Tình hình sử dụng lao động trong các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 42)

Qua bảng 2.1 bên dưới, ta có thể thấy trình độ của người lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của DN, hay nói cách khác nó ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sử dụng nguồn lực lao động hợp lý cũng chính là thúc đẩy DN phát triển. Thuận lợi của các DN bán lẻ vừa và nhỏ trong việc sử dụng lao động chính là thị trường này rất đông đảo và phong phú. Lực lượng lao động trẻ tuổi và dồi dào, có khả năng tiếp thu kiến thức và công nghệ mới là nhanh. Ngoài ra, lực lượng này còn được phân bố rộng trên phạm vi cả nước. Do vậy, DN bán lẻ vừa và nhỏ biết tận dụng nguồn lực này một cách hiệu quả sẽ giúp cho DN ngày càng tăng trưởng và phát triển bền vững.

Bảng 2.1: Số lao động bình quân 1 doanh nghiệp

Tổng số lao động (người) Trong đó: lao động có trình độ (người) Tỷ lệ lao động có trình độ (%)

Chung cả địa bàn điều tra 21 7 35.5

Kinh doanh tổng hợp 55 16 28.9

Lương thực, thực phẩm, đồ uống 32 10 29.9

Hàng may mặc, túi xách, giày dép 34 7 19.9

Điện, điện tử 17 8 47.1

Đồ nội thất, đồ trang trí nội thất, đồ mỹ nghệ 14 4 31.3 Văn phòng phẩm, sách, thiết bị trường học 13 3 23.1

Thuốc tân dược, dụng cụ y tế 30 8 27.1

Vật liệu xây dựng 18 6 32.9

Phương tiện đi lại ( kể cả phụ tùng) 19 7 38.2

Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp 7 2 28.6

Xăng dầu các loại 28 12 42.9

Gas 46 10 21.7

39 39

Về lao động thì ta nhận thấy rằng trình độ học vấn và trình độ đào tạo nghề của lao động trong DN khá thấp. Để có một nhận định về vấn đề này thì có thể xem xét qua khảo sát 617 DN bán lẻ vừa và nhỏ của Viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Công thương (10/2007):

Lao động bình quân trong các DN bán lẻ vừa và nhỏ là 21 người/DN, trong đó lao động có trình độ lao động trung cấp trở lên là 7 người chiếm 33%. DN kinh doanh tổng hợp có số lao động bình quân cao nhất, DN kinh doanh điện, điện tử có tỷ lệ lao động bình quân thấp hơn mức trung nhưng lại có tỷ lệ lao động có trình độ cao là 41,7%. Mặt khác, các DN ở địa bàn Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có số lao động bình quân (18 người/DN), nhỏ hơn số lao động bình quân của các địa phương khác nhưng lại có tỷ lệ lao động cao hơn 39%.

Nguồn nhân lực trong các DN bản lẻ vừa và nhỏ của nước ta, phần lớn có nhược điểm: Thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu kiến thức về thị trường hiện đại, thiếu khả năng sử dụng ngoại ngữ, thiếu tính cộng đồng, chậm thay đổi tư duy với môi trường mới. Nhiều DN bán lẻ vừa và nhỏ kinh nghiệm còn hạn chế do đó chưa chú trọng tới việc đào tạo nhân lực, không có chiến lược nhân lực dài hạn. Lương công nhân không tăng theo kịp tốc độ tăng giá, nhiều DN chỉ trả lương là hết nghĩa vụ, mà không quan tâm đến các nhu cầu khác của người lao động, vì vậy công nhân không thực sự gắn bó với DN.

Tình hình trên dẫn đến hiện tượng một số lao động di chuyển từ các doanh nghiệp nhà nước sang các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp tư nhân có thu nhập cao hơn hoặc có môi trường làm việc tốt hơn.

Ngoài ra trong khu vực này thì số lượng giám đốc DN có trình độ học vấn cao cũng chiếm tỷ trọng thấp. Hiện nay, việc bồi dưỡng và đào tạo cho các chủ DN đã được quan tâm và nâng cao hơn. Tuy nhiên thực trạng này vẫn còn tồn tại và cần tiếp tục thực hiện trong thời gian tới.

