổi thu nhập cao và có thị hiếu ngày một sành điệu hơn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)