40 40

2.3.2 Tình hình vốn, tài sản CSVCKT và trang thiết bị chủ yếu tại các doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ

Có thể nhận thấy DN bán lẻ vừa và nhỏ của Việt Nam với điểm xuất phát là nguồn vốn kinh doanh nhỏ nên đã tạo nên bất lợi cho loại hình này trong quá trình hoạt động SXKD. Cho nên trong quá trình hoạt động sẽ cần một lượng vốn bổ sung cho chính các DN bán lẻ vừa và nhỏ. Tuy nhiên, nếu nhìn một cách cụ thể thì DN có thể huy động nguồn vốn từ bên ngoài và bên trong. Nguồn vốn có thể huy động chính thức từ bên ngoài thông qua các nguồn như: từ ngân hàng và tổ chức tài chính tín dụng; từ chương trình hỗ trợ của Nhà nước, từ các chương trình hỗ trợ của dự án, từ thị trường chứng khoán... hoặc từ các nguồn tín dụng phi chính thức như: vay của người thân, của bạn bè... Mỗi hình thức có điểm mạnh và điểm yếu nhất định như đã phân tích tại phần lý luận chung. Mặt khác hiện tại đối với các nguồn vay chính thức yêu cầu DN phải có tài sản thế chấp hoặc có bảo lãnh thì mới có thể vay vốn nhất là đối với các khoản vay ưu đãi. Đối với nguồn huy động từ chứng khoán thì không phải DN nào có thể huy động được...

DN bán lẻ vừa và nhỏ với điểm mạnh là linh hoạt đáp ứng đối với sự thay đổi về mặt chính sách từ môi trường kinh doanh. Nhưng có điểm bất lợi là tài sản trong các DN này là giá trị nhỏ nên tỷ lệ khấu hao được tính vào chí phí là ít, không đủ sức để có thể đầu tư mở rộng cho các dự án lớn. Lợi nhuận của loại hình này không cao do vậy lợi nhuận để tái đầu tư ít. Việc trông chờ vào các khoản này là không thể.

Năng lực cạnh tranh của DN bán lẻ vừa và nhỏ được huy động từ chính nội lực bên trong của mình và từ các nhân tố bên ngoài. Tài sản và nguồn vốn của DN được huy động và sử dụng phù hợp sẽ có tác động kích thích doanh nghiệp ứng phó với những khó khăn trong nền kinh tế đầy biến động. Năng lực cạnh tranh của DN bán lẻ vừa và nhỏ sẽ được tăng cường để đối phó với tình trạng cạnh tranh trên thị trường đang rất khốc liệt. Theo số liệu nghiên cứu của Viện nghiên cứu thương mại - Bộ Công thương (2007) thì giá trị tài sản và nguồn vốn của DN bán lẻ vừa và nhỏ có giá trị không cao: Bình quân giá trị tài sản năm 2007 của các DN được điều tra là 11

41 41

tỷ đồng và bình quân tổng nguồn vốn tính đến 1/7/2007 là 12 tỷ. DN kinh doanh hàng đồ nội thất có mức bình quân về tài sản và nguồn vốn cao nhất (43,7 và 44,5 tỷ đồng) tiếp đến là DN kinh doanh xăng dầu (29,6 và 23,1 tỷ dồng), DN kinh doanh tổng hợp (18,8 và 18 tỷ đồng). Mức bình quân về tài sản và vốn thấp nhất là DN kinh doanh văn phòng phẩm, sách, thiết bị trường học (3,1 và 1,5 tỷ đồng); phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp (2,6 và 2,5 tỷ đồng). Mức bình quân về vốn cho 1 lao động cao nhất vẫn là kinh doanh hàng nội thất (3 tỷ) nhưng thấp nhất lại là DN kinh doanh hàng lương thực, thực phẩm (108 triệu).

Trong tổng số 450 DN trả lời điều tra có 268 DN có quyền sử dụng đất chiếm 59%; 252 DN bán lẻ phải thuê mặt bằng chiếm 56%; trong đó 172 hoàn toàn thuê mặt bằng chiếm 38%. Tại các thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ thuê mặt bằng là trên 70%, trong khi đó các địa bàn khu vực nông thôn tỷ lệ thuê là từ 20% đến 40%.

Bảng 2.2. Bình quân giá trị tài sản và nguồn vốn

Bình quân giá

trị tài sản (tr.đ)

Bình quân nguồn vốn (tr.đ)

Phân theo mặt hàng kinh doanh 11.099 12.173

Kinh doanh tổng hợp 18.796 17.997

Lương thực, thực phẩm và đồ uống 3.825 3.472

Hàng may mặc, túi xách, giày dép 9.578 54.814

Điện, điện tử 8.150 11.223

Đồ nội thất, VL trang trí nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ 43.716 44.504

Văn phòng phẩm, sách, thiết bị trường học 3.085 1.481

Thuốc tân dược, dụng cụ, thiết bị y tế 9.890 9.552

Vật liệu xây dựng 9.296 8.985

Phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) 7.912 4.539

Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp 2.652 2.545

42 42

Gas 20.878 18.421

(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)

Số điểm kinh doanh bình quân của 1 DN là 1,7 điểm, diện tích kinh doanh bán lẻ bình quân của 1 DN là 518 m2 và diện tích kinh doanh của 1 điểm bán lẻ là 305 m2. Đa số các DN đều kê khai con số về mặt bằng kinh doanh là tổng diện tích mặt bằng bao gồm cả chỗ làm việc, nơi chứa hàng và thậm chí cả sân để xe cho khách nên trên thực tế diện tích dành cho bán hàng là nhỏ hơn.

Tại Hà Nội số điểm kinh doanh bình quân của 1 doanh nghiệp là 1,3 điểm, diện tích kinh doanh bán lẻ bình quân của 1 DN là 198 m2 và diện tích kinh doanh của 1 điểm bán lẻ là 152 m2, tương tự thành phố Hồ Chí Minh là 1,4 - 283m2 và 202 m2. Như vậy, tại 2 thành phố này số điểm kinh doanh bình quân của 1 DN là 1,4 điểm, diện tích kinh doanh bán lẻ bình quân của 1 DN là 240 m2 và diện tích kinh doanh của 1 điểm bán lẻ là 170 m2, so với mức bình quân chung tỷ lệ về mặt bằng kinh doanh nhỏ hơn (0,45) còn nếu so với các địa phương khác thì chỉ bằng (0,23).

Theo mặt hàng kinh doanh thì DN kinh doanh tổng hợp có số điểm và diện tích kinh doanh bình quân lớn nhất với số điểm kinh doanh bình quân 1 DN là 3 và diện tích là 2.100m2, diện tích 1 điểm kinh doanh bình quân là 700m2. Tuy nhiên đối với các DN kinh doanh tổng hợp trong điều tra lại có sự chênh lệch khá lớn do có những CTCP thương mại lớn (thường là các DN thương mại nhà nước đã được cổ phần, nên được thừa hưởng mặt bằng lớn từ thời bao cấp) với số điểm kinh doanh lên đến 30 điểm và diện tích lên đến trên 25.000m2 còn lại các DN kinh doanh tổng hợp, bách hóa thì chỉ xấp xỉ mức bình quân chung.

Các mặt hàng thực phẩm, may mặc, túi xách, giày dép, văn phòng phẩm, thuốc chữa bệnh, điện tử có diện tích kinh doanh ở mức thấp bình quân dưới 200m2 một điểm kinh doanh, ngược lại các mặt hàng vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại, phân bón, thuốc trừ sâu, xăng dầu có mức bình quân cao hơn nhiều phù hợp với tính chất của loại hàng này.

43 43

Đánh giá về mặt bằng kinh doanh của doanh nghiệp : đa số các DN (trong tổng số 450 DN) cho rằng mặt bằng kinh doanh hiện tại là bình thường với 289 ý kiến chiếm 46,8%; 91 ý kiến cho là tốt chiếm 14,7%; 99 ý kiến cho là thiếu chiếm 16%, 16 ý kiến cho là rất thiếu chiếm 2,6% còn lại 138 doanh nghiệp không có ý kiến về mặt bằng kinh doanh hiện tại của mình. Tỷ lệ các doanh nghiệp cho rằng mặt bằng kinh doanh còn thiếu hoặc rất thiếu nhiều nhất là kinh doanh hàng nội thất 26%, hàng may mặc, giày dép 23%, vật liệu xây dựng 22%, điện tử 21%... DN kinh doanh mặt hàng xăng dầu có tỷ lệ hài lòng cao nhất với mặt bằng kinh doanh: 27,3% DN cho là tốt và 50% bình thường, kế đến là DN kinh doanh tổng hợp với 25,6% DN cho là tốt và 36% bình thường.

Đa số các DN bán lẻ này trả lời hài lòng với mặt bằng kinh doanh (46,8% bình thường,14,7% tốt) thường là ở các tỉnh hoặc ở ngoại thành, ở những nơi này việc thuê và mua mặt bằng phục vụ bán lẻ có phần dễ hơn. Những nơi trung tâm, nội thành nội thị có dung lượng thị trường bán lẻ lớn thì đều cho là thiếu và rất thiếu mặt bằng, hầu như các DN này không có nơi ngồi làm việc tử tế cho bộ phận văn phòng của DN, thường bộ phận này phải ngồi làm việc ở những nơi chật chội, thậm chí là ở những gác xép của cửa hàng, không có bãi để xe cho khách mua hàng, không có kho tàng để dự trữ hàng hoá mà phải đi thuê kho ở nơi khác xa các cửa hàng bán lẻ của mình, việc này đã làm tăng chi phí lưu thông, giảm khả năng cạnh tranh.

44 44

0% 20% 40% 60% 80% 100% Kinh doanh tổng hợp

Lương thực, thực phẩm Hàng may mặc, túi xách, giày dép Điện, điện tử Nội thất Vật phẩm văn hoá, giáo dục Thuốc chữa bệnh Vật liệu xây dựng Phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng) Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp Xăng dầu các loại Gas

Tốt Bình thường Thiếu Rất thiếu Không có ý kiến

Hình 2.1: Đánh giá về mặt bằng kinh doanh

(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007) Định hướng về mặt bằng của doanh nghiệp : nhiều DN có hướng mở rộng mặt bằng bằng cách mua hoặc thuê thêm địa điểm, cải tạo, nâng cấp kho, nhà xưởng thành địa điểm bán lẻ. Các DN mong muốn và phấn đấu mở rộng mặt bằng để kinh doanh, có bãi đỗ xe cho khách và tìm thuê địa điểm lâu dài để ổn định kinh doanh.

Hệ thống kho: Trong 450 DN có 240 DN có kho bảo quản với tổng số là 378 kho; tỷ lệ số kho đạt chuẩn là 59,5%. Tỷ lệ số DN có kho bảo quản cao nhất là kinh doanh phân bón thuốc trừ sâu 80% (trong đó có 20/44 kho đạt chuẩn chiếm 45% trong tổng số kho phân bón thuốc trừ sâu), xăng dầu có 65% doanh nghiệp có kho bảo quản (số kho đạt chuẩn 12/14 chiếm 85%), kinh doanh tổng hợp 40% doanh nghiệp có kho bảo quản (số kho đạt chuẩn 58/93 chiếm 62,3%), lương thực, thực phẩm 34% doanh nghiệp có kho bảo quản (số kho đạt chuẩn 7/8 chiếm 87%), hàng điện tử 33% doanh nghiệp có kho bảo quản (số kho đạt chuẩn 5/9 chiếm 51,5%), mặt hàng thuốc chữa bệnh kho đạt chuẩn là 100%.

45 45

Bảng 2.3. Kho bảo quản của doanh nghiệp

Số DN có kho bảo quản

Số kho bảo quản Đạt chuẩn Tỷ lệ(%) Chưa đạt lệ(%) Tỷ Tổng số 240 377 251 66.5 126 33.5 Kinh doanh tổng hợp 35 93 58 62.3 35 37.7 Lương thực, thực phẩm và đồ uống 8 8 7 87.1 1 12.9

Hàng may mặc, túi xách, giày dép

9 9 5 51.5 4 48.5

Điện, điện tử 57 75 50 66.5 25 33.5

Đồ nội thất , vật liệu trang trí nội thất, đồ gỗ mỹ nghệ

14 15 10 65.0 5 35.0

VPP, sách, TB trường học 7 8 6 69.0 2 31.0

Thuốc tân dược, dụng cụ, TB y tế

6 10 10 100.0

Vật liệu xây dựng 32 46 32 70.5 14 29.5

Phương tiện đi lại (kể cả phụ tùng)

9 11 9 77.8 2 22.2

Phân bón, thuốc trừ sâu, vật tư nông nghiệp

31 44 20 45.6 24 54.4

Xăng dầu các loại 14 28 24 86.0 4 14.0

Gas 5 16 10 60.0 6 40.0

Hàng hoá khác 13 14 11 81.5 3 18.5

(Nguồn số liệu: Số liệu điều tra Viện nghiên cứu thương mại, năm 2007)

Như vậy, có thể nói quá nửa số DN bán lẻ vừa và nhỏ chưa có kho bảo quản hàng hoá, và số kho đạt chuẩn thì còn thấp hơn nhiều. Với các DN có kho bảo quản thì DN kinh doanh thuốc chữa bệnh, hàng lương thực, thực phẩm, xăng dầu có tỷ lệ số kho đạt chuẩn khá tốt. Mặt hàng kinh doanh phân bón, thuốc trừ sâu có tỷ lệ số kho đạt chuẩn thấp cho thấy các DN kinh doanh mặt hàng này

46 46

chưa quan tâm đầu tư cho hệ thống bảo quản và chưa coi trọng yếu tố bảo vệ môi trường.

Cũng như tỷ lệ về mặt bằng kinh doanh, tỷ lệ DN có kho bảo quản, chứa hàng của 2 thành phố Hà Nội và TP.HCM cũng thấp hơn nhiều so với các địa phương khác trong địa bàn điều tra là 22% DN có kho bảo quản so với 55% DN có kho bảo quản ở các địa phương khác.

Trang bị phương tiện vận chuyển: Trong 450 DN thì 150 DN có xe vận tải chuyên dùng với tổng số lượng xe là 446 chiếc. Như vậy chỉ có 24% DN bán lẻ có xe vận tải chuyên dùng, bình quân 1 doanh nghiệp có 3 xe vận tải. Nguyên nhân có thể do quy mô của DN còn nhỏ, khả năng tài chính của DN còn hạn chế nên chưa có xe chuyên dùng, điều này làm ảnh hưởng đến công việc kinh doanh

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp bán lẻ vừa và nhỏ ở Việt Nam trong điều kiện gia nhập WTO (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